Saint Petersburg thúc đẩy khai thác tiềm năng hợp tác với TP.HCM
Lễ ký kết hợp tác diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Indonesia, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên cũng như giữa hai quốc gia. Hợp đồng khung giữa FPT và KMP Aryadhana có trị giá 67 triệu USD với thời hạn 5 năm, tập trung vào việc triển khai thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị doanh nghiệp) của KMP Aryadhana trong các lĩnh vực quan trọng như quản lý rác thải, giáo dục số, giáo dục hợp tác và nông nghiệp số nhằm đảm bảo chương trình an ninh lương thực. Hợp tác sẽ phát huy các thế mạnh của FPT về trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, Internet vạn vật và điện toán đám mây, từ đó thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực thuộc khuôn khổ ESG và giáo dục.Chuyển đổi số đóng vai trò then chốt, góp phần tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của KMP Aryadhana tại tỉnh Yogyakarta, đồng thời đẩy mạnh phát triển bền vững trong các lĩnh vực trọng yếu. Những nỗ lực này được kỳ vọng sẽ củng cố vị thế là trung tâm văn hóa, giáo dục hàng đầu của tỉnh này tại Indonesia. KMP Aryadhana và FPT dự kiến sẽ thành lập một phòng nghiên cứu AI và triển khai các sáng kiến chuyển đổi số trong giáo dục và thực hành ESG không chỉ tại Yogyakarta mà còn nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc cũng như toàn cầu.Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT chia sẻ: “Là nền kinh tế năng động với tầm nhìn đổi mới sáng tạo, Indonesia đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của FPT tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác với thương xã KMP Aryadhana không chỉ góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh về công nghệ mới, đặc biệt là AI của FPT trên quy mô toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng sẽ cùng với thương xã KMP Aryadhana góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của Indonesia trong các lĩnh vực trọng yếu như quản lý rác thải, giáo dục số, quản lý tài nguyên rừng và nông nghiệp số”.Nói về sự hợp tác này, GS-TS Ahmad Subagyo, Chủ tịch KMP Aryadhana, chia sẻ KMP Aryadhana rất hân hạnh nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ FPT, không chỉ về chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ mà còn ở tầm nhìn quốc tế, giúp đưa các chương trình ESG của KMP Aryadhana vươn tầm thế giới.Lan tỏa trên mạng xã hội: Cụ ông 90 tuổi check-in 'nóc nhà Đông Dương'
Khai thác bệnh sử, người nhà cho biết, sau té bé P. khóc, tỉnh, không nôn ói, không co giật. Qua hôm sau, người nhà phát hiện bé bị sưng cổ, ngực, đi khám và nhập bệnh viện địa phương. Tại đây ghi nhận trẻ đừ, môi tím, khó thở, SPO2 85% được đặt nội khí quản, thở máy, chụp CT scan đầu ngực bụng ghi nhận tràn khí dưới da vùng bụng, hông, lưng, ngực, cổ hai bên, xẹp thùy trên phổi 2 bên và thùy giữa phổi. Bác sĩ kết luận theo dõi vỡ khí quản, tràn khí trung thất - gãy xương sườn. Trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).Ngày 7.3, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) cho biết, bé P. được hội chẩn các chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng, hồi sức ngoại, gây mê hồi sức chẩn đoán vỡ khí quản, gãy xương sườn, thống nhất xử trí mở ngực phẫu thuật tạo hình khí quản, nội soi phế quản kết hợp khi mổ. Các bác sĩ nhận định đây là tình trạng chấn thương vỡ khí quản hiếm gặp ở trẻ emTrong quá trình phẫu