Chờ đợi du lịch bùng nổ
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng giao lưu với những người trẻ giỏi giang, tràn đầy nhiệt huyết đó tại chương trình giao lưu trực tuyến "Tuổi trẻ Việt Nam – Những câu chuyện đẹp" với chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam xung kích, sáng tạo, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới" do T.Ư Đoàn chỉ đạo triển khai, Báo Thanh Niên tổ chức thực hiện.Chương trình sẽ được phát trực tuyến vào lúc 14 giờ tại địa chỉ thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube của Báo Thanh Niên; Cổng thông tin điện tử T.Ư Đoàn, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn.Đó là PGS.TS Vòng Bính Long, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM; nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM; Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, đạt giải thưởng Khoa học công nghệ "Quả Cầu Vàng". Anh Long đã dành trọn thanh xuân của mình để cống hiến cho cộng đồng thông qua các công trình nghiên cứu của mình.Tại chương trình, anh Long sẽ kể về niềm đam mê nghiên cứu cũng như cơ duyên đưa anh đến với các công trình nghiên cứu khoa học. Anh cũng sẽ chỉ ra những khó khăn mà người trẻ có thể gặp phải khi đến với con đường nghiên cứu khoa học, cùng với đó là những kinh nghiệm, bí quyết để vượt qua. Đồng thời, nhiều sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, ấp ủ mơ ước trở thành nhà khoa học tương lai, họ mong được PGS.TS Vòng Bính Long truyền cảm hứng. Tại chương trình anh Long cũng sẽ có những chia sẻ truyền cảm hứng cho thanh niên, sinh viên trên con đường nghiên cứu khoa học.Chúng ta cũng sẽ được giao lưu với bác sĩ Hà Thanh Đạt, Phó chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ Đạt sẽ có những nhìn nhận về tính "xung kích" và "sáng tạo" trong đội ngũ bác sĩ trẻ hiện nay. Bên cạnh đó là những đóng góp sáng tạo của đội ngũ y bác sĩ trẻ trong việc phát triển những ứng dụng công nghệ cao đưa nền y học nước nhà bước vào kỷ nguyên mới…Chương trình còn có sự tham gia của Phạm Ngọc Quý, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Quý sẽ kể cho chúng ta về hành trình dãi nắng dầm mưa, xung kích với các chiến dịch thanh niên tình nguyện trong suốt quãng đời sinh viên của mình. Nổi bật nhất có thể nhắc đến công trình đi tìm nguồn nước và kéo nước sạch từ trên đầu nguồn về cho người dân vùng khát ở H.Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Và Quý là chỉ huy trưởng của chiến dịch này.Để thực hiện được công trình này, Quý cùng đội sinh viên tình nguyện của trường đã phải băng rừng, lội suối, mở đường để kéo ống từ trên đầu nguồn ở Vực Tròn cho nước tự chảy về tận nhà của từng hộ dân. Một vấn đề nan giải và đầy trăn trở của chính quyền địa phương bao nhiêu năm nay, nhưng với sức trẻ và sự quyết tâm cao độ, sinh viên tình nguyện đã mang được nguồn nước hạnh phúc về cho người dân vùng khát.Đồng thời, Quý cũng sẽ có những chia sẻ về dự án tiếp tục cống hiến cho cộng đồng trong thời gian sắp tới.Ý tưởng liên thủ mới
Ngày 24.1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03) Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Hồng Thiết (42 tuổi), Hoàng Mạnh Cường (32 tuổi, cùng quê tỉnh Yên Bái), Huỳnh Ngọc Cẩm Như (33 tuổi, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM), Nguyễn Thị Hồng Loan (30 tuổi, quê tỉnh Lào Cai) và Nguyễn Hoàng Yến Trang (30 tuổi, quê An Giang) để điều tra về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.Trước đó, ngày 25.12.2024, PC03 phối hợp Công an H.Hóc Môn phát hiện thùng container trên xe đầu kéo, dừng trước nhà kho trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng có biểu hiện nghi vấn nên kiểm tra.Qua đó, công an phát hiện bên trong là hàng hóa nhập lậu gồm thực phẩm, dung dịch tẩy rửa, phụ gia thực phẩm, Pin Lithium Ion, khí N20, tủ lạnh... ước tính trị giá hàng tỉ đồng, không khai báo hải quan.Kết quả mở rộng điều tra cho thấy, thùng container nói trên trước đó được Công ty TNHH Hoa Ban Mai khai báo nhập khẩu, theo tờ khai hải quan số 106824900600/A11 ngày 24.12.2024.Quá trình điều tra, công an phát hiện đây là đường dây vận chuyển trái phép hàng hóa do Phạm Hồng Thiết cầm đầu. Thiết tổ chức, thành lập các công ty ma, thực hiện khai báo gian dối, nhập khẩu trái phép hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam để tiêu thụ.Hiện vụ việc đang được Công an TP.HCM mở rộng điều tra, làm rõ.
