Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 25: Nghĩa không muốn kết hôn với An Nhiên?
Cô gái khiến Thanh Hằng phấn khích khi đóng tiểu tam trong 'Học viện cải lương'
Ashley St. Clair (26 tuổi) tuyên bố trong đơn xin xác định quan hệ cha con rằng cô bắt đầu hẹn hò với CEO SpaceX - Elon Musk (53 tuổi) - vào tháng 5.2023. Sau đó họ quan hệ tình dục vào khoảng ngày 2.1.2024 và ngày 3.1.2024, đó là thời điểm cô tin rằng con trai mình đã được thụ thai. Trong tài liệu mà Page Six có được, ngày sinh chính thức và tên của đứa trẻ đã được xóa nhưng chữ cái đầu tiên của tên là "R".Ashley St. Clair cho biết trong hồ sơ rằng cô tin chắc Elon Musk là cha đứa trẻ vì cô "không quan hệ tình dục với bất kỳ người đàn ông nào khác trong thời gian đứa trẻ được thụ thai".Cô yêu cầu tòa án ra lệnh cho CEO của Tesla phải xét nghiệm DNA để xác định quan hệ cha con với đứa con mới sinh của cô.Ashley St. Clair cũng cung cấp cho tòa án một loạt tin nhắn văn bản nhằm chứng minh rằng doanh nhân tỉ phú này có quan hệ tình cảm với cô và thừa nhận tại một thời điểm rằng anh ta là cha của đứa trẻ.Theo hồ sơ của tòa án, bà mẹ trẻ gửi cho Elon Musk một bức ảnh cô đang bế con trai nhỏ tại bệnh viện và vị tỉ phú đã trả lời rằng: "Anh mong được gặp em và con vào cuối tuần này".Sau đó, cô khẳng định chủ sở hữu X viết thư cho mình vào ngày 24.11.2024 rằng: "Anh muốn em có thai lần nữa" và nhắc lại một câu tương tự gần đây nhất vào ngày 2.2.2025 rằng: "Chà, chúng ta còn rất nhiều con phải sinh".Đầu tuần này, những tin nhắn đầy khiêu gợi của cặp đôi này cũng xuất hiện trở lại, trong đó họ dường như ám chỉ đến các tư thế quan hệ tình dục và sở thích khi làm "chuyện ấy".Nữ nhà văn Ashley St. Clair lưu ý trong các tài liệu của tòa án rằng cô không yêu cầu Elon Musk cấp dưỡng nuôi con "vào thời điểm này" nhưng yêu cầu tòa án đưa ra lệnh cấp dưỡng tạm thời cho đứa trẻ.Trong hồ sơ bổ sung, nhà hoạt động xã hội này cho biết cô muốn có quyền nuôi con trai một cách hợp pháp."Tôi là phụ huynh duy nhất đưa ra quyết định về việc lên lịch đưa cháu đi khám bệnh. Tôi là người duy nhất chăm sóc bé hằng ngày. Tôi cho cháu ăn, tắm rửa và đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu về thể chất, tình cảm của bé", cô viết trong hồ sơ gửi tòa án.Ashley St. Clair tuyên bố rằng Elon Musk đã không có mặt khi đứa con chào đời và "không bày tỏ sự quan tâm" đến việc nuôi con.Cô còn khẳng định rằng ông trùm công nghệ chỉ gặp con trai ba lần, bao gồm lần gặp kéo dài hai giờ vào ngày 21.9.2024 tại New York, lần gặp kéo dài một giờ vào ngày hôm sau và lần gặp cuối cùng kéo dài 30 phút vào ngày 30.11.2024 tại Austin, Texas, Mỹ.Ashley St. Clair viết thêm trong hồ sơ rằng: "Bị đơn chưa bao giờ yêu cầu gặp con của chúng tôi vào bất kỳ dịp nào khác. Anh ấy chưa bao giờ liên lạc với tôi về đứa con mà không có sự nhắc nhở của tôi, chưa bao giờ yêu cầu xem ảnh của con hoặc đến kiểm tra sau các cuộc hẹn với bác sĩ".Ashley St. Clair lần đầu tiết lộ cô đã chào đón một đứa con với Elon Musk thông qua X vào giữa tháng này. "Năm tháng trước, tôi đã chào đón một đứa bé đến với thế giới. Elon Musk là cha của đứa bé," cô viết vào ngày 14.2.Vị tỉ phú giàu nhất thế giới có tổng cộng 13 người con nếu tính cả cậu con trai Ashley St. Clair vừa sinh. Hiện ông vẫn chưa đưa ra tuyên bố công khai về vấn đề này.Bên cạnh các vấn đề pháp lý với Ashley St. Clair, Elon Musk cũng đang đấu tranh với vợ cũ Grimes để giành quyền nuôi ba đứa con: X Æ A-XII (4 tuổi), Exa Dark Sideræl (3 tuổi) và Techno Mechanicus (2 tuổi).Ngày 20.2, nữ ca sĩ người Canada Grimes (36 tuổi) đã cáo buộc Elon Musk phớt lờ cô khi một trong những đứa con của họ gặp "khủng hoảng sức khỏe". Cô viết qua X: "Tôi không cung cấp bất kỳ chi tiết nào nhưng anh ấy không trả lời tin nhắn, cuộc gọi hoặc email và đã hủy mọi cuộc gặp gỡ. Con chúng tôi sẽ phải chịu khiếm khuyết suốt đời nếu anh không trả lời ngay lập tức. Vì vậy tôi cần anh trả lời ngay và nếu tôi phải gây áp lực từ công chúng thì đó là vì tình hình hiện tại của chúng tôi".
