Trường quốc tế AISVN cam kết hoàn trả, hoán đổi cổ phần tiền phụ huynh đóng góp
Chiều 17.1, tại hội trường Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, đông đảo sinh viên đã tham dự chương trình vinh danh học sinh, sinh viên, trao học bổng, quà và hỗ trợ vé xe về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Dịp này, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đã trao 62 học bổng (mỗi suất 2 – 3 triệu đồng) và 111 suất quà cùng vé xe về quê đón tết cho các sinh viên nghèo hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có gia đình vừa chịu ảnh hưởng nặng của những đợt bão lụt trong năm 2024. Tổng kinh phí học bổng, quà là 180 triệu đồng.Kinh phí cho hoạt động lần này được trích từ quỹ khuyến học của nhà trường và nguồn kinh phí vận động quyên góp từ doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, thầy cô giáo, nhà hảo tâm, các cựu sinh viên và sinh viên.Nhận được quà tết sớm, nhiều sinh viên xúc động, vui mừng khi bớt đi nỗi lo trong những ngày cận tết. Bùi Anh Duy (quê xã Lộc An, H.Phú Lộc, TP.Huế) là một trong số sinh viên được nhận học bổng đợt này. Duy có hoàn cảnh rất đặc biệt, là nhân vật trong bài viết "Cậu học trò nghèo vất vả mưu sinh, nuôi giấc mơ vào đại học" trên Báo Thanh Niên đăng ngày 10.7.2024. Ngoài giờ học, vì nhà nghèo, Duy phải đạp xe hàng chục cây số mỗi ngày để đi giao mắm, tìm nguồn thu nhập để chạy ăn từng bữa cho gia đình 8 thành viên. Công việc này cũng là hy vọng có thu nhập duy nhất để cậu học trò nghèo nuôi giấc mơ vào đại học lúc đó. Sau khi bài viết đăng tải, chàng trai nghị lực này đã được bạn đọc Báo Thanh Niên hỗ trợ hơn 40 triệu đồng.Gặp lại PV Thanh Niên, Duy vui sướng chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ của bạn đọc nên giờ đây đã thực hiện được ước mơ. Hiện Duy đang là sinh viên năm nhất ngành quản lý nhà nước, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế."Được sự giúp đỡ của các cô chú và nhà trường, em đã thực hiện được ước mơ của mình. Năm nay, được trường trao học bổng, em rất vui vì có thêm tiền để phụ giúp cho mẹ trong dịp tết", Duy thật thà kể. Nhận xét về Duy, thầy giáo Nguyễn Tường Du, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, bày tỏ sự cảm phục trước nghị lực của chàng sinh viên nghèo. "Ngoài là một sinh viên có thành tích học tập tốt, Duy còn là chàng trai năng nổ, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài trường. Suất học bổng lần này mà Duy giành được rất xứng đáng với những nỗ lực của em", thầy Du nói.Phát biểu tại buổi lễ, TS Phan Tuấn Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, chia sẻ những khó khăn của các bạn sinh viên. Hoạt động này thể hiện sự đồng hành, quan tâm chăm lo của toàn thể lãnh đạo nhà trường và xã hội đối với học sinh, sinh viên.Lễ hội ẩm thực hơn 100 món ngon ở Hội trường Thống Nhất có gì hấp dẫn?
Sáng 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị có đánh giá tổng thể vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội để tìm nguyên nhân.Ông đề nghị đoàn giám sát của Quốc hội rà soát xem nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, các cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm thế nào.Kế đó, theo ông Vinh là bụi xây dựng. Ông cho rằng, đô thị phát triển đương nhiên sẽ phát sinh bụi do xây dựng, song nên có kiểm soát. Cạnh đó là ô nhiễm do đốt các loại rác thải, vật liệu nông nghiệp. "Như ở Bắc Kinh của Trung Quốc, có thời gian ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi giải quyết bằng chuyển hết công nghiệp ra khu vực ngoại vi, tổ chức lại cây xanh, giờ đây Bắc Kinh có ai nói ô nhiễm nữa đâu", ông Vinh dẫn chứng.Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định thì lưu ý hoạt động giám sát cần phải có những kết quả cụ thể, kiến nghị chính sách mạnh mẽ để tạo chuyển biến trong vấn đề bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu này, ông đề nghị chú ý đặc thù của từng địa phương để có đề cương báo cáo, kế hoạch giám sát khác nhau. "Chẳng hạn như ở Hà Nội ô nhiễm không khí đang rất bức xúc thì giám sát tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí", ông Định nói.Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đoàn giám sát phải đặt mục tiêu xử lý dứt điểm những điểm nóng về môi trường ở các địa phương."Vấn đề lần giám sát này phải chỉ cho được mặt mạnh và hạn chế, có địa chỉ cụ thể chứ không nói chung chung, và đề xuất trách nhiệm của từng cơ quan ở T.Ư trong bảo vệ môi trường. Quốc hội cần sửa gì, Chính phủ cần sửa nghị định, thông tư nào, bộ ngành, địa phương dành kinh phía xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường thế nào…", Chủ tịch Quốc hội nêu.Dẫn chứng kinh nghiệm các quốc gia xung quanh như Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nói "chắc ta phải có biện pháp mạnh mẽ hơn"."Gần đây nhất, thành phố New York của Mỹ đã đánh thêm phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông. UBND TP.Hà Nội cũng đã có kế hoạch thực hiện việc này", ông Thành thông tin và nói thêm, mong qua lần giám sát lần này sẽ có có biện pháp mạnh mẽ hơn, gồm việc sửa đổi luật, nghị định của Chính phủ cũng như hành động quyết liệt của địa phương.Giám sát về bảo vệ môi trường là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm nay. Theo kế hoạch, đoàn giám sát sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm: TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Đà Nẵng, TP.Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, TP.Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng.Ngoài ra, đoàn giám sát cũng sẽ tổ chức làm việc với các bộ thuộc lĩnh vực: TN - MT, NN-PTNT, Xây dựng, GTVT, Tài chính, KH-ĐT, Công thương, Y tế. Cùng đó, làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Kết quả giám sát sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 10, cuối năm nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Mỹ Joe Biden
Đài NBC News đưa tin các tỉ phú công nghệ Elon Musk, Jeff Bezos và Mark Zuckerberg sẽ dự lễ nhậm chức vào ngày 20.1 của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.Dự kiến 3 CEO của các hãng Tesla, Amazon và Meta sẽ xuất hiện nổi bật tại sự kiện, ngồi cùng các nhân vật được đề cử vào nội các mới và những quan chức đắc cử khác.Công ty Amazon của ông Bezos và Meta của ông Zuckerberg nằm trong số những công ty đã quyên góp cho lễ nhậm chức của ông Trump, trong đó mỗi công ty quyên góp 1 triệu USD. Ông Musk, người đứng đầu các công ty Tesla, SpaceX và mạng xã hội X, đã chi hơn 250 triệu USD giúp ông Trump tranh cử vào tháng 11.2024.Theo xếp hạng trực tuyến của tạp chí Forbes, ông Musk có khối tài sản trị giá 417 tỉ USD và là người giàu nhất thế giới. Tiếp theo lần lượt là ông Bezos với 232 tỉ USD và ông Zuckerberg với 205,5 tỉ USD.Liên quan chính sách của ông Trump, vị tổng thống đắc cử cho biết ông sẽ lập một cơ quan chính phủ mới, được gọi là Cơ quan Doanh thu bên ngoài, nhằm thu thuế và mọi nguồn thu từ các nguồn nước ngoài, khi ông chuẩn bị áp dụng thuế nhập khẩu mới.Trong bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump cho biết cơ quan mới sẽ thành lập ngay vào ngày 20.1 khi ông nhậm chức. Ông cho rằng người dân và doanh nghiệp Mỹ đã bị Sở Thuế vụ thu thuế suốt thời gian dài qua, trong khi các nước ngoài đang hưởng lợi khi kinh doanh với Mỹ.