Thùy Tiên đụng độ chiếc váy với Jisoo, Baifern, sắc đen được nàng ưa chuộng
Một trong những tài tử được săn đón nhất Hollywood - Leonardo DiCaprio - cuối cùng cũng phá vỡ quy tắc hẹn hò "dưới 25 tuổi" khi sánh đôi cùng Vittoria Cerreti.Trong nhiều năm qua, Leonardo DiCaprio (51 tuổi) hiếm khi hẹn hò với phụ nữ nào trên 25 tuổi.Mặc dù nam diễn viên Hollywood chưa bao giờ xác nhận quy tắc này, nhưng người hâm mộ luôn nhận thấy các mối quan hệ lãng mạn của anh kết thúc khi người tình đạt đến tuổi 25.DiCaprio hẹn hò với Bar Refaeli cho đến năm 2010, lúc đó cô 25 tuổi. Sau đó nam diễn viên này quen với Kelly Rohrbach đến năm 2015, cũng là thời điểm cô 25 tuổi.Anh cũng hẹn hò với Nina Agdal từ năm 2016 đến năm 2017, đúng năm cô đón sinh nhật lần thứ 25 của mình.Tuy nhiên Leonardo DiCaprio khiến người hâm mộ bất ngờ khi anh hẹn hò với siêu mẫu Ý Vittoria Ceretti (27 tuổi). Người mẫu này từng kết hôn với DJ người Mỹ gốc Ý Matteo Milleri (36 tuổi).Nhiều đồn đoán cho rằng lý do quan trọng khiến DiCaprio phá vỡ nguyên tắc hẹn hò của mình đó là: Cerreti không vội vàng tiến tới hôn nhân lần nữa.Theo nguồn tin của Daily Mail, việc Ceretti không vội vàng kết hôn lần nữa đã giúp mối quan hệ của cô với ngôi sao hạng A này tiếp tục mặc dù cô đã ngoài 25 tuổi.Nguồn tin cho biết thêm: "Với những mối quan hệ trước đây, Leonardo cảm thấy có một áp lực nhất định khi phải nói về chuyện kết hôn, nhưng giờ đây không cần phải vội thay đổi những gì anh và Vittoria đang có. Cô ấy là người bạn gái thực sự mà anh ấy từng có. Vittoria khiến anh ấy cảm thấy được yêu thương thực sự. Cả hai đều trân trọng những gì họ có. Vittoria hiểu rằng lịch làm việc của anh ấy có thể thay đổi và cô không bao giờ tỏ ra ghen tuông".Là một trong những diễn viên nổi tiếng, Leonardo DiCaprio luôn được nhiều phụ nữ vây quanh, dù là ở phim trường hay thậm chí trên du thuyền khổng lồ trị giá hàng triệu USD nhưng may mắn thay, đó không phải là vấn đề đối với bạn gái của anh.Nguồn tin nói thêm: "Leonardo rất trân trọng điều đó. Điều quan trọng với anh ấy là có cuộc sống riêng bên cạnh Vittoria, người cũng luôn tập trung vào sự nghiệp và thành công của riêng mình. Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, và bạn bè tin rằng siêu mẫu sẽ là người phù hợp, vì cô ấy không ép buộc anh kết hôn".Năm 2016, Leonardo DiCaprio từng chia sẻ về ý định kết hôn với tạp chí Parade. Anh nói: "Sự thật là bạn không thể dự đoán được hôn nhân. Bạn không thể lên kế hoạch cho nó. Nó chỉ xảy ra khi chín muồi".Thể thao điện tử ASIAD 19: Tuyển Việt Nam tranh HCĐ với Thái Lan
Dù sao đi nữa, với mức giá công bố lên đến 859 triệu đồng, Kia Carens 2023 phiên bản Siganture có phải là chiếc xe hấp dẫn?
Có một Hà Nội trong hương sung rất khác
Chị Như cũng bảo để khách đến quán không khó. Nhưng "giữ chân" được khách hàng, khiến họ quay trở lại quán nhiều lần tiếp theo mới khó. Khó nhưng tháo gỡ được bằng những điều đặc biệt.
