Thời tiết TP.HCM, Nam bộ mùng 4 - 5 tết: Sáng se lạnh, trưa chiều nắng nóng
So với các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ hay Thái Lan thì Việt Nam là nước có thể cạnh tranh lớn nhất ở các thị trường EU và châu Mỹ nhờ việc đã ký kết các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, UKFTA, hay CPTPP.Giải bóng rổ VBA 2023: Nha Trang Dolphins chơi thăng hoa
Sáng 27.1, giá USD thế giới tăng nhẹ. Chỉ số USD-Index đầu ngày đạt 107,47 điểm, tăng 0,2 điểm so với cuối tuần qua. Trong nước, các ngân hàng đang nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 nên giá USD không thay đổi như Vietcombank niêm yết mua USD chuyển khoản ở mức 24.800 đồng, bán ra 25.300 đồng… Riêng giá USD tự do tăng 10 đồng, đưa giá mua lên 25.460 đồng và bán ra lên 25.560 đồng. Trong nước, tỷ giá những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025 hạ nhiệt nhờ giá USD thế giới đi xuống. Bên cạnh đó, dòng tiền kiều hối năm 2024 về Việt Nam tiếp tục tăng cao và đây là một trong những lý do giúp tỷ giá ngoại tệ USD/VND ổn định. Riêng tại TP.HCM, kết thúc năm 2024, ước khoảng có 9,6 tỉ USD lượng kiều hối chuyển về thành phố, tăng 140 triệu USD so với năm 2023. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, châu Á và châu Mỹ là 2 khu vực có lượng kiều hối chuyển về chiếm tỷ trọng cao nhất, tới 82,2% tổng lượng kiều hối chuyển về trong năm 2024. Tính chung năm 2024, kiều hối chảy về của cả nước ước đạt khoảng 16 tỉ USD.Giá USD thế giới đã xuống thấp nhất trong vòng 1 tháng. Dù vậy, Trên investing.com, các chuyên gia bình luận rằng, vùng 107,75-108,25 hiện sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh của chỉ số USD-Index. Chỉ số này vẫn có thể giảm xuống mốc 106 điểm nhưng sau đó xu hướng tăng rộng hơn có thể sẽ được duy trì tiếp.Trong tuần này, một loạt các sự kiện và dữ liệu quan trọng sẽ được công bố. Bắt đầu với cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra vào ngày 29.1 với sự kỳ vọng của thị trường về việc Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp này. Tiếp theo là cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến diễn ra vào một ngày sau đó là ngày 30.1. Cuối cùng là dữ liệu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát của Fed - cũng sẽ được công bố...
‘Đấu trí’ tập 42: Vì sao chủ tịch tỉnh Đông Bình sợ vướng vòng lao lý?
Sáng 3.3, Trần Thanh Lực đã khiến cho người hâm mộ billiards carom 3 băng Việt Nam nức lòng, khi giành chiến thắng kịch tính với điểm số sít sao 50-47 ở trận chung kết chặng World Cup Bogota 2025 diễn ra ở Colombia. Đáng nói, đối thủ của Thanh Lực trong trận đấu cuối cùng là Tasdemir Tayfun rất mạnh, thuộc tốp đầu thế giới lâu nay. Trong nhiều năm thi đấu, cơ thủ người Thổ Nhĩ Kỳ đã thâu tóm hết những danh hiệu cao quý nhất thuộc hệ thống thi đấu của Liên đoàn Billiards carom thế giới (UMB). Tasdemir Tayfun từng vô địch giải đồng đội thế giới, 3 lần lên ngôi ở các chặng đấu World Cup và vô địch thế giới cá nhân (World Championship).