Ông viết: "Thông qua các hiệp định thương mại yếu kém và thảm hại, nền kinh tế Mỹ đã mang lại tăng trưởng và thịnh vượng cho thế giới, trong khi tự đánh thuế mình. Đã đến lúc điều đó phải thay đổi".Ông so sánh cơ quan mới đề xuất với Sở thuế vụ, và nước Mỹ "sẽ bắt đầu tính phí những kẻ làm ra tiền nhờ thương mại với Mỹ, và họ sẽ bắt đầu trả tiền".Theo hãng tin AP, cần có đạo luật ở Quốc hội Mỹ để lập một cơ quan liên bang mới.Hơn nữa, các chức năng của Cơ quan Doanh thu bên ngoài mà ông Trump đề xuất - gồm thu thuế và doanh thu từ các nước khác - hiện đã có Bộ Thương mại và cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ đảm trách.Người phát ngôn nhóm tiếp nhận quyền lực của Trump chưa đưa ra bình luận nào để làm rõ tuyên bố của ông Trump hoặc giải thích cách thức hoạt động của cơ quan mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày như bước đầu tiên hướng tới một giải pháp rộng rãi hơn cho cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn 3 năm qua.Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với Tổng thống Trump hôm 18.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từ chối ngừng bắn hoàn toàn, nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào như thế sẽ phụ thuộc vào việc phương Tây ngừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine.Theo Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tạm dừng tấn công vào các mục tiêu năng lượng của Ukraine trong 30 ngày. Ông Zelensky đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn nhắm vào cơ sở năng lượng được đề xuất nhưng cho hay ông cần thêm "chi tiết" từ Mỹ.Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin hôm 18.3, đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff nói với Kênh Fox News rằng các cuộc đàm phán với Nga về xung đột Nga- Ukraine sẽ diễn ra tại thành phố Jeddah của Ả Rập Xê Út vào ngày 23.3.Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau cuộc điện đàm nói trên, tiếng nổ xuất hiện và còi báo động không kích hú lên ở Ukraine, theo AFP.Tổng thống Zelensky hôm nay 19.3 nói rằng "đã có những cuộc tấn công, cụ thể là vào cơ sở hạ tầng dân sự", trong đó có một bệnh viện ở tỉnh Sumy của Ukraine. "Những cuộc tấn công ban đêm kiểu này của Nga đã phá hủy ngành năng lượng, cơ sở hạ tầng và cuộc sống bình thường của người dân Ukraine. Hôm nay, ông Putin đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn hoàn toàn", ông Zelensky nói.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với cáo buộc mới của Ukraine.Ông Zelensky đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn hoàn toàn trong các cuộc đàm phán tại Ả Rập Xê Út trong tuần trước, và chỉ trích Nga không sẵn sàng trong việc đạt được thỏa thuận. "Họ chưa sẵn sàng chấm dứt cuộc chiến này, và chúng tôi có thể thấy điều đó", ông Zelensky nhấn mạnh.Mặt khác, ông Zelensky đã tuyên bố quân đội Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu ở tỉnh Kursk của Nga "miễn là chúng tôi cần", sau nhiều ngày Nga tiến quân mạnh vào khu vực bị lực lượng của Kyiv kiểm soát một phần vào năm ngoái.Trong khi đó, Reuters hôm nay đưa tin chính quyền vùng Krasnodar thuộc Nga cáo buộc rằng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây ra đám cháy nhỏ tại một kho dầu gần làng Kavkazskaya. Không có ai bị thương trong vụ cháy lan rộng trên diện tích 20 m2, nhưng 30 nhân viên đã được sơ tán, theo chính quyền khu vực thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram.Phía Ukraine chưa bình luận thông tin Nga đưa ra.
Mẹo Copy/Paste văn bản giữa iPhone và PC
Truyền thông Thái Lan đưa tin, theo đề xuất của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) lên Tổng cục TDTT Thái Lan (SAT), quốc gia chủ nhà của SEA Games 33 muốn dành nội dung bóng đá nam cho các cầu thủ trong lứa tuổi 22. Ngoài ra, cũng theo đề xuất này, những cầu thủ ngoài 22 tuổi sẽ không được bổ sung cho các đội bóng đá nam tham dự đại hội thể thao Đông Nam Á. Sở dĩ Thái Lan muốn độ tuổi dự SEA Games 33 là lứa U.22, với mục đích đón đầu giải bóng đá U.23 châu Á năm 2026. Cần biết rằng độ tuổi tham dự nội dung bóng đá nam tại các kỳ SEA Games không hề giống nhau. Ví dụ như tại SEA Games 30 năm 2019 (được tổ chức tại Philippines) và SEA Games 31 năm 2022 (được tổ chức tại Việt Nam), độ tuổi quy định là U.23, đồng thời mỗi đội được bổ sung thêm 3 cầu thủ ngoài 23 tuổi. Nhưng đến SEA Games 32 năm 2023 được tổ chức tại Campuchia, các đội không được bổ sung những cầu thủ quá tuổi 23. Thông thường, hội đồng thể thao Đông Nam Á sẽ thông qua điều lệ các môn và các nội dung thi đấu tại SEA Games, sau khi tham khảo ý kiến của các Ủy ban Olympic của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, theo thông lệ, tiếng nói của các nước chủ nhà của từng kỳ đại hội rất quan trọng ở những cuộc họp đồng thể thao khu vực. Chính vì thế, một khi phía chủ nhà Thái Lan đề xuất phương án sử dụng lực lượng U.22 thi đấu tại SEA Games 33, các đội bóng ở Đông Nam Á có thể bắt đầu tính toán lực lượng theo lứa tuổi trên.Việt Nam và Indonesia có sẵn lực lượng phù hợp Indonesia sẽ có lợi với đề xuất của FAT và SAT, vì Indonesia gần như sử dụng lực lượng U22 tham dự AFF Cup 2024. 22/24 cầu thủ Indonesia dự giải vô địch bóng đá Đông Nam Á nằm trong độ tuổi vừa nêu. Coi như các cầu thủ trẻ thuộc xứ sở vạn đảo đã có đợt "thử lửa" quan trọng trước SEA Games 33.Về phía bóng đá Việt Nam, cho dù lực lượng U.22 hay U.23 được quyền tham dự kỳ SEA Games sắp tới, chúng ta hầu như không thay đổi đáng kể sức mạnh. Hầu hết các cầu thủ trẻ tốt nhất của bóng đá Việt Nam đang ở độ tuổi 22, như thủ môn Trần Trung Kiên, Đoàn Huy Hoàng (cùng 22 tuổi), Cao Văn Bình (21 tuổi), hậu vệ Lê Nguyên Hoàng, Nguyễn Mạnh Hưng, Nguyễn Bảo Long (20 tuổi), Nguyễn Hồng Phúc, Hồ Văn Cường (22 tuổi), tiền vệ Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Phi Hoàng (cùng 22 tuổi), tiền đạo Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Thanh Nhàn, Trần Ngọc Sơn (cùng 22 tuổi), Nguyễn Đình Bắc (21 tuổi)…Chỉ có một ít gương mặt bị loại khá đáng tiếc, nếu độ tuổi tham dự SEA Games 33 là U.22, thay vì U.23, đáng kể nhất trong số này là thủ môn Nguyễn Văn Việt (23 tuổi, đang khoác áo CLB SLNA).Với lực lượng nói trên, đội tuyển U22 Việt Nam đủ sức cạnh tranh HCV nội dung bóng đá nam tại đại hội thể thao Đông Nam Á trong năm nay. Điều đáng chú ý là lực lượng U22 Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Những Trung Kiên, Vĩ Hào, Khuất Văn Khang, Thái Sơn, Văn Trường, Đình Bắc, Quốc Việt đã được khoác áo đội tuyển Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau. Trong khi đó, Đức Việt, Thanh Nhàn, Văn Bình, Nguyên Hoàng, Mạnh Hưng từng dự vòng chung kết (VCK) U.20 châu Á năm 2023, hoặc dự VCK U.23 châu Á năm 2024. So về chất lượng chuyên môn lẫn kinh nghiệm thi đấu quốc tế, các cầu thủ trẻ của bóng đá Việt Nam hiện nay không hề thua kém các cầu thủ cùng trang lứa trong khu vực.