Đồng Nai: Cháy lớn tại một công ty ở Khu Công nghiệp Sông Mây
Theo chị P., hơn một năm thuê trọ ở địa chỉ trên, chưa bao giờ rơi vào trường hợp tiền điện cao hơn tiền thuê trọ. Tuy nhiên, câu chuyện tưởng chừng vô lý ấy đã xảy ra vào tháng vừa qua.Thả lồng bè bát nháo ở khu neo đậu tàu thuyền
Theo Tom'sHardware, Intel hiện gặp khó khăn về tài chính và hiệu suất trong những năm qua và nhiều đồn đoán đã xuất hiện về tương lai của công ty này. Gần đây nhất, có thông tin cho rằng Broadcom đang quan tâm tới việc mua lại mảng kinh doanh sản phẩm của Intel. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ được cho là đang cân nhắc việc yêu cầu TSMC vận hành mảng sản xuất của Intel Foundry thông qua một liên doanh giữa Intel và nhà sản xuất chip Đài Loan. Tuy nhiên, một trở ngại lớn mà nhiều người bỏ qua chính là thỏa thuận cấp phép chéo rộng rãi giữa Intel và AMD, theo phân tích từ Digits-to-Dollars.Thỏa thuận cấp phép chéo giữa AMD và Intel (bao gồm nhiều thỏa thuận khác nhau, gần nhất được ký vào năm 2009) cho phép cả hai bên sử dụng bằng sáng chế của nhau và tránh các vụ kiện tụng về vi phạm sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận này bao trùm toàn bộ danh mục sản phẩm của cả hai, từ CPU, GPU cho tới các công nghệ khác. Nhờ đó, AMD có thể sản xuất bộ xử lý dựa trên kiến trúc x86 với các phần mở rộng tập lệnh của Intel, trong khi Intel có thể tích hợp các sáng tạo của AMD vào các sản phẩm của mình.Tuy nhiên, thỏa thuận cũng đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt. Cả hai không được phát triển bộ xử lý tương thích với ổ cắm hoặc bo mạch chủ của đối phương. Đặc biệt, thỏa thuận sẽ chấm dứt ngay lập tức nếu một trong hai công ty bị sáp nhập, mua lại hoặc tham gia vào liên doanh làm thay đổi quyền sở hữu. Khi đó, hai bên bắt buộc phải đàm phán lại các điều khoản cấp phép mới.Không chỉ bao gồm kiến trúc tập lệnh x86 và các phần mở rộng như SSE, AVX, thỏa thuận còn bao phủ cả các công nghệ GPU, DPU và FPGA. Do đó, nếu thỏa thuận bị hủy bỏ, gần như toàn bộ sản phẩm của AMD và Intel sẽ bị ảnh hưởng, buộc hai công ty phải thương lượng lại.Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu AMD có thực sự muốn ký kết một thỏa thuận tương tự với Broadcom hay không. Broadcom, từ một công ty chủ yếu nổi tiếng với các giải pháp mạng và công nghệ không dây, hiện đã mở rộng sang lĩnh vực lưu trữ, an ninh mạng và phần mềm hạ tầng. Đặc biệt, Broadcom đang nổi lên như một nhà phát triển hàng đầu về bộ xử lý AI tùy chỉnh, hợp tác với hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn.Việc mua lại mảng CPU từ Intel sẽ giúp Broadcom trở thành đối thủ mạnh mẽ của AMD, đặc biệt trong bối cảnh Broadcom đang sở hữu cả CPU lẫn bộ xử lý AI. Điều này khiến Broadcom trở thành mối đe dọa lớn hơn với AMD so với Intel - công ty hiện chưa có chiến lược AI rõ ràng.Mặc dù có ý kiến cho rằng AMD có thể yêu cầu Broadcom hỗ trợ trong cuộc chiến với Nvidia bằng cách phát triển các giải pháp kết nối "thân thiện với AMD", nhưng ưu tiên hiện tại của Broadcom dường như là củng cố vị thế trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi công ty đang thiếu mảng CPU. Một khi sở hữu mảng kinh doanh CPU, Broadcom nhiều khả năng sẽ tập trung vào việc phát triển nền tảng AI trung tâm dữ liệu của riêng mình thay vì hỗ trợ AMD.Nhìn chung, nếu thương vụ Broadcom và Intel diễn ra, AMD sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, không chỉ trong việc cạnh tranh với Intel mà còn với một đối thủ mới mạnh mẽ hơn trong thị trường công nghệ cao.
Nghĩa tình người miền Tây vậy đó!