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Lại diễn kịch bản cũ để giành ghế
Thất bại 0-1 trước HAGL tối 24.1 chưa loại CLB Hà Nội khỏi đường đua vô địch V-League. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn chỉ kém Thanh Hóa 5 điểm, trong khi mùa giải còn tới quá nửa chặng đường. Tuy nhiên, màn thể hiện của đội Hà Nội trong 3 trận gần nhất, đặc biệt ở trận thua tối qua, nằm dưới mức kỳ vọng. CLB Hà Nội chỉ mất 7 phút để... tự bắn vào chân với pha vào bóng non nớt dẫn đến thẻ đỏ của Vũ Đình Hai. Cầu thủ sinh năm 2000 khoác áo đội Hà Nội đá V-League từ mùa trước. Đặc biệt khi HLV Daiki Iwamasa nắm quyền, Đình Hai được ra sân thường xuyên trong vai trò hậu vệ (tổng 22 trận ở V-League 2023 - 2024). Tuy nhiên, như thế vẫn là không đủ với cầu thủ năm nay đã 25 tuổi, nhưng vốn kinh nghiệm rất mỏng. Sự non kém ấy thể hiện ở tình huống vào bóng bằng gầm giày vào thẳng cổ chân Văn Sơn, khiến Đình Hai phải "đi tắm sớm".Việc sử dụng những gương mặt thiếu từng trải như Đình Hai đã nằm trong dự kiến của ban lãnh đạo CLB Hà Nội. Quan trọng là, lứa cầu thủ chủ chốt của đội bóng thủ đô có gánh vác được tập thể. Trong thất bại trước HAGL, đối thủ vừa thua 3 trận sân khách gần nhất trước khi "hành quân" đến Hàng Đẫy tối qua, câu trả lời đã rõ ràng.Dù tung ra sân đội hình với 5 nhà vô địch AFF Cup 2024 như Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Thành Chung, Phạm Xuân Mạnh, Nguyễn Hai Long và Phạm Tuấn Hải, CLB Hà Nội vẫn không áp đảo được tập thể HAGL vốn đang chật vật ở giữa bảng. Thậm chí, các tuyển thủ quốc gia còn là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Duy Mạnh phạm lỗi vụng về trong vòng cấm khiến chủ nhà chịu phạt đền. Còn Tuấn Hải là tác quả của cú đá phạt đền dội xà phút 90+11, trực tiếp tước đi cơ hội cuối cùng để CLB Hà Nội ăn tết với 1 điểm giắt túi. Nghịch lý của CLB Hà Nội là dù có nhiều tuyển thủ vô địch AFF Cup 2024, nhưng đội bóng của ông Lê Đức Tuấn lại chơi thiếu đường nét sau khi guồng quay bóng đá nội trở lại. CLB Hà Nội hòa 0-0 trong 90 phút rồi bị Đồng Tháp loại khỏi vòng 16 đội Cúp quốc gia. Sau chiến thắng 2-0 trước Đà Nẵng, đội Hà Nội về lại vòng xoáy khó khăn bằng thất bại đầu tiên trước HAGL trên sân nhà sau nhiều năm. Thực tế, việc sở hữu nhiều tuyển thủ quốc gia chưa chắc là... điều thuận lợi cho CLB Hà Nội. Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long hay Tuấn Hải đều đã căng mình tập luyện và thi đấu 8 trận trong chưa đầy 1 tháng qua. Chuỗi hành trình "leo núi" ở sân chơi Đông Nam Á đã bào mòn thể lực của nhiều tuyển thủ. Minh chứng là khi trở lại từ AFF Cup, các tuyển thủ Việt Nam chỉ đá tròn vai, thậm chí mắc lỗi.Dù vậy, bất ổn của đội Hà Nội không đến từ yếu tố này. Từ đầu mùa, CLB Hà Nội chưa thể hiện được triết lý kiểm soát và tấn công áp đảo như giai đoạn đỉnh cao (2016 - 2022). Cá tính và phương pháp huấn luyện của "thuyền trưởng" Lê Đức Tuấn chưa mang lại hiệu quả. Đội Hà Nội vẫn nỗ lực kiểm soát bóng, đẩy đội hình tấn công, nhưng chất lượng và ý tưởng chơi bóng không còn dồi dào như trước. Vỏn vẹn 13 bàn sau 11 trận (trung bình 1,18 bàn/trận), đứng thứ 6 ở V-League, cùng số cơ hội tạo ra chỉ ở mức vừa phải, là những gì ban huấn luyện đội Hà Nội phải nghiên cứu thêm.Song, không thể trách mình HLV Lê Đức Tuấn. Khi lứa Văn Quyết, Hùng Dũng chuẩn bị bước qua bên kia sườn dốc, những Duy Mạnh, Thành Chung, Tuấn Hải hay Hai Long ổn định nhưng chưa bứt phá, CLB Hà Nội đang gặp trục trặc chuyển giao. Chất lượng ngoại binh kém, các tài năng trẻ cũng thiếu ấn tượng đang là trở ngại khiến đội bóng thủ đô chậm bước.CLB Hà Nội còn thời gian sửa sai, nhưng Văn Quyết cùng đồng đội cần nhanh chóng hành động. Cơn nóng giận của HLV Lê Đức Tuấn cần được "chuyển hóa" thành nỗ lực đưa đội vượt khó, thay vì chỉ đổi lấy tấm thẻ vàng như trận đấu hôm qua. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn