Chủ nhật đen tối của tiền ảo Bitcoin
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:Có lỗ hổng trong quy định xuất khẩu chip Mỹ sang Trung Quốc?
Đại diện của Thái Lan được chọn để sang Hà Nội năm nay là nhà vô địch Kool Supporters Football Kub lần thứ 5, một giải đấu có quy mô khủng, quy tụ tới 630 đội bóng trên khắp các tỉnh thành của đất nước này.
Thách thức với ngành cao su Đông Nam Á từ luật của EU
Những ngày qua, nhiều giao lộ ở TP.HCM bị ùn xe, đặc biệt tình trạng người dân phải dừng chờ đèn đỏ kéo dài xảy ra liên tục tại các tuyến đường khu trung tâm. Trên mạng xã hội, nhiều người than thở mệt mỏi vì kẹt xe, dừng chờ đèn đỏ lâu. Lý giải việc này, Sở GTVT TP.HCM cho hay, kể từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, Sở GTVT nhận thấy ý thức người tham gia giao thông được nâng cao, tình trạng lưu thông không tuân thủ theo hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, rẽ phải khi đèn đỏ tại giao lộ không có đèn cho phép rẽ phải)… đã hạn chế rất nhiều. "Tuy nhiên, với mật độ lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao, bề rộng mặt đường nhiều nơi hẹp dẫn đến phương tiện dừng chờ kéo dài", đại diện Sở GTVT nhìn nhận.Do đó, ngoài việc điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông linh động, Sở GTVT đang tổ chức rà soát để xem xét triển khai lắp đặt bổ sung các đèn tín hiệu giao thông cho phép một số phương tiện tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái hoặc cho phép các phương tiện tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái (đèn mũi tên) tại một số giao lộ trên địa bàn quản lý, nhằm hạn chế tình trạng lượng phương tiện dừng chờ kéo dài.Sở GTVT cho hay, đơn vị đang quản lý 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông (bao gồm: 794 chốt đèn hoạt động chế độ xanh, đỏ, vàng và 256 chốt đèn hoạt động chế độ chớp vàng (bao gồm đèn năng lượng mặt trời). Trong đó, 843 chốt đèn hoạt động độc lập, 227 chốt đèn hoạt động kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển.Công tác vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông do Sở GTVT quản lý thời gian qua đã được quản lý, bảo trì thường xuyên, kịp thời phát hiện, sửa chữa, thay thế thiết bị, vật tư, khắc phục các sự cố liên quan đến hoạt động của hệ thống đảm bảo hệ thống đèn hoạt động ổn định.Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT cho hay, về hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông có lúc vẫn còn xảy ra tình trạng sự cố (bao gồm: mất nguồn cung cấp điện, hư hỏng thiết bị tủ điều khiển, hư hỏng đèn…) dẫn đến khó khăn cho người tham gia giao thông.Đơn vị này cũng thông tin, hệ thống đèn tín hiệu giao thông kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển thì luôn có người theo dõi tình hình hoạt động của hệ thống, kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh thời lượng đèn phù hợp với từng thời điểm lưu lượng xe.Đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoạt động độc lập, thời lượng đèn tín hiệu giao thông được thiết lập nhiều khung thời gian khác nhau trong ngày.Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian cao điểm trong ngày, các lực lượng: CSGT, công an khu vực, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ… tham gia điều chỉnh hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông, góp phần giảm ùn ứ giao thông trên địa bàn TP.HCM.Ngoài ra, để giảm ùn ứ giao thông thông, Sở GTVT đang thí điểm ứng dụng công nghệ (AI) trong hoạt động của đèn tín hiệu tại nút giao Hàng Xanh, ngã 5 Đài liệt sẽ, giao lộ Ung Văn Khiêm, Nguyễn Gia Trí; điều khiển giao thông tự động cho trục Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ."Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiếp tục xem xét mở rộng việc ứng dụng công nghệ AI trong điều khiển đèn tín hiệu giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, trung tâm TP, các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông", đại diện Sở thông tin.Sở GTVT đang thực hiện công tác quản lý, bảo trì, vận hành đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông và chia sẻ dữ liệu hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho Công an TP để vận hành, xử phạt vi phạm... theo quy định.
Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá ở cấp độ 1.
Bộ Công thương bảo lưu quan điểm điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.