Nghệ An: Nữ sinh lớp 8 bị đánh hội đồng
Theo Thông tư 35/2024 của Bộ GTVT, từ ngày 1.1.2025 người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn, dù chỉ một ngày. Do đó, lượng người đổi giấy phép lái xe (GPLX) trong những ngày qua tăng đột biến trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn. Nhiều người xếp hàng từ sáng sớm, chờ xuyên trưa để làm thủ tục. Ngoài nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan chức năng, người dân cũng có thể chủ động đổi GPLX tại nhà, thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.Các trường hợp đủ điều kiện để đổi bằng lái trực tuyến là GPLX phải do ngành Giao thông vận tải cấp; Đến hạn đổi theo quy định của cơ quan chức năng; GPLX bị hỏng; Thông tin cá nhân như năm sinh, họ tên bị sai so với căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.Việc đổi GPLX trực tuyến sẽ được thực hiện trên Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Cục Đường bộ Việt Nam. Người dân cần có tài khoản định danh điện tử VNeID cấp độ 2 hoặc tài khoản trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Giấy phép lái xe cũ cần đổi là dạng vật liệu PET (thẻ nhựa).Hồ sơ sức khỏe điện tử phải là dạng điện tử. Hiện nay nhiều bệnh viện, phòng khám đã liên thông được với Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân có thể tìm những cơ sở này để làm giấy khám. Trong trường hợp không tìm thấy cơ sở y tế có liên thông dữ liệu, người dân có thể chứng thực điện tử kết quả khám sức khỏe tại UBND xã, phường. Sau đó dùng file chứng thực này để làm các thủ tục trực tuyến. Ngoài ra người dân cũng cần chuẩn bị file ảnh chân dung kích cỡ 3x4, phông nền xanh; Tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử để thanh toán lệ phí.Sau khi đã chuẩn bị đủ các hồ sơ cần thiết, người dân có thể dễ dàng đổi GPLX trực tuyến theo bốn bước sau.Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://dvc4.gplx.gov.vn. Sau đó chọn Đổi giấy phép lái xe.Bước 2: Đăng nhập Cổng dịch vụ công bằng ứng dụng VNeID hoặc tài khoản Định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân.Bước 3: Điền các thông tin theo hướng dẫn. Lưu ý: Sau khi nhập số GPLX ở phần thông tin, hệ thống sẽ trả về kết quả trường hợp có đủ điều kiện để cấp đổi hay không. Nếu hệ thống hiển thị màu xanh, GPLX đủ điều kiện đổi. Nếu chưa, người dân cần kiểm tra lại các thông tin xem đã điền chính xác chưa.Để đảm bảo an toàn thông tin, mỗi tài khoản đăng nhập chỉ có thể tra cứu thông tin GPLX của mình, không thể thực hiện thay người khác. GPLX phải trùng với thông tin đã khai báo trên cổng dịch vụ công.Trong phần Thông tin sức khỏe người lái xe. Người dân có thể chọn hình thức nộp giấy khám sức khỏe điện tử hoặc bản công chứng điện tử. Nếu khám tại cơ sở y tế đã liên thông dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân chỉ cần nhập mã số khám, chọn tra cứu, kết quả sẽ được tự động trả về.Nếu dùng giấy khám sức khỏe công chứng điện tử, người dân cần dùng file có định dạng pdf để tải lên hệ thống.Ở phần ảnh chân dung 3x4, người dân cần lưu ý độ phân giải tối thiểu 400 dpi trở lên (tương ứng kích thước 473 x 630 pixel). Độ phân giải lý tưởng nên trên 600 dpi (tương ứng với kích thước 709 x 945 pixel). Phông nền sử dụng màu xanh. Đây là ảnh sẽ được in lên bằng lái mới.Sau khi đã điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, đính kèm các hồ sơ cần thiết, người dân ấn vào ô cam kết ở cuối cùng và chọn Tiếp tục.Bước 4: Điền địa chỉ nhận kết quả và thanh toánNgười dân có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đổi GPLX hoặc nhận tại nhà qua đường bưu điện. Ngoài lệ phí hồ sơ 135.000 đồng, người dùng sẽ trả thêm tiền vận chuyển khi nhận được GPLX từ bưu điện. Sau khi đã hoàn thiện các bước, người dùng sẽ nhận được thông báo "Chúc mừng bạn đã nộp hồ sơ thành công". Sau đó người dân có thể kiểm tra tiến độ xử lý trong phần "Xem hồ sơ của tôi". Theo quy định, chậm nhất sau 3 ngày đăng ký thành công, cơ quan chức năng sẽ có thông báo qua email hoặc tin nhắn điện thoại về lịch hẹn hoặc lý do hồ sơ không được duyệt.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Phở 'treo gió' chỉ Hà Giang mới có
Chìa khóa thông minh, khởi động bằng nút bấm