6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1.6, tài xế cần biết
Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy vừa có văn bản gửi các bộ, ngành về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo đó, căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị và kết luận của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, điều chỉnh một số chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ Công an và một số bộ, ngành liên quan:Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Công an.Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.Chuyển nhiệm vụ về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an ninh thông tin mạng từ Bộ TT-TT sang Bộ Công an.Về nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, giao Bộ Công an chủ trì xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Về nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không, giao Bộ Công an chủ trì bảo đảm an ninh hàng không tại sân bay và trong máy bay. Về nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia tại khu vực biên giới, cửa khẩu, giao Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thống nhất nhiệm vụ chủ trì, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng. Ngoài ra, chuyển Tổng công ty Viễn thông Mobifone về Bộ Công an quản lý (tố chức đảng chuyển về trực thuộc Đảng ủy Công an T.Ư).Trước đó, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký công văn của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, chuyển các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH; chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ Sở Tư pháp sang Công an tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Chuyển nhiệm vụ về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Sở GTVT; chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an ninh thông tin mạng từ Sở TT-TT sang Công an tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Gót chân Achilles và những chuyện lạ quanh bồn tắm thời cổ đại
Sau ngày 13.3, nắng nóng cường độ cao tiếp tục duy trì ở các tỉnh miền Đông và có xu hướng mở rộng sang các tỉnh miền Tây.
Thêm 2.000 chuyến bay đêm, giá vé máy bay lễ có hạ nhiệt?
Hơn 17 năm qua, anh Nguyễn Đức Khuynh (sinh năm 1982, hiện ngụ tại xã Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) luôn tâm huyết với nghề phục chế sách cũ.
Phân khúc xe bán tải tại thị trường Đông Nam Á từ trước đến nay vốn được xem như "lãnh địa" của các dòng xe động cơ đốt trong như Ford Ranger, Toyota Hilux, Isuzu D-Max… Phần lớn các mẫu xe này đều được sản xuất tại "vương quốc bán tải" - Thái Lan và xuất khẩu sang các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, trong nỗ lực mở rộng thị trường thay đổi thói quen người tiêu dùng xe bán tải… các mẫu bán tải sử dụng nền tảng Plug-in hybrid (xe hybrid cắm sạc) như BYD Shark 6 đang từng bước "bành trướng" thị trường Đông Nam Á.Sau Trung Quốc, Nam Phi hay Mexico… từ giai đoạn cuối năm 2024, BYD đang nhắm đến thị trường xe bán tải Đông Nam Á, trong đó BYD Shark 6 là một trong những "con át chủ bài" được hãng xe Trung Quốc kỳ vọng sẽ phá vỡ sự thống trị của các dòng bán tải truyền thống tại thị trường này.Tham vọng này được BYD thể hiện qua những động thái mở rộng thị trường cho Shark 6 tại Đông Nam Á. Sau màn ra mắt thu hút nhiều sự chú ý tại Campuchia, mẫu bán tải của BYD đang rục rịch trình làng tại Philippines. Theo đó, mới đây BYD Cars Philippines - Công ty con của ACMobility, nhà phân phối, dịch vụ chính hãng của BYD tại Philippines vừa "chốt lịch" ra mắt của BYD Shark 6 vào tháng 3 tới đây. Tại thị trường này, Shark 6 sẽ có tên gọi đầy đủ là BYD Shark 6 DMO. Hậu tố "DMO" bổ sung trong tên gọi mẫu bán tải này tại Philippines nhằm giới thiệu công nghệ DMO (nền tảng khung gầm cho các xe chuyên Off-road) do BYD nghiên cứu, phát triển. Với sự kết hợp giữa công nghệ và khả năng off-road, BYD Shark 6 DMO hứa hẹn sẽ định nghĩa lại khái niệm cũng như thói quen sử dụng xe bán tải của khách hàng tại Philippines.Theo chuyên trang thông tin xe máy Autoindustriya, những lô xe BYD Shark 6 DMO đầu tiên đã được vận chuyển đến các cảng biển ở Philippines và đang trong quá trình làm các thủ tục nhập khẩu, thông quan, kiểm định trước khi chính thức được tung ra thị trường.Tương tự các phiên bản từng xuất hiện tại Campuchia, BYD Shark 6 DMO sắp gia nhập thị trường Philippines sẽ không có nhiều thay đổi về thiết kế, công nghệ, tính năng… Mẫu xe này mang phong cách đặc trưng của dòng xe bán tải, với thiết kế vuông vức, vòm bánh xe rộng kết hợp bộ mâm 18 inch, 6 chấu. Phần đầu xe nổi bật với cụm đèn pha đặc lớn, kết hợp dải đèn định vị nằm vắt ngang trông khá giống Ford F-150 Lightning.BYD Shark 6 DMO sở hữu các số đo dài, rộng, cao tương ứng 5.457 x 1.971 x 1.925 (mm), nhỉnh hơn so với Toyota Hilux. Trong khi đó, thùng xe có dung tích 1.450 lít, sức tải 835 kg. Theo thông tin nhà sản xuất, công bố BYD Shark 6 DMO sử dụng hệ thống hybrid sạc điện, gồm động cơ xăng 4 xi-lanh, tăng áp, dung tích 1.5 lít kết hợp với hai mô-tơ điện (đặt ở trục trước và trục sau). Hệ thống này cho công suất hơn 430 mã lực, giúp xe tăng tốc từ 0 - 100 km/giờ trong 5,7 giây. Mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 7,5 lít/100km và phạm vi hoạt động của xe ở chế độ thuần điện là 100 km.Lần lượt được mở bán tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên ở Việt Nam, BYD Shark 6 vẫn chưa hẹn ngày ra mắt dù thương hiệu BYD đã có hệ thống đại lý, phân phối sản phẩm từ giữa năm ngoái.
