Cô giáo xinh đẹp dùng game để dạy tiếng Anh
Ca sĩ Hồng Nhung gây bất ngờ khi tiết lộ đang trong quá trình điều trị ung thư vú. Dù không tiết lộ thời gian cụ thể song giọng ca Nhớ mùa thu Hà Nội cho biết thời điểm được chẩn đoán ung thư, cô chọn cách giấu bệnh vì không muốn đồng nghiệp lo lắng. Song sau đợt phẫu thuật, ca sĩ 7X chọn chia sẻ với khán giả, mong muốn thể hiện sự đồng cảm đối với những phụ nữ có hoàn cảnh tương tự để động viên nhau vượt qua khó khăn. Thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của ca sĩ Hồng Nhung được nhiều người quan tâm. Không ít khán giả lo lắng, động viên tinh thần nữ ca sĩ 7X. Trong khi đó, nhiều cư dân mạng nể phục thái độ tích cực, lạc quan của bà mẹ hai con trước biến cố.Trong clip vừa đăng tải trên Facebook, Hồng Nhung cho biết hiện tại, tình hình sức khỏe của cô vẫn ổn, có thể hát và cống hiến hết mình. Cô cũng lạc quan tin rằng sẽ vượt qua được thử thách trong cuộc sống vì “những điều tích cực nhất sẽ đến nếu chúng ta tin vào bản thân mình”.Khơi dậy mạnh mẽ ngọn lửa nhiệt huyết của thanh niên
Chiều 21.1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu, đối thoại tại Phiên Đối thoại chính sách đặc biệt "Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu".Phiên đối thoại được WEF truyền hình trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến lớn của diễn đàn, và được sắp xếp làm điểm nhấn trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của Hội nghị WEF 55.Đây cũng là một trong 5 phiên đối thoại chính sách với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, những người được WEF đánh giá là có tầm nhìn, ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng được tổ chức tại Hội nghị WEF Davos năm nay. Cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và người dẫn chương trình nổi tiếng - Trưởng ban biên tập Tạp chí Financial Times Gillian Tett, đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn nhờ vào thành tựu phát triển kinh tế qua 40 năm đổi mới. Ý chí và quyết tâm cùng với các chính sách phát triển đột phá nhằm nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên thông minh để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành nguồn lực để đưa kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Theo Thủ tướng, kỷ nguyên thông minh là một kỷ nguyên mà chính trị ổn định, không có chiến tranh; kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, môi trường phải được bảo đảm và không ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, kỷ nguyên thông minh phải đi đôi với phát triển trí tuệ thông minh, cơ sở dữ liệu. Để chuẩn bị cho kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng cho biết, Việt Nam chủ trương thúc đẩy hoàn thiện thể chế, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển bình đẳng trong nền kinh tế nhiều thành phần, xác định phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam. Theo đó, Nghị quyết 57 mới ban hành về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo khuôn khổ pháp lý bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ. Thủ tướng thông tin, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thông minh, dự kiến hoàn thành xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trong tháng 6.2025.Mặc dù là đất nước chịu nhiều thiệt thòi, có xuất phát điểm thấp, có nền kinh tế đang chuyển đổi nhưng Thủ tướng cho biết, với những nỗ lực trên, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng về hợp tác nghiên cứu và phát triển, là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu như Samsung, NVIDIA… Kết luận phiên đối thoại, bà Gillian Tett chia sẻ ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam là đất nước ấn tượng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong suốt 4 thập kỷ cải cách. Với mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới, Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu của phát triển trên thế giới. Các thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu tham dự. Sự thành công của phiên đối thoại chính sách năm thứ hai liên tiếp góp phần củng cố vai trò, vị thế quốc tế, lan tỏa những thành tựu to lớn của đất nước trong những năm qua, cũng như tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tiêu thụ điện tăng mạnh, đang tiến tới mốc kỷ lục 1 tỉ kWh/ngày
