$947
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của penthouse phần 1. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ penthouse phần 1.Theo đó, PC Phú Yên sẽ triển khai hỗ trợ xây dựng 5 nhà tình nghĩa trên địa bàn các huyện, thị xã: Đông Hòa, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tuy An. Mỗi căn nhà được hỗ trợ 70 triệu đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 4 - 6.2025.Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình an sinh xã hội của Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước và chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập EVNCPC (7.10.1975 - 7.10.2025).Kinh phí của chương trình được chi từ nguồn Quỹ phúc lợi để hỗ trợ xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa trên địa bàn 13 tỉnh/thành miền Trung - Tây nguyên. Việc hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa thể hiện tinh thần trách nhiệm của EVNCPC nói chung và PC Phú Yên nói riêng với cộng đồng.Trong năm 2024, PC Phú Yên và EVNCPC cũng đã trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và TX.Sông Cầu.Ngoài ra, các Điện lực, đoàn thể, chính quyền địa phương cũng đã có những phần quà thiết thực như bếp gas, quạt mát, nồi cơm điện... giúp cho các hộ gia đình này sớm ổn định cuộc sống. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của penthouse phần 1. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ penthouse phần 1.Liên đoàn Bóng đá Thái Lan xác nhận (FAT), đội tuyển U.23 nước này sẽ tham dự giải quốc tế Doha Cup 2025, diễn ra tại Qatar. Giải đấu dự kiến diễn ra vào tháng 3, quy tụ 8 đội bóng trẻ đến từ Úc, Croatia, Ai Cập, UAE Thái Lan và chủ nhà Qatar. Doha Cup 2025 lên kế hoạch tranh tài vào đúng dịp FIFA Days, khi CLB trên toàn thế giới cũng nghỉ thi đấu, nên các đội sẽ triệu tập được lực lượng mạnh nhất của mình. Trước đó vào năm 2023, U.23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Philippe Troussier cũng tham dự giải đấu này để chuẩn bị cho SEA Games 32 tại Campuchia.Doha Cup 2025 là sân chơi rất bổ ích để U.23 Thái Lan rèn quân, khi "voi chiến" có dịp được chạm trán với những đối thủ rất mạnh. Trong đó, Úc, Qatar, UAE là những nền bóng đá hàng đầu châu Á, Croatia đến từ châu Âu, còn Ai Cập là đại diện của châu Phi cũng rất đáng gờm. Những đối thủ này đều được đánh giá cao hơn Thái Lan.Việc U.23 Thái Lan tham dự giải đấu ở Tây Á được xem là nước đi nhằm chuẩn bị cho 2 mục tiêu quan trọng năm 2025, gồm: vòng loại U.23 châu Á 2026 (vào tháng 9.2025) và SEA Games 33 (vào tháng 12.2025, tại chính xứ sở chùa vàng).Đặc biệt, người Thái đang rất chú trọng vào đấu trường SEA Games vào cuối nay năm nay. Ở 3 kỳ đại hội thể thao khu vực gần nhất, đội bóng xứ sở chùa vàng không thể vô địch. Theo đó, Việt Nam đăng quang tại SEA Games 31 (năm 2022 tại Hà Nội), còn Indonesia lên ngôi ở SEA Games 32 (năm 2023, tại Campuchia). Do đó, ở kỳ SEA Games 33 được tổ chức trên sân nhà, U.23 Thái Lan quyết tâm đoạt HCV môn bóng đá nam, qua đó khẳng định vị thế ở Đông Nam Á.Những đội bóng được cho sẽ cạnh tranh khốc liệt cho tấm HCV tại SEA Games 33 vẫn là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, U.22 Việt Nam thi đấu dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng đội tuyển quốc gia Kim Sang-sik. Đây cũng là điều thuận lợi, khi vị HLV người Hàn Quốc có thể dễ dàng bao quát về tình hình nhân sự.Xét về mặt tiềm lực, U.22 Việt Nam không hề kém cạnh so với các đối trọng trong khu vực Đông Nam Á. Thậm chí, lực lượng trong tay HLV Kim Sang-sik còn được đánh giá nhỉnh hơn về mặt kinh nghiệm thi đấu, khi nhiều cầu thủ trẻ từng được "thử lửa" ở đội tuyển quốc gia. Nhiều gương mặt tài năng ở độ tuổi U.22 đang chờ vị HLV người Hàn Quốc trao cơ hội để thể hiện.Tuy nhiên, "sự đau đầu" của HLV Kim Sang-sik tại U.22 Việt Nam nằm ở hàng tấn công, khi nước chủ nhà Thái Lan công bố điều lệ rằng các đội không được sử dụng cầu thủ trên 22 tuổi. Với nguồn lực của bóng đá Việt Nam vào lúc này, việc tìm ra một mẫu trung phong thực thụ ở độ tuổi U.22 là không dễ. Tuy nhiên, những cái tên thuộc diện tiềm năng để đảm nhận vai trò "số 9" không phải không có. Vấn đề là HLV Kim Sang-sik cần phải nhanh chóng có phương án cụ thể để tuyển chọn nhân sự và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.Đến lúc này, "bức tranh" U.22 Việt Nam vẫn còn nằm ở mức ý tưởng trong đầu HLV Kim Sang-sik. Điều này sẽ dễ hình dung hơn dịp FIFA Days tháng 3, khi đội tuyển Việt Nam hội quân để chuẩn bị cho vòng loại cuối Asian Cup 2027. Khi đó, ông Kim nhiều khả năng cũng sẽ triệu tập nhiều cầu thủ trẻ của lứa U.22. ️
Hậu quả chậm chạp của tình trạng ấm lên toàn cầu có lẽ đang âm thầm xảy ra bên dưới băng tầng dày của Nam Cực. Lục địa này đang chứa chấp nhiều núi lửa khổng lồ, như núi Erebus và hồ dung nham nổi tiếng của nó.Tuy nhiên, có ít nhất 100 núi lửa khác đang nằm ẩn mình ở Nam Cực, với nhiều núi lửa tập trung dọc theo bờ phía tây của lục địa. Một số núi lửa nhô mình lên cao, nhưng số còn lại nằm bên dưới Băng tầng Nam Cực, theo Live Science hôm 7.1.Biến đổi khí hậu đang làm băng tầng Nam Cực dần tan rã và khiến mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, băng tan còn giải phóng trọng lượng bên trên các tầng đá ở khu vực, gây ra những hậu quả tại chỗ.Cụ thể là băng tan được chứng minh làm tăng hoạt động của các núi lửa nằm bên dưới bề mặt băng ở những nơi khác của thế giới.Coonin et al. đã cho chạy 4.000 mô phỏng trên máy tính để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của băng tan ở Nam Cực đối với các núi lửa nằm bên dưới. Kết quả cho thấy tình trạng này có thể làm gia tăng tần suất và quy mô của các đợt phun trào từ dưới thềm băng.Nguyên nhân là việc mất đi trọng lượng băng sẽ dẫn đến giảm áp lực lên các bể chứa dung nham bên dưới bề mặt khiến dung nham tích lũy nhiều hơn. Dung nham càng nhiều càng tăng sức ép lên các vách của bể chứa, dẫn đến núi lửa phun trào.Các tác giả báo cáo nhấn mạnh rằng quy trình trên diễn ra chậm chạp, có thể kéo dài vài trăm năm. Phát hiện trên cũng đồng nghĩa quá trình tích tụ dung nham vẫn tiếp diễn dù thế giới tiến tới ngăn chặn được nhiệt độ ấm lên ở mức báo động, tức khống chế được dưới mức 1,5 độ C. ️
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu. ️