Không phải chúng tôi sẽ làm tốt nhất có thể. Hay chúng tôi sẽ cố gắng hết sức. Trải qua vòng bảng kịch tính và khó lường với 18 trận đấu, HLV Phạm Minh là người hiếm hoi tuyên bố mục tiêu vô địch tại giải đấu năm nay.Và họ đang chứng minh quyết tâm đó không chỉ là nói suông. Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội đã có chiến thắng ngọt ngào 2-0 trước Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM trong màn so tài vào chiều 9.3.Kết quả này giúp đội bóng thủ đô khép lại vòng bảng với 7 điểm, dẫn đầu bảng C sau hai lượt đấu và không để lọt lưới một trận nào.Trước đó, đại diện Hà Nội đã thắng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (2-0) và hòa 0-0 trước Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.Dẫu sạch lưới ở vòng bảng, HLV Phạm Minh vẫn chưa hài lòng. Anh kỳ vọng các cầu thủ đội nhà có thể làm được nhiều hơn thế.Cùng với Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, 7 tấm vé tứ kết còn lại đã lộ diện. Đó là Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.Gặp Trường ĐH Văn Hiến ở tứ kết, HLV Phạm Minh nhận định đây là đội bóng mạnh, khó chơi. Chiến thắng của các đội tại tứ kết sẽ định đoạt bằng loạt đá luân lưu nếu đôi bên kết thúc với tỷ số hòa.HLV Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội tiết lộ sẽ tận dụng triệt để ngày nghỉ trước khi tứ kết diễn ra để tập luyện, sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.Các trận đấu trong khuôn khổ tứ kết TNSV THACO cup 2025 sẽ diễn ra trong các ngày 11 và 12.3 trên sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Ngay trong quý 1/2022, phân khúc sedan hạng C tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của người Việt với nhiều mẫu xe được làm mới. Một trong số đó là bộ đôi xe Nhật - Honda Civic và Toyota Corolla Altis.
5 bí quyết ‘chậm lão hóa’ của Son Tae Young
Tham dự cuộc tọa đàm với Thủ tướng có lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp và 23 tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc.Các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế tạo, công nghệ thông tin, viễn thông và ngân hàng, như các tập đoàn: Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Xây dựng Trung Quốc, Xây dựng giao thông Trung Quốc, Thái Bình Dương, Thương mại máy bay Trung Quốc (COMAC), Xây dựng năng lượng Trung Quốc, Power China, Hoa Điện.Ngoài ra có Tập đoàn ô tô Chery, BYD, Geely, Tập đoàn ắc quy Thiên Năng, Tập đoàn lốp xe Sailun, Tập đoàn TCL, Tập đoàn Goertek, Tập đoàn Huawei, Tập đoàn ZTE, Ngân hàng Bank of China (BOC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc.Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ cho biết, với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đứng trước cơ hội mới chưa từng có, đặc biệt là phát triển xanh, kinh tế số. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam hơn 6 tỉ USD trong lĩnh vực kinh tế xanh, tuần hoàn, tái tạo…Ông Hà Vĩ cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp Trung Quốc rất tin tưởng vào thị trường Việt Nam. Điều này không tách rời sự phát triển của quan hệ hai nước, sự ủng hộ to lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Các đại diện doanh nghiệp có mặt tại cuộc tọa đàm đều là những doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, điện tử, kinh tế số, hàng không…Ông Tôn Phong Lôi, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, Tổng giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), chia sẻ các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đều đánh giá Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa trông rộng, rất thực tiễn và quyết đoán.Các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được mở rộng đầu tư kinh doanh, tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng chiến lược, đặc biệt là giao thông, các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, điện tử, công nghệ thông tin, năng lượng sạch… các ngành nghề mới nổi.Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, dù ông đã nhiều lần gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc thời gian qua, song với quan hệ hữu nghị hai bên vẫn "có nhiều chuyện để nói, nhiều việc để làm, nhiều thứ để bàn".Thủ tướng cũng cho hay Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh, ưu tiên cho tăng trưởng, xác định mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế để tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc cũng cho thấy phải tăng trưởng liên tục 2 con số trong hàng chục năm.Chia sẻ về 9 chủ trương, chính sách, định hướng lớn mà Việt Nam đang tập trung thực hiện, Thủ tướng cho biết Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn...Với các doanh nghiệp Trung Quốc, người đứng đầu Chính phủ nêu 13 mong muốn, trong đó đề nghị lấy Việt Nam làm cứ điểm sản xuất kinh doanh. Đồng thời kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật; hai bên cùng lắng nghe ý kiến của nhau.Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cả về quy mô và công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt kết nối giữa hai nước (các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng) trở thành những công trình mang tính biểu tượng trong quan hệ 2 nước.