Bà Mã Đào Ngọc Bích và câu chuyện siêu thị mỹ phẩm cho người Việt
Mạng xã hội mới đây xuất hiện một số đoạn video ghi lại tình huống giao thông gây bức xúc, khi hai tài xế điều khiển hai xe tải bất chấp nguy hiểm, liên tục lái xe lạng lách trên phố, chèn đường "cà khịa" nhau, suýt gây tai nạn cho các xe khác cùng lưu thông.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 8.3.2025, trên đường Ngọc Hồi, đoạn qua địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hai Bà Trung, TP. Hà Nội.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên ô tô di chuyển phía sau ghi lại, thời điểm nói trên, ô tô này đang lưu thông trên đường Ngọc Hồi, hướng từ Vành Đai 3 về Thanh Trì. Khi đến khi vực gần Cầu đi bộ Ngọc Hồi, tài xế và nhiều người ngồi trên xe giật mình khi phát hiện phía trước xuất hiện hai xe tải nhỏ (một xe mang biển kiểm soát 29H-099.55, một xe mang biển kiểm soát 51C-828.75) đang chạy lạng lách và liên tục tạt đầu, "chèn đường" nhau.Đáng nói, tình huống giao thông diễn ra giữa lúc trên đường Ngọc Hồi đang có rất đông phương tiện khác cùng lưu thông. Thậm chí còn có nhiều xe máy chạy xen kẽ rất nguy hiểm. Nhiều tài xế ô tô khác di chuyển phía sau không dám cho xe vượt lên vì sợ "vạ lây", dẫn đến cảnh ùn ứ.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại toàn bộ vụ việc sau khi được đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe liều lĩnh, bất chấp nguy hiểm và xem thường pháp luật của hai tài xế nói trên.Bên cạnh đó, nhiều người lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt thật nghiêm cả hai tài xế nói trên, tránh những sự vụ đáng tiếc có thể xảy ra.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hành vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Rủi ro tiềm ẩn với mô hình đóng học phí một lần
Ngày 19.1, tại thôn Quyết Lâm (xã Thọ Lâm, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), Tập đoàn Sao Mai đã tổ chức lễ khánh thành và đưa Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Lamori Resort & Spa vào hoạt động. Lamori Resort và Spa chỉ cách Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, H.Thị Xuân) khoảng 1,5 km, cách cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân 8 km, đây là khu du lịch phức hợp “Tâm linh - Khám phá dã ngoại về nguồn” đạt tiêu chuẩn 5 Sao đầu tiên ở Thanh Hóa. Được xây dựng trên diện tích 54 ha, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, Lamori Resort & Spa sở hữu hệ thống tiện ích nghỉ dưỡng đồng bộ, hiện đại và đa dạng như: khu villa; trung tâm tổ chức sự kiện view hồ; hệ thống nhạc nước; chuỗi villa mặt hồ, villa trong lòng núi, villa nổi trên mặt hồ; bể bơi vô cực; khu spa, gym và yoga với đầy đủ trang thiết bị chăm sóc sức khỏe cao cấp...Tại Lamori Resort & Spa còn có cụm nhà hàng ven hồ nổi bật với sức chứa cùng lúc khoảng 700 khách được phục vụ bởi đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp với đa dạng các món ăn Âu, Á và đặc sản địa phương. Khi đưa vào vận hành, ngoài tạo việc làm cho hơn 400 lao động tại địa phương, đây còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng - chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Phát biểu tại lễ khai trương, ông Nguyễn Văn Thi, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, nhấn mạnh việc khánh thành Khu nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa sẽ tạo cho khu vực một sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, khắc phục được những yếu điểm tồn tại trước đây, mở ra cơ hội, vận hội mới để du lịch của H.Thọ Xuân nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung cất cánh và sớm đạt mục tiêu trở thành trọng điểm du lịch quốc gia. Ông Thi cho biết thêm, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp huy động và khuyến khích các nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp, tạo đột phá trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nhờ đó, kinh tế du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngành dịch vụ, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh. Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đón trên 15,3 triệu lượt khách, đứng thứ 4 cả nước, vượt 10,9% kế hoạch và tăng 22,5% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 719.000 lượt, tăng 16,7%. Lamori Resort & Spa đi vào hoạt động góp phần quan trọng trong việc chỉnh trang không gian đô thị, hạ tầng du lịch, từng bước khẳng định thương hiệu “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”.
Độc chiêu 'rút ruột' 2 tấn giấy bìa các tông
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24.2 bỏ phiếu về nghị quyết do châu Âu và Ukraine bảo trợ, bày tỏ lo ngại về hành động quân sự của Nga tại Ukraine trong 3 năm qua, mà theo văn bản này đã gây hậu quả thảm khốc và lâu dài không chỉ cho Ukraine mà còn cho các khu vực khác và ổn định toàn cầu.Theo CNN, nghị quyết kêu gọi xuống thang, sớm ngừng xung đột và một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tại Ukraine, yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức, toàn bộ và vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ukraine theo biên giới được quốc tế công nhận.Nghị quyết được thông qua với 93 phiếu thuận, 18 phiếu chống và 65 phiếu trắng. Trong đó, Mỹ bỏ phiếu chống cùng Nga và Hungary, trong khi các đồng minh châu Âu của Washington bỏ phiếu ủng hộ.Mặt khác, Mỹ đưa ra nghị quyết riêng không lên án Nga hay công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Theo CNN, nghị quyết của Mỹ kêu gọi chấm dứt nhanh xung đột và đạt hòa bình lâu dài giữa Ukraine và Nga. Nghị quyết bày tỏ thương tiếc về mất mát về người trong xung đột và nhấn mạnh mục đích chính của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.Mỹ cũng đưa ra nghị quyết tương tự tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và được thông qua với 10 phiếu ủng hộ, gồm Nga, và 5 phiếu trắng (Anh, Pháp, Đan Mạch, Hy Lạp và Slovenia).Liên quan nghị quyết của Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Pháp đưa ra 3 đề nghị sửa đổi được nhiều nước ủng hộ. Theo AP, toàn bộ sửa đổi được phê chuẩn và nghị quyết của Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua với 93 phiếu thuận, 8 phiếu chống và 73 phiếu trắng. Trong đó, Ukraine bỏ phiếu thuận, Mỹ bỏ phiếu trắng và Nga bỏ phiếu chống.Các nghị quyết tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc không mang tính ràng buộc về pháp lý như tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Trong 10 năm qua, đặc biệt là từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Long An luôn tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là tiền đề quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết từ năm 2020 đến nay, Long An đã đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác) phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Tỉnh xác định có 8 công trình giao thông đột phá trong nhiệm kỳ này. Trong đó, hiện có 3 dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng, gồm nâng cấp, mở rộng ĐT824 (đoạn từ ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh); nút giao đường Hùng Vương - QL62 và ĐT826E. Dự án đường Lương Hòa - Bình Chánh đang triển khai thi công. Các tuyến đường còn lại như Hựu Thạnh - Tân Bửu; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập - Long Hậu sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.Song song đó, 2/3 công trình trọng điểm là đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đã được đưa vào khai thác, sử dụng. ĐT830E đang triển khai thi công sẽ hoàn thành trong năm 2026. Riêng dự án còn lại là QL50B (ĐT827E) kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang có vốn đầu tư khá lớn nên tỉnh xác định phân kỳ đầu tư với các dự án thành phần.Hiện, có 3 dự án thành phần là cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây đã được UBND tỉnh Long An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.797 tỉ đồng. Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai quyết liệt… Riêng 2 dự án trọng điểm quốc gia là Vành đai 3 cũng được tỉnh Long An tập trung triển khai quyết liệt, đạt khối lượng thi công rất tốt. Dự kiến trong tháng 12.2025, đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Đối với dự án Vành đai 4, tỉnh đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi UBND TP.HCM tổng hợp trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, nếu thuận lợi sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2/2025.Có thể nói, sau khi đầu tư hoàn thành các công trình theo quy hoạch, hạ tầng giao thông tỉnh Long An sẽ cơ bản đồng bộ. Tất cả phương tiện vận tải thủy - bộ dễ dàng di chuyển kết nối giữa các trung tâm đô thị, giữa các khu - cụm công nghiệp trong tỉnh và với các khu vực kinh tế quan trọng như cảng biển, khu cụm công nghiệp… của các tỉnh, thành lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang và cả Vương quốc Campuchia.Tuy vậy, theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, từ sự hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Từ đó, danh mục 34 dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2026 mới triển khai đạt yêu cầu đề ra (12 danh mục chuyển tiếp và 22 danh mục khởi công mới). Trong đó, chỉ riêng dự án đường Vành đai 4 (đoạn qua Long An) đã có nhu cầu vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng; đường nối TP.Tân An đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (đoạn Tuyên Nhơn - Bình Hiệp) với nhu cầu vốn dự kiến gần 4.800 tỉ đồng…Thực hiện nghiêm túc định hướng, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vận dụng linh hoạt, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy và việc triển khai kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh Long An nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An có sự phục hồi rõ nét ngay từ sau đại dịch Covid-19 đến nay. