Người Thái nóng lòng tìm cách 'trị' HLV Park Hang-seo
Teramont sở hữu đường nét đơn giản, cứng cáp nhưng không kém phần thời trang, hiện đạiNhững tai nghe có thể thay thế AirPods cho người dùng iPhone
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.
7 điều khiến hành khách trên chuyến bay khó chịu nhất
Sáng sớm nay, khu vực quận 4 sấm chớp nhiều, có cảm giác như sẽ mưa lớn. Tuy nhiên, gió mạnh đã đẩy những đám mây trôi đi, lác đác mưa nhưng rồi tạnh. Khu vực quận 7 có mưa nhẹ. Đến hơn 6 giờ, trời vẫn vần vũ mây, báo hiệu một cơn mưa bất cứ lúc nào.
Tại TP.HCM, sức tiêu thụ của thị trường giảm nhẹ sau kỳ nghỉ lễ, lượng heo về các nhà máy cuối tuần vẫn ở mức 5.000 con/ngày. Giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 75.000 đồng/kg. Giá thịt heo phổ biến như: thịt ba rọi 110.000 đồng/kg, sườn non từ 143.000 đồng/kg, sườn già 98.000 đồng/kg, nạc vai 99.000 đồng/kg, chân giò rút xương 108.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 168.000 đồng/kg…
Cắt thành công bao quy đầu cho bệnh nhân bằng phương pháp công nghệ Stapler - Surkon
Trở về cùng đội tuyển Việt Nam vào chiều 6.1, Xuân Son được đưa đến Trung tâm Y học Thể thao Vinmec - địa chỉ uy tín, đã từng điều trị chấn thương cho nhiều cầu thủ Việt Nam.Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu. Kết quả hội chẩn ghi nhận: Xuân Son bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn. Các bác sĩ tại Trung tâm Y học Thể thao Vinmec đã quyết định phương pháp phẫu thuật kết hợp xương kín bằng đinh nội tủy có chốt dưới màn hình tăng sáng.Đây là giải pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp giảm thiểu tổn thương mô mềm và đảm bảo phục hồi nhanh chóng. Ca phẫu thuật bắt đầu từ 20 giờ 18, đến 21 giờ 43 thì hoàn tất. Bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật là giáo sư Trần Trung Dũng, giám đốc Chuyên ngành chấn thương chỉnh hình & cơ xương khớp thuộc hệ thống y tế Vinmec.Bác sĩ chia sẻ: "Chúng tôi vừa kết thúc ca mổ cho Xuân Son. Về cơ bản đây là một chấn thương khá nặng: gãy hai mảnh rời rất lớn, một mảnh 3 cm, một mảnh 7 cm. Chúng tôi mong muốn giúp bạn ấy phục hồi nhanh nhất. Về chấn thương xương, chúng tôi thực hiện kỹ thuật đóng đinh nội tủy, không mở ổ gẫy. Về cơ bản là giữ được giải phẫu, không làm xô lệch các mảnh gẫy, không cần thiết phải mở ổ gẫy ra. Vì vậy thời gian cuộc phẫu thuật kéo dài hơn mức bình thường, rơi vào khoảng 1 tiếng rưỡi. Quá trình mổ được kiểm tra bằng siêu âm và CT, đảm bảo các yêu cầu của giải phẫu, nắn chỉnh và cố định. Cho tới hiện tại, ca mổ đã thành công tốt đẹp.Sau khi mổ xong, bệnh nhân tỉnh lại sẽ được đưa về phòng và ngay lập tức được sử dụng các phương pháp trị liệu. Bao gồm: trị liệu lạnh, vận động mát xa tại chỗ. Ngày mai 7.1, bệnh nhân có thể tập di chuyển bằng nạng hoặc xe lăn. Sau đó, tới khu Chấn thương chỉnh y học thể thao Vinmec, để tập luyện với các dụng cụ chuyên biệt".Chị Marcele Seippel, vợ của Xuân Son, chia sẻ trước khi chồng lên bàn mổ: “Tất nhiên tôi rất lo lắng, nhưng tôi hiểu rằng trong thể thao, chấn thương là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng nhất là tôi hoàn toàn tin tưởng vào các bác sĩ của Vinmec. Họ đã chăm sóc gia đình tôi, và con trai chúng tôi cũng được sinh tại đây!”Xuân Son sẽ được chuyển sang khu vực hồi sức tích cực để theo dõi và đánh giá tình trạng. Nhiều khả năng Xuân Son sẽ mất khoảng 3 tháng mới có thể tập nhẹ trở lại. Và có thể thêm thời gian khoảng ít tháng để anh trở lại sân cỏ.