Độc đáo bộ sưu tập thời trang bằng mứt tết của nhà thiết kế trẻ miền Tây
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
NSƯT Đỗ Kỷ chia sẻ vợ chồng ông đến với nhau rất bình thường, không có gì quá đặc biệt. Bởi lúc trẻ, họ học cùng trường phổ thông rồi sau đó học cùng lớp ở Nhà hát Kịch Việt Nam. Từ mối quan hệ công việc, bạn bè, ông và NSND Lan Hương dần quý mến và nảy sinh tình cảm một cách tự nhiên. "Khi bắt đầu vào lớp Nhà hát kịch Việt Nam, cả hai chỉ mới 17 tuổi. Hằng ngày cả hai đi học cùng một tuyến đường, có hôm hẹn nhau đi cùng, mình đèo bạn đi đến nhà hát, học xong lại đèo nhau về. Việc cả hai đến với nhau và nảy sinh tình cảm qua công việc, qua cuộc sống hằng ngày. Chứ để như các cặp trẻ bây giờ, ngày yêu nhau, ngày tỏ tình chính thức thì không thể nhớ được", nam nghệ sĩ cho hay.Quen nhau từ năm 1978 nhưng mãi đến năm 1987, nghệ sĩ Đỗ Kỷ và Lan Hương mới tổ chức đám cưới. NSND Lan Hương hài hước chia sẻ: "Vì thấy các bạn trong lớp cưới hết, cả hai nghĩ có khi mình phải lấy nhau thôi chứ không là ế đến nơi. Cả hai nói thế rồi cưới thôi". Sau khi kết hôn, NSND Lan Hương ở chung với gia đình nhà chồng, cùng trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn, thiếu thốn. NSND Đỗ Kỷ kể: "Thời ấy, chúng tôi sống trong căn nhà chừng mười mấy mét vuông, được nhà nước cấp ngày xưa. Giai đoạn đó có thể xem là lúc khó khăn nhất với tôi. Bố thì mất từ năm 1980, mẹ thì bị tai biến, công việc của tôi lại không ổn định, thu nhập hầu như không có, chỉ trông vào tiền diễn và tiền lương từ nhà hát. Vợ chồng phải làm thêm nhiều công việc khác. Hương thì làm công việc may vá, tôi cũng mua máy vắt sổ, rồi phụ đơm cúc. Một ngày đạp máy vắt sổ được 5.000 đồng, mua miếng sườn mất 1.000 đồng để ninh xương khuấy bột cho con. Từ cục xương ấy, chúng tôi lại bỏ thêm nước vào, cho mắm muối vào làm canh hai vợ chồng ăn qua bữa".Tiếp lời, NSND Lan Hương bộc bạch: "Giai đoạn đó rất vất vả, nếu ai từng trải qua thì chắc mọi người không bao giờ quên. Tôi còn nhớ mình sống trong căn nhà nhỏ, bà bị bệnh nên ở một giường riêng. Ba anh lớn cũng đã lấy vợ, các anh chị ở mỗi người một góc, anh Kỷ là út nên lấy sau cùng. Chúng tôi từng phải ngồi vót từng đôi đũa, hứng từng giọt nước dột trên mái nhà. Dù khó khăn nhưng ai cũng sống rất vui vẻ, hồ hởi, mọi người bắt đầu bươn chải để vượt qua. Cũng vì sống trong tháng ngày ấy nên ai cũng được rèn luyện kỹ năng, đồ đạc hỏng là đều biết sửa ngay".Chia sẻ về bí quyết hôn nhân, NSƯT Đỗ Kỷ cho biết họ sống trong gia đình có nhiều thế hệ nên điều quan trọng nhất là phải biết nhìn nhau, nghe nhau. Ông cho biết khi mẹ, anh chị, con cháu có những thay đổi bất thường trong cuộc sống là nhận ra ngay. Theo nam nghệ sĩ, phải có sự quan tâm thì mới phát hiện ra rồi biết điều chỉnh. NSND Lan Hương nói thêm, khi mới cưới nhau, cả hai ở với mẹ chồng. Sau khi bà qua đời, vợ chồng lại về ở với ông bà ngoại. Diễn viên Sống chung với mẹ chồng tâm sự dĩ nhiên vợ chồng sẽ có lúc giận