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 và công bố các chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chuyển đổi số (DTI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đánh giá cao công tác thi đua khen thưởng năm 2024 của thành phố. "Tinh thần đoàn kết, dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo của các cơ quan, đơn vị và người dân TP.HCM trong triển khai phong trào thi đua đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và góp phần tích cực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2024, TP.HCM đã triển khai hiệu quả phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, đồng thời chủ động tổ chức nhiều phong trào mang tính đột phá, đổi mới sáng tạo như 'Xây dựng nông thôn mới', 'Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau', xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm hoàn thành dự án Vành đai 3…", ông Nguyễn Văn Được cho biết.Những phong trào thi đua này rất phong phú, đa dạng, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, gắn với chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, thành phố còn đầu tư, thực hiện nhiều công trình, dự án có quy mô lớn và lối đi riêng, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân mà còn mang tính biểu tượng, khẳng định vị thế của TP.HCM trong quá trình hội nhập và phát triển.Công tác cải cách hành chính của TP.HCM cũng được ông Nguyễn Văn Được đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện, gắn kết chặt chẽ chuyển đổi số."Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một vài địa phương chưa xem phong trào thi đua là động lực quan trọng để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, chỉ chú trọng khen thưởng. Cũng có những nơi, phong trào thi đua còn hình thức, lan tỏa chưa cao. Các phong trào liên quan đến môi trường, giao thông tuy đạt hiệu quả tích cực nhưng chưa bền vững, người dân vẫn còn bức xúc", ông Được nhận xét.Năm 2025 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả nước, do đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn được đề nghị, các cơ quan đơn vị, quận, huyện, TP.Thủ Đức tiếp tục thực hiện tốt các quy định về thi đua, khen thưởng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh."Mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao nhất để thực hiện sứ mệnh TP.HCM là đầu tàu kinh tế và tăng trưởng hai con số. Đồng thời, cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động các phong trào thi đua đặc biệt, cao điểm, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, xã hội số…", ông Được nói.Về chuyển đổi số, năm 2025, ông Nguyễn Văn Được đề nghị, TP.HCM cần xây dựng hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030 và nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu đưa TP.HCM nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính; tỉ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt từ 95%..."Đây là các chỉ số phấn đấu hết sức khó khăn, đặc biệt là chỉ số PCI. Thành phố chúng ta đang ở mức trung bình, để vào nhóm 5 địa phương phải phấn đấu vượt bậc. Đây cũng là một trong những cải cách mạnh mẽ mà lãnh đạo TP.HCM quyết tâm thực hiện, đem lại niềm tin cho doanh nghiệp, đem lại sự đầu tư mạnh mẽ cho thành phố", ông Được nhấn mạnh.
Ngày 9.3, Ban quản lý dự án (QLDA) 85 - Bộ Xây dựng cho biết, trên công trường cầu Đại Ngãi 2 và đường dẫn có tổng số 25 mũi thi công (14 mũi thi công cầu, 10 mũi thi công đường và 1 mũi thi công kè).Sản lượng thi công đến nay đạt 977,66/5.070 tỉ đồng (60,98% hợp đồng), tiến độ dự án chậm khoảng 2,05%; Trong đó: gói 11 (cầu Đại Ngãi 2 và phần tuyến) đạt 977,66/1.543,19 tỉ đồng (đạt 63,35,% hợp đồng), chậm 5,60%; Gói 15 (cầu Đại Ngãi 1) được khởi công từ tháng 1.2025 và đang trong giai đoạn chuẩn bị.Ông Nguyễn Ngọc Long, chuyên viên QLDA, Phòng QLDA2, Ban QLDA 85 cho biết, công trường đang được thi công 3 ca và nhiều máy móc thiết bị bù vào khoảng chậm tiến độ do thiếu nguồn vật liệu trước đó."Trưa nắng kinh khủng lắm nên mấy anh em tranh thủ làm từ 5 giờ 30 đến 10 giờ là nghỉ, chiều bắt đầu làm từ 14 giờ đến 18 giờ và thêm 1 ca đêm để kịp tiến độ hoàn thành vào đúng ngày 30.4 tới đây", ông Long nói.Theo Ban QLDA 85, hiện nay các khó khăn về nguồn vật liệu đã cơ bản được tháo gỡ. Đơn vị đang chỉ đạo các nhà thầu tăng cường công tác tập kết vật liệu, huy động thêm máy móc thiết bị, tăng ca tăng kíp thi công.Cầu Đại Ngãi 2 và đường dẫn sẽ hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.Dự án cầu Đại Ngãi có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 446 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 5.446 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác hơn 629 tỉ đồng; chi phí dự phòng hơn 1.439 tỉ đồng.Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 15,14 km. Điểm đầu giao với QL54, thuộc xã Hùng Hòa, H.Tiểu Cần, Trà Vinh. Điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, thuộc xã Long Đức, H.Long Phú, Sóc Trăng. Dự án gồm 2 công trình cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2.Dự án do BQLDA 85 làm chủ đầu tư. Đây là cầu dây văng thứ 3 bắc qua sông Hậu, sau cầu Cần Thơ và cầu Vàm Cống.
Trần Quyết Chiến 'thoát hiểm' ngoạn mục tại giải vô địch billiards carom Cúp quốc gia
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn