Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?Nồi bún riêu 300 lít độc lạ ở TP.HCM vẫn hết sạch, chủ không dám nghỉ vì sợ khách nhớ
Á quân giải bóng đá sinh viên các nước Đông Nam Á 2017.
Trần Thị Thanh Thúy tạo sức hút đặc biệt
Tại TP.HCM, thị trường tiêu thụ tiếp tục lạc quan, lượng heo hơi về nhà máy khoảng 5.500 con/ngày. Giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 75.000 - 77.000 đồng/kg. Giá thịt heo không có nhiều biến động: thịt ba rọi 115.000 đồng/kg, sườn non từ 145.000 đồng/kg, sườn già 99.000 đồng/kg, nạc vai 101.000 đồng/kg, chân giò rút xương 113.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 168.000 đồng/kg…
Chiều 18.2 tại Malaysia, Huawei chính thức giới thiệu chiếc smartphone gập 3 màn hình Mate XT phiên bản Ultimate Design tới thị trường toàn cầu. Trước đó, hãng công nghệ này đã mở bán chiếc Mate XT ở thị trường nội địa từ cuối năm 2024.Chiếc điện thoại gập ba vừa ra mắt sở hữu cấu hình cao, có nhiều sáng tạo công nghệ mới, đồng thời thiết lập những kỷ lục khi trở thành chiếc điện thoại gập mỏng nhất (3,6 mm) và có màn hình gập lớn nhất (10,2 inch, khoảng 26 cm) khi mở.Máy được trang bị hệ thống Hinge chuẩn xác (công nghệ bản lề) cùng mặt kính siêu mỏng kích thước 322 cm², đánh dấu bước đột phá mới về độ bền và hiện là thiết bị đầu tiên hỗ trợ gập màn hình cả hướng vào trong lẫn ra ngoài. Nhờ đó, sản phẩm tạo ra được trải nghiệm mới mẻ về mặt hiển thị, cho phép người dùng lướt web theo cả chiều ngang và chiều dọc trên màn hình lớn 10,2 inch, hoặc trải nghiệm chia cửa sổ trên điện thoại hiệu quả.Ngoài điểm nhấn màn hình, thiết bị còn được trang bị khả năng chụp hình cao cấp với camera Ultra Aperture XMAGE, cho phép chụp ảnh sắc nét và chuyên nghiệp nhờ khẩu độ vật lý có 10 mức tùy chỉnh.Tại sự kiện, ông Andreas Zimmer, Giám đốc sản phẩm Huawei cho biết từ một ý tưởng "táo bạo, vượt qua khuôn khổ của những suy nghĩ thông thường", đội ngũ phát triển đã biến ý tưởng thành hiện thực để tạo nên cuộc chơi mới trong lĩnh vực di động. Huawei Mate XT Ultimate Design có giá 3.499 euro (tương đương 93,5 triệu đồng), một cấu hình RAM 16 GB, bộ nhớ trong 1 TB và có 2 lựa chọn màu sắc là đỏ hoặc đen. Tuy mở bán ở quốc tế, thiết bị này sẽ không có mặt trên kệ hàng chính hãng tại Việt Nam.Bên cạnh màn ra mắt mẫu flagship gập 3 màn hình, Huawei cũng giới thiệu máy tính bảng MatePad Pro 13,2 inch, tai nghe móc đầu tiên của thương hiệu này tên FreeArc và vòng đeo tay thông minh Band 10.Trong đó, MatePad Pro 13,2 inch mới kế thừa khả năng xử lý tác vụ văn phòng tương tự PC như thế hệ trước, trang bị màn hình công nghệ Flexible OLED PaperMatte Display và có sẵn bộ ứng dụng văn phòng WPS chuẩn PC. Máy mới còn tích hợp các ứng dụng chuyên nghiệp, độc quyền của hãng như Notes và GoPaint, sạc nhanh SuperCharge, chỉ cần 65 phút để sạc đầy.
Hà Nội giành chiến thắng áp đảo giải vô địch kickboxing các đội mạnh toàn quốc
Vừa có máy lạnh, wifi, chỗ ngồi, đồ ăn, thức uống đa dạng, mở cửa 24/24… vì vậy mà với không ít người trẻ những cửa hàng tiện lợi là nơi lý tưởng để tránh nóng. Có mặt tại một cửa hàng tiện lợi trên đường Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5 (TP.HCM) vào lúc 11 giờ 30 phút, người viết choáng ngợp bởi lượng khách ở đây. Bên dưới nhiều người đang đứng xếp hàng đợi thanh toán còn tầng trên, không gian cho khách ngồi lại hầu như không còn chỗ trống. Có người còn phải quay đi vì hết chỗ ngồi.