Để có lần đầu tiên trong sự nghiệp góp mặt ở trận chung kết World Cup, Trần Thanh Lực trước đó đã vượt qua hành trình vòng loại đáng nhớ. Tại vòng đấu chính (vòng 32) của World Cup Bogota 2025, cơ thủ Việt Nam nằm ở bảng đấu nặng với sự xuất hiện của những tay cơ đáng gờm như Marco Zanetti (Ý), Berkay Karakurt (Thổ Nhĩ Kỳ) và Kang Ja-in (Hàn Quốc). Trong đó, Marco Zanetti là gương mặt dày dặn kinh nghiệm, đã vô địch ở chặng World Cup gần nhất diễn ra tại Sharm el Sheikh (Ai Cập) vào tháng 12.2024.Thanh Lực đã có màn trình diễn với phong độ cao và đi tiếp vào vòng 16 với thành tích bất bại (2 thắng, 1 hòa), trong đó có trận đánh bại Zanetti. Và khi vào những trận đấu knock-out, cơ thủ sinh năm 1990 còn thi đấu ấn tượng hơn, khi liên tiếp giành chiến thắng trước những “lão làng” của billiards carom 3 băng thế giới. Thanh Lực đánh bại Eddy Merckx (người Bỉ, từng 13 lần vô địch World Cup), đặc biệt là đã khuất phục được đương kim số 1 thế giới Dick Jaspers (người Hà Lan, từng 31 lần vô địch World Cup). Trước cơ thủ dày dặn kinh nghiệm, Thanh Lực đã thi đấu đầy bản lĩnh và tạo ra màn ngược dòng ngoạn mục ở trận bán kết.Trần Thanh Lực sinh năm 1990, quê Bình Dương. Anh bắt đầu tiếp cận và theo đuổi billiards carom 3 băng từ năm 2011. Đến năm 2019, cơ thủ 35 tuổi mới gia nhập tuyển billiards TP.HCM, bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp. Năm 2023, anh từng đoạt huy chương bạc châu Á.Thanh Lực được đánh giá là cơ thủ thuộc tốp đầu trong làng billiards carom 3 băng Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Anh từng vô địch nhiều giải quốc nội, trong đó có nhiều lần đánh bại được cơ thủ số 1 Việt Nam Trần Quyết Chiến. Nhưng trước năm 2024, Thanh Lực lại chưa có dấu ấn nào đáng kể tại những sân chơi đẳng cấp thế giới thuộc UMB, khi thành tích tốt nhất của anh tại các chặng World Cup chỉ là vào đến tứ kết.Tuy nhiên, giải vô địch thế giới cá nhân (World Championship) 2024 tổ chức ở Bình Thuận vào tháng 9.2024 được xem bước ngoặt đưa sự nghiệp của Trần Thanh Lực sang trang mới. Cơ thủ người Bình Dương đã tạo nên hàng loạt bất ngờ để vào đến trận chung kết, nhưng thua “thần đồng” Hàn Quốc Cho Myung-woo và đành nhận danh hiệu á quân thế giới.Vào lúc đó, Thanh Lực từng trao đổi với Thanh Niên và cho biết mục tiêu của anh là vào đến bán kết World Cup. Và đến thời điểm này, cơ thủ 35 tuổi đã thỏa mong ước, thậm chí còn làm được nhiều hơn thế. Tại Bogota - Colombia năm 2025, Thanh Lực có lần đầu vào bán kết, lần đầu vào chung kết và cũng có lần đầu đoạt chức vô địch một chặng đấu World Cup.“Danh sách vàng” gồm những nhà vô địch billiards carom 3 băng của Việt Nam giờ đã điền thêm tên của Trần Thanh Lực. Sau Trần Quyết Chiến (4 lần vô địch World Cup: 2018, 2023, 2 lần vào năm 2024) và Trần Đức Minh (World Cup TP.HCM 2024), Thanh Lực là cơ thủ thứ 3 của Việt Nam nắm giữ chức vô địch World Cup. Trong khi đó, Bao Phương Vinh từng đăng quang giải vô địch thế giới cá nhân (World Championship). Bên cạnh đó, bộ đôi Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh cũng từng giúp đội Việt Nam vô địch giải đồng đội thế giới vào năm 2024.
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.
Cho thuê mai dịp tết, bỏ túi tiền tỉ
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.