dỗi, chưa hài lòng về nhau. Nhưng cả hai luôn cố gắng kiềm chế, không bao giờ để cho bố mẹ biết. Nữ nghệ sĩ bày tỏ: "Ví dụ khi ở nhà chồng, có lúc tôi cảm thấy bức bối quá thì lấy xe đạp chạy về nhà mẹ. Vào nhà, tôi vẫn tỏ ra bình thường, bảo về thăm mẹ chứ không kể bất cứ điều gì. Ngồi một lúc cho hạ hỏa, tôi lại đạp xe về. Mình phải kiểm soát cảm xúc để không nói, không làm tổn thương người khác. Anh Kỷ cũng thế, có lúc anh rất bực với tôi nhưng khi vào ăn cơm, anh lại ngồi thản nhiên, nói chuyện như chưa có chuyện gì xảy ra. Bởi khi bố mẹ nhìn thấy các con không được hạnh phúc thì sẽ rất buồn. Sao mình lại bắt ông bà phải nghe những cuộc giận dỗi của con cái. Chúng tôi luôn cố gắng không để bố mẹ buồn, từ mục đích đó tạo thành thói quen. Tôi nghĩ ai cũng có khuyết điểm, vợ chồng sẽ có lúc bực tức về nhau. Đôi khi mình phải chấp nhận chuyện để người kia sai rồi tự nhận ra cái sai của mình, từ đó mới hiểu ra vấn đề".
Trồng hàng chục ngàn cây xanh trên đèo Măng Đen
Theo chuyên trang quân sự The War Zone, truyền thông Algeria tiết lộ các phi công Algeria đang được huấn luyện tại Nga để có thể tiêm kích và Algeria có thể nhận được những chiếc Su-57 xuất khẩu đầu tiên vào cuối năm nay. Giá trị đơn hàng và số lượng tiêm kích chuyển giao không được tiết lộ. Tập đoàn quốc phòng Rosoboronexport của Nga hôm 10.2 cho biết một đối tác nước ngoài sẽ nhận tiêm kích Su-57 trong năm nay. Chiếc tiêm kích thế hệ 5 của Nga cũng được giới thiệu tại triển lãm hàng không Ấn Độ diễn ra từ đầu tuần này. Giới chức Nga chưa bình luận về thông tin sẽ xuất khẩu Su-57 cho Algeria.Một số nguồn tin cho hay Algeria có thể nhận 6 chiếc Su-57 đầu tiên, song thông tin này chưa được xác thực. Trong khi đó, tốc độ sản xuất loại máy bay này cũng bị đặt dấu hỏi. Không quân Nga nhận ít nhất 6 chiếc Su-57 vào năm 2022, hơn 10 chiếc vào năm 2023 và chỉ khoảng 2 hoặc 3 chiếc vào năm ngoái, theo The War Zone. Các lệnh cấm vận Nga cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng lực sản xuất Su-57.Phiên bản xuất khẩu Su-57E được giới quân sự dự báo sẽ cắt giảm một số công nghệ, song mẫu phi cơ này nếu được trang bị cho Không quân Algeria thì vẫn sẽ trở thành sự bổ sung đáng chú ý khi so sánh với không quân các nước láng giềng châu Phi. Algeria cũng đang có trong biên chế các phi cơ của Nga như Su-30MKA, MiG-29, Su-24MK2, các trực thăng Mi-24 và Mi-28.Theo tài liệu của quân đội Nga, Su-57 có khả năng bay “gấp đôi tốc độ âm thanh” (tương đương 2.500 km/giờ), trần bay 20 km và bay được gần 3.000 km trước khi phải tiếp nhiên liệu, Newsweek cho hay.Chiếc tiêm kích còn được biết đến như “kho vũ khí trên không” khi có thể trang bị nhiều loại vũ khí phục vụ cho từng mục đích cụ thể. Su-57 có thể mang tên lửa không đối không R-77M có tầm bắn gần 200 km, bom, tên lửa đối đất (như Kh-69) hoặc tên lửa chống hạm. Tải trọng vũ khí của Su-57 lên đến 14 - 16 tấn, nhiều hơn so với các loại máy bay đối thủ nhờ thiết kế sử dụng vật liệu composite.