Vụ hỗn chiến vì mâu thuẫn khi xem múa lân: Khởi tố cả hai nhóm gây rối
Ngày 7.3, báo cáo tổng quan về mức lương và xu hướng tuyển dụng tại TP.HCM và Hà Nội của Adecco Việt Nam (nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng, tính lương và thuê ngoài nhân sự) cho thấy được một số điểm về mức tăng lương thực tế trong năm 2024 cũng như kỳ vọng về mức tăng lương của người lao động trong năm 2025.Một nghiên cứu mới của Adecco Việt Nam được thực hiện với những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm cho thấy trong năm 2024, phần lớn người lao động chỉ được tăng lương ở mức thấp.Cụ thể, đa số nhận mức tăng dưới 10%, cao hơn so với năm 2023. Ngược lại, số người được tăng lương cao trên 20% đã giảm so với năm 2023. Theo Adecco, những số liệu này cho thấy mức tăng lương cao đang giảm dần, ngày càng ít người được tăng lương đáng kể như trước.Adecco Việt Nam dự đoán rằng trong năm 2025, người lao động vẫn kỳ vọng mức tăng lương cao. Nhiều người mong muốn được tăng từ 20 - 30%, và một số khác thậm chí đặt mục tiêu trên 30%.Tuy nhiên, Adecco Việt Nam nhận định rằng thực tế mức tăng lương lớn đang ngày càng hiếm, khoảng cách giữa kỳ vọng của người lao động và chính sách điều chỉnh lương của doanh nghiệp có thể khác nhau rõ rệt.Khảo sát của Adecco Việt Nam cũng cho thấy có 72% người lao động sẵn sàng nhảy việc trong năm 2025 và con số này gia tăng so với các năm 2024 (69%) và 2023 (37%).Khi cân nhắc gắn bó với công ty hiện tại hay chuyển sang công ty mới, người lao động quan tâm nhất đến chính sách lương thưởng, phúc lợi, cơ hội phát triển, môi trường làm việc làm việc và khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong đó, mức lương vẫn là yếu tố quyết định đến lựa chọn của họ.Theo Adecco Việt Nam, các công ty, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, ngày càng quan tâm đến việc xây dựng môi trường làm việc đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DE&I). Về DE&I thì đây là một bộ nguyên tắc giúp tạo ra môi trường làm việc công bằng, cởi mở và tôn trọng sự khác biệt.Ví dụ, yếu tố "đa dạng" (diversity) có nghĩa là doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự đa dạng tuổi tác, dân tộc, kinh nghiệm, quan điểm; "bình đẳng" (equity) là đảm bảo mọi người có cơ hội như nhau; "hòa nhập" (inclusion) là tạo ra môi trường nơi tất cả nhân viên đều được tôn trọng, lắng nghe và có cơ hội đóng góp.Adecco Việt Nam dự báo rằng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục định hình xu hướng tuyển dụng trong năm 2025. Một minh chứng rõ ràng cho điều này là quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nvidia về việc cam kết thúc đẩy công nghệ và thu hút đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn.Trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia về công nghệ, AI và kỹ năng số không còn giới hạn trong ngành công nghệ truyền thống mà sẽ mở rộng sang các lĩnh vực như bán lẻ, tài chính, sản xuất cũng như những ngành đang đẩy mạnh tự động hóa và khai thác dữ liệu.Ngoài ra, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến bảo mật dữ liệu, tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cùng DE&I. Do đó, người lao động cần nâng cao kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng.Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Tặng 12 xe đạp để du khách sử dụng miễn phí khi tham quan đảo Nhơn Châu
Thông qua trang cá nhân, Phương Thanh chia sẻ khoảnh khắc hội ngộ Lý Hùng tại một sự kiện. Giọng ca Trống vắng bày tỏ niềm hạnh phúc vì sau 33 năm, đàn anh vẫn dành sự yêu quý và trân trọng mình. Cô bộc bạch: “Hai anh em gặp nhau vẫn thương thương như thuở ban đầu”. Cuộc hội ngộ làm Phương Thanh nhớ đến kỷ niệm cách đây 33 năm, gắn liền với đàn anh. Nữ ca sĩ kể thời điểm năm 1992, Lý Hùng đã là tài tử nổi tiếng, còn cô chỉ là ca sĩ trẻ “thi đâu rớt đó”. “Chị đẹp” bật mí cả hai có dịp gặp nhau khi cô tham gia đóng quần chúng cho một dự án phim. “Không biết phước duyên tôi thế nào nhưng trong một nhóm quần chúng, sau mỗi ngày quay, đi đâu anh Lý Hùng cũng gọi tôi đi chơi”, cô kể.Thời điểm đó, giọng ca Trống vắng còn nhiều khó khăn trong nghề nên phải ở trọ, không có xe để đi. Quay phim xong, Lý Hùng ân cần hỏi thăm ngỏ ý chở đàn em về nhà. “Ngày xưa tôi được ngôi sao chở xe máy về tới nhà, thế là mặt tôi ở trên trời”, Phương Thanh nhớ lại. Phương Thanh kể sau một quãng thời gian dài không gặp, tên tuổi cô dần được chú ý hơn, được mời biểu diễn ở vũ trường. Lúc này, cô vô tình gặp lại, khiến Lý Hùng bất ngờ vì đã trở thành một ca sĩ. “Sau đó, mỗi lần gặp anh em thân thương hơn”, cô kể. Thậm chí, Lý Hùng còn nhận lời đóng MV Hào hoa, giúp sản phẩm của Phương Thanh được chú ý hơn. Nhiều khán giả thích thú trước câu chuyện mà Phương Thanh chia sẻ, đồng thời ngưỡng mộ tình cảm mà các nghệ sĩ dành cho nhau. Giọng ca Trống vắng hài hước bật mí rằng bản thân có cái duyên nghệ thuật, được kết hợp với nhiều trai đẹp, nổi tiếng ở các thời kỳ. Từ nghệ sĩ Lý Hùng, Jang Dong Gun, Cổ Thiên Lạc, Lam Trường đến K-ICM hay Mono…Hiện tại, Phương Thanh gây chú ý khi góp mặt trong chương trình Chị đẹp đạp gió. Qua mỗi vòng thi, giọng ca 7X khiến khán giả ấn tượng khi không ngại biến hóa, làm mới mình bằng việc hát cải lương, nhảy sexy... Cô khẳng định “nghệ sĩ không có tuổi tác” nên lúc nào cũng hết mình để mang lại những tiết mục trình diễn ấn tượng cho khán giả.