thuật, bệnh nhi được đặt nằm nghiêng trái 90 độ, ê kíp cắt lọc lỗ thủng khâu lỗ thủng, đưa ống nội khí quản qua vị trí thủng bơm rửa khoang màng phổi phải, đặt dẫn lưu màng phổi, băng vết mổ...Sau đó trẻ được chuyển khoa Hồi sức ngoại điều trị với các phương pháp hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, dịch truyền, thuốc giảm đau an thần, điều chỉnh điện giải toan kiềm. Kết quả sau gần 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện, dần hết tràn khí trung thất, dưới da, được cai máy thở, rút ống dẫn lưu màng phổi. Trẻ tỉnh táo thở khí trời. Qua trường hợp này, bác sĩ Tiến lưu ý phụ huynh luôn trông giữ trẻ dưới 3 tuổi, vì ở lứa tuổi này, trẻ thường tìm hiểu thế giới xung quanh như bò trèo, sờ mó vật lạ, bóc vật lạ bỏ vào miệng,… dẫn đến các tai nạn đáng tiếc như phỏng, điện giật, ngộ độc do uống nhầm, ăn nhầm hóa chất, thuốc, chấn thương té ngã,…
Sao băng đã rớt, ngọn lửa vẫn rực
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Bác sĩ Công cho biết kết quả các xét nghiệm tầm soát cho thấy tinh hoàn của bệnh nhân đang bị tổn thương khá nặng nên khả năng tìm thấy tinh trùng bằng xuất tinh tự nhiên là rất thấp. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật vi phẫu tìm tinh trùng (MicroTESE) nhằm trích tinh trùng từ những ống sinh tinh chưa bị tổn thương.
Làm gì để được du học New Zealand miễn phí?
Máy bay của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines va vào máy bay hãng Delta Air Lines của Mỹ tại sân bay quốc tế Seattle-Tacoma (SEA). Vụ việc hai máy bay đâm nhau xảy ra vào khoảng 10 giờ 17 sáng thứ tư theo giờ Seattle (ngày 5.2 giờ Mỹ), giữa phòng chờ S và nhà chứa máy bay bảo trì sân bay phía nam.Chiếc máy bay của Japan Airlines đang gặp nguy hiểm khi đâm vào phần đuôi của máy bay Mỹ đang đậu. Các hoạt động cứu hỏa, cảnh sát và nhân viên của sân bay Seattle đã ngay lập tức có mặt tại hiện trường."Không có thương tích nào được báo cáo vào thời điểm này. SEA đang làm việc với cả hai hãng hàng không để đưa hành khách ra khỏi máy bay một cách an toàn và đưa họ đến nhà ga", sân bay cho biết trong một tuyên bố, theo news.com.au."Có tác động tối thiểu đến hoạt động của sân bay vì sự cố này xảy ra trên đường băng. Hành khách được khuyến khích kiểm tra với hãng hàng không của họ nếu họ bay hôm nay", hãng lên tiếng.Một hành khách đã quay video cho thấy cánh trái của máy bay Nhật Bản cắt đứt một nửa phần đuôi máy bay Delta. "Chúng tôi đang ngồi trên đường băng và một chiếc máy bay khác đâm vào chúng tôi, tình cờ cắt vào đuôi máy bay. Rất đáng sợ", hành khách chia sẻ.Trong đoạn phim khác, có thể thấy cảnh hành khách bước xuống chuyến bay của Japan Airlines trên đường băng sau đó được đưa lên các xe buýt.Vụ việc xảy ra chưa đầy một tuần sau khi một chiếc máy bay của American Airlines đâm vào một chiếc Black Hawk khi đang hạ cánh ở Washington DC và lao xuống sông Potomac gần sân bay quốc gia Ronald Reagan Washington.Thảm kịch khiến tất cả những người liên quan thiệt mạng và toàn bộ 67 thi thể hiện đã được vớt lên từ dòng sông.Đây là vụ tai nạn hàng không nguy hiểm nhất ở Mỹ kể từ tháng 11 năm 2001, khi 260 người thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay của American Airlines lao xuống khu phố Queens.Một thảm kịch khác xảy ra vào thứ sáu tuần trước khi một chiếc máy bay y tế rơi xuống khu dân cư đông đúc ở Philadelphia khiến cả 6 người trên máy bay, 1 người trên mặt đất và 24 người khác bị thương.