Vàng 'rơi'
Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tính đến hiện tại TP.HCM có 556 trường tiểu học. Sĩ số bình quân là 36,1học sinh/lớp. Tất cả các trường đảm bảo nội dung và số tiết quy định khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Tuy nhiên, số lớp học thực hiện dạy học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 84%. Còn số học sinh tiểu học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81%.Các đơn vị có 100% học sinh đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.Có 10 trường thành lập mới năm học 2024-2025 là: Trường tiểu học - THCS PennSchool (quận 5); tiểu học Hùng Vương (quận Tân Bình); tiểu học Hoàng Văn Thụ, tiểu học Trần Cao Vân, tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, tiểu học Nguyễn Công Trứ, tiểu học Đinh Công Tráng, quốc tế song ngữ Mỹ Việt (quận Bình Tân); tiểu học Lê Văn Phiên (huyện Hóc Môn); tiểu học -THCS Đồi Xanh (TP.Thủ Đức).Tính tới hết học kỳ 1 của năm học 2024-2025, đa số các trường trên địa bàn thành phố đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung các môn tiếng Anh, tin học, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật do không có nguồn giáo viên dự tuyển. Đối với nhóm môn học này, các trường thiếu giáo viên thực hiện thỉnh giảng, ký hợp đồng lao động để đảm bảo đủ số lượng.Một số đơn vị vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tập trung ở nhóm giáo viên lớn tuổi, gần tới tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn nhiều thời gian công tác đều đã được cử đi học nâng chuẩn.Thời gian qua, quận 1, TP.HCM thực hiện đề án sáp nhập Trường tiểu học Trần Quang Khải (quy mô 9 lớp năm học 2023-2024) vào Trường tiểu học Đuốc Sống, lấy tên là Trường tiểu học Đuốc Sống.Hiệu trưởng Trường tiểu học Đuốc Sống (sau khi sáp nhập) là bà Đỗ Ngọc Hạnh. Các phó hiệu trưởng là bà Trần Châu Thụy Dương và bà Đỗ An Chi.Tại quận Tân Bình, Trường tiểu học Bạch Đằng và Trường tiểu học Chi Lăng sáp nhập thành Trường tiểu học Chi Lăng. Hiệu trưởng Trường tiểu học Chi Lăng (sau sáp nhập đơn vị) là ông Nguyễn Minh Quân. Phó hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Hoài Thu.Để tiếp tục tăng thêm tỷ lệ học sinh tiểu học được học đủ 2 buổi/ngày, hoàn thành hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thành phố đang xây dựng đề án 4.500 phòng học mới. Các phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tham mưu các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập trong thời gian sắp tới.Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố, trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về hỗ trợ giáo dục tiểu học TP.HCM để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.Tới hết học kỳ 1 năm học 2024-2025, ở những đơn vị chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, các địa phương đều đã triển khai linh hoạt những giải pháp. Như linh động trong việc xếp thời khóa biểu nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng các phòng học, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chương trình nhà trường đúng quy định, hướng dẫn; tổ chức dạy học trực tuyến một số tiết ở một số lớp (quận Gò Vấp đã thực hiện). Hay tùy điều kiện thực tế, các trường bố trí cho học sinh học trái buổi hoặc học ngày thứ bảy để đảm bảo thực hiện các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế và các hoạt động giáo dục khác để phát triển toàn diện, theo nhu cầu của học sinh (đã triển khai ở quận 12).