Chợt nghe lớp sóng xô lên
Nàng Vanessa làm trend makeup 'hắc hoá' lên ngôi, hội sao Hàn bắt kịp ngay
Tham dự buổi lễ có ông Jean Francois Schmitz - Giám đốc kinh doanh toàn cầu của thương hiệu Aramith & Simonis, ông Nguyễn Hoàng Nhật - đại diện của Công ty TNHH RA billiards, nhà phân phối độc quyền của thương hiệu Aramith & Simonis tại Việt Nam, VĐV Nguyễn Anh Tuấn, VĐV Bùi Trường An.Trong những năm qua, billiards pool Việt Nam đã có những bước tiến lớn khi khẳng định được vị thế của mình ở đấu trường quốc tế. Đặc biệt trong 2 năm vừa qua, billiards pool Việt Nam đã có những giải đấu tầm cỡ quốc tế như Hanoi 9-ball Open Championship 2023 & 2024, Peri 9 ball Open 2023 & 2024. Cơ thủ Nguyễn Anh Tuấn giành 8 HCV ở giải VĐQG, 4 HCV Đại hội thể thao toàn quốc, 1 HCB, 3 HCĐ ở SEA Games, càng đặc biệt hơn, khi cơ thủ này đang có những đóng góp thầm lặng để thúc đẩy phong trào pool ở Việt Nam khi tài trợ cho hơn 20 VĐV trẻ, mở lớp đào tạo với hơn 500 học viên bên cạnh việc tài trợ cho hàng chục giải đấu lớn nhỏ trong năm. Còn Bùi Trường An nổi danh khi là VĐV trẻ nhất thuộc dân tộc thiểu số đạt đến cấp độ chuyên nghiệp trong bộ môn billiards. Sở hữu 14 CLB billiards trên khắp cả nước, Trường An đã trở thành thần tượng của giới trẻ với những định hướng cho họ trải nghiệm đam mê theo cách chuyên nghiệp và văn minh nhất. Với 2 gương mặt có tầm ảnh hưởng sâu rộng với phong trào billiards cả nước, chính là lý do để Aramith & Simonis chọn mặt gửi vàng khi Anh Tuấn và Trường An trở thành đại diện thương hiệu cho nhà sản xuất bóng và nỉ billiards hàng đầu thế giới này. Chia sẻ về quyết định này, ông Jean Francois Schmitz - Giám đốc kinh doanh toàn cầu của thương hiệu Aramith & Simonis cho biết: “Đây là cả 1 quá trình nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về thị trường châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trước khi đi tới quyết định cuối cùng để kí hợp đồng với 2 cơ thủ này. Aramith & Simonis kì vọng sẽ quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu tới người hâm mộ billiards Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa phong trào tại Việt Nam” Đây là vinh dự lớn với nền billiards Việt Nam, khi được Aramith & Simonis đánh giá cao về tiềm năng phát triển, từ những tài năng trẻ đến việc nâng cấp trải nghiệm người chơi. Thật bất ngờ, khi đây mới là 2 vận động viên Pool đầu tiên tại châu Á được tài trợ bởi Aramith & Simonis. Cơ thủ Nguyễn Anh Tuấn không giấu được niềm vui này: "Khi nhận được lời đề nghị của Aramith & Simonis, tôi thật sự quá bất ngờ. Đây là vinh dự lớn với sự nghiệp của tôi. Tôi hi vọng với sự hỗ trợ từ Aramith & Simonis, tôi sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc giúp đỡ các tài năng trẻ thể hiện tài năng của mình ở những đấu trường lớn cũng như đẩy mạnh phong trào billiards ở Việt Nam".Cơ thủ Bùi Trường An khẳng định đây là cơ hội vàng của billiards Việt Nam: “Việc được 1 thương hiệu sản xuất bóng và nỉ hàng đầu của thế giới để ý là cơ hội lớn cho billiards Việt Nam phát triển. Tôi hi vọng sẽ có những giải đấu lớn được tổ chức ở Việt Nam. Pool Việt Nam đang trên con đường phát triển, tiềm năng của các cơ thủ Việt Nam vẫn là rất lớn, tôi cũng sẽ cố gắng hoàn thiện và phát triển bản thân nhiều hơn nữa để có thể vươn tới các danh hiệu thế giới trong thời gian tới.” Trong những năm hợp đồng, Anh Tuấn và Trường An sẽ có cơ hội đi khắp cả nước để thúc đẩy phong trào. Aramith & Simonis cũng cam kết sẽ đầu tư mạnh cho các giải đấu để thúc đẩy hơn nữa phong trào Billiards ở khắp các tỉnh thành thông qua đại diện thương hiệu Anh Tuấn và Trường An. Tháng 2 tới, sẽ có 1 giải đấu lớn, quy tụ cơ thủ hàng đầu thế giới tranh tài tại Peri Pool Arena Đà Nẵng, nơi mà các cơ thủ Việt Nam sẽ có cơ hội đối đầu với top 1 thế giới để tranh phần thưởng trị giá 40.000 USD.