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước.Nổi bật trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Long An đạt 8,3% (cao hơn bình quân cả nước khoảng 7,09%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng mạnh khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ - thương mại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 15,8%).Nếu đầu nhiệm kỳ XI, Long An có 11.300 doanh nghiệp (DN), 1.000 dự án FDI hoạt động thì cuối năm 2024 đã có đến gần 20.000 DN, 1.300 dự án FDI đang hoạt động đầu tư với tổng đăng ký tăng gấp đôi. DN đăng ký thành lập mới tăng đến 59%, vốn đăng ký tăng 41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ước đạt 12 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 8 tỉ USD…Môi trường đầu tư của tỉnh Long An tiếp tục được cải thiện và vươn lên top đầu của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hiện đứng thứ 2; chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) đứng vị trí thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước; top 10 địa phương hấp dẫn DN lớn năm 2024.Về xã hội, cuối năm 2024, TP.Tân An vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên trong cả nước được trao danh hiệu này. Long An cũng là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL miễn, giảm học phí đối với học sinh bậc mầm non và THCS; GRDP bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%...Năm 2024, tổng thu ngân sách của tỉnh Long An đạt hơn 26.500 tỉ đồng (tăng hơn 8.500 tỉ đồng so với năm 2019, đạt 125,6% dự toán T.Ư giao, bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023), đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI (đến năm 2025 thu ngân sách từ 25.000 - 30.000 tỉ đồng). Đặc biệt, kết quả thu ngân sách 26.500 tỉ đồng là con số kỷ lục trong khu vực ĐBSCL.Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, thu ngân sách năm 2024 của tỉnh khá ấn tượng nhưng tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 để đạt mục tiêu thu ngân sách 30.000 - 35.000 tỉ đồng (tăng hơn 12%). Phấn đấu đến năm 2030, Long An thu ngân sách đạt 50.000 - 55.000 tỉ đồng và trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Trong năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Tỉnh cần thực hiện đúng phương châm "Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, sản phẩm phải cụ thể" cùng quan điểm "Đổi mới tư duy, lề lối làm việc, cách nghĩ, cách làm; xem doanh nghiệp là nguồn lực, là động lực cho sự phát triển, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật làm thước đo hiệu quả công việc". Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống "trung dũng kiên cường" như cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện để vượt qua "cơn gió ngược" mang tên Covid-19 tại thời điểm đầu nhiệm kỳ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc dự toán năm 2025.
Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore: 'Để phát triển, các trường đừng cố trở nên giống nhau'
Chiêu mộ cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy với mục tiêu "bay cao" ở Proliga nhưng CLB Gresik Petrokimia chưa thành công. Dù Thanh Thúy chơi khá tốt nhưng đành chia tay đội bóng chuyền Indonesia chỉ sau 1 tháng khoác áo đội bóng này.Ngoại binh người Mỹ Julia Sangiacomo được chọn thay thế cho Thanh Thúy tuy thi đấu chưa như kỳ vọng nhưng cùng ngoại binh người Cuba Kitania Medina giúp đội bóng này chơi khởi sắc ở 2 lượt trận gần nhất. Ở trận đấu ngày 8.2, đội bóng cũ của Thanh Thúy đánh bại CLB Jakarta Pertamina với tỷ số 3-1, giành trọn 3 điểm. Đến lượt trận tiếp theo diễn ra hôm qua (9.2), CLB Gresik Petrokimia để thua 2-3 trước CLB Jakarta Elektrik và tích lũy thêm 1 điểm. Hiện có trong tay 14 điểm, CLB Gresik Petrokimia vươn lên hạng 5 và chỉ còn kém 2 điểm so với đội xếp hạng 4. Mục tiêu của đội bóng cũ của Trần Thị Thanh Thúy là giành quyền vào tốp 4 để thi đấu vòng bán kết Proliga và họ còn 3 trận đấu nữa để phấn đấu. Trong khi đó sau khi nói lời chia tay sớm với CLB Gresik Petrokimia, Trần Thị Thanh Thúy quay trở lại cống hiến cho đơn vị chủ quản VTV Bình Điền Long An. Kể từ sau chấn thương gặp phải hồi đầu năm 2024 khi chơi bóng tại Nhật Bản trong màu áo CLB PFU Blue Cats (Nhật Bản), Thanh Thúy chưa tìm lại được phong độ đỉnh cao. Đó là lý do chính khiến cô chia tay sớm khi sang Thổ Nhĩ Kỳ đầu quân cho CLB Kuzeyboru và gần nhất là chia tay CLB Gresik Petrokimia của Indonesia. Hiện Thanh Thúy đã trở lại tập luyện cùng CLB VTV Bình Điền Long An. Theo kế hoạch, cô sẽ cùng đội bóng miền Tây tham dự Cúp bóng chuyền Hoa Lư - Bình Điền diễn ra từ ngày 5 - 10.3 tại Ninh Bình. Sau đó cô tiếp tục cùng đội bóng này chinh phục giai đoạn 1 giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025 diễn ra từ ngày 22 đến 31.3 tại Hà Nội. Đội đương kim vô địch VTV Bình Điền Long An có thêm sức mạnh cho mục tiêu bảo vệ ngôi vương khi có sự trở lại của Thanh Thúy.