Triển khai sự kiện InnoEx 2023 thúc đẩy chuyển đổi số
Chiều 24.1, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM dự báo tình trạng ùn ứ giao thông tại các trục đường chính, tuyến lên cao tốc và cửa ngõ TP.HCM.Lúc 15 giờ cùng ngày, đồng loạt 51 đơn vị CSGT trên địa bàn TP.HCM sẽ ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân về quê ăn tết.Tại các trục đường chính, cửa ngõ của TP.HCM như: Lê Quang Đạo, Phan Văn Khải (QL 22 cũ), Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu (QL1 cũ), Văn Tiến Dũng (QL50 cũ); Hoàng Cầm (QL1K cũ), các tuyến đường vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, Bến xe Miền Tây, Bến xe Miền Đông, Bến xe An Sương.... sẽ có lực lượng CSGT liên tục tuần tra để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố trên đường.Tại các giao lộ phức tạp sẽ được bố trí CSGT và một số lực lượng khác có mặt thường xuyên để điều tiết, phân luồng giao thông.Theo dự báo của Phòng CSGT, 18 - 22 giờ hôm nay (24.1) đến 5 - 11 giờ ngày mai (25.1), các trục đường chính, đặc biệt các đường đi lên cao tốc sẽ rất đông, có khả năng ùn ứ giao thông cục bộ tại cửa ngõ TP.HCM.Phòng CSGT khuyến cáo người dân trước khi di chuyển cần xem thông tin, tin tức, nghe đài radio cũng như thông qua ứng dụng trật tự giao thông để biết tình hình giao thông trên các tuyến đường dự định đi để có lộ trình thích hợp, tránh đi vào các khu vực ùn tắc sẽ gặp khó khăn, mất thời gian di chuyển.Chiều cùng ngày, tại các tuyến đường, giao lộ, lực lượng CSGT TP.HCM đã có mặt, phân luồng giao thông, tặng nhu yếu phẩm cho người dân.Trong các ngày 24, 25, 26.1, Phòng CSGT sẽ tổ chức phát 13.200 chai nước suối, 3.000 khăn lạnh, 400 mũ bảo hiểm, túi bao lì xì tuyên truyền an toàn giao thông và một số thực phẩm (bánh mì hoặc bánh bao, túi nơi) hỗ trợ, động viên người dân về quê đón tết an lành và hạnh phúc.Bình Định: Hỗ trợ kinh phí cho các võ đường, câu lạc bộ võ cổ truyền
Sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 theo ERPA đã ký, Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn CO2 trong giai đoạn 2018 - 2019. Bộ NN-PTNT đề xuất cho phép chuyển nhượng 1 triệu tấn CO2 cho WB theo ERPA đã ký với giá 5 USD/tấn, khoảng 95% kết quả chuyển nhượng này sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC.
Chuyện lạ trên đảo quốc
Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO (TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO) diễn ra tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (quận 7, TP.HCM) từ ngày 22.3 đến 30.3, quy tụ 6 đội bóng mạnh, bao gồm chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, Trường ĐH Lào, Trường ĐH Malaysia, Trường ĐH Life (Campuchia) và Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore). Trong 6 đội dự giải, chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng có ưu thế lớn nhất. Bên cạnh sự ủng hộ của hàng nghìn CĐV nhiệt thành, thầy trò HLV Nguyễn Đình Long còn được hậu thuẫn bởi ưu thế sân nhà, với mặt cỏ và không gian khán đài quen thuộc.Tuy nhiên, thử thách cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở giải năm nay, là trong tay HLV Đình Long không còn lực lượng kinh nghiệm gắn kết như mùa trước. Dàn cầu thủ mới (chủ yếu học năm nhất và năm hai) dù có thể hình đẹp và quyết tâm cao độ, nhưng lại thiếu sự dạn dày để bứt phá. Ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, thầy trò ông Nguyễn Đình Long đứng nhì bảng A, sau đó dừng bước ở tứ kết trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. "Chúng tôi đã bước qua nhiều cung bậc cảm xúc ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, từ hạng tư ở mùa đầu, đến hạng ba mùa hai và giờ là dừng bước ở tứ kết. Các cầu thủ đã rất cố gắng và toàn đội tiếp tục phải duy trì niềm tin ở sân chơi quốc tế", HLV Đình Long bày tỏ. Để dự giải TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ sung thêm 1 cầu thủ. "Nòng cốt lực lượng sẽ không thay đổi, vì chúng tôi tham gia với tinh thần có gì chơi nấy, cố gắng hết mình", HLV Đình Long nhận định.Chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO không chỉ mang lại cho Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa tấm vé dự giải TNSV quốc tế 2025, mà còn giúp thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chứng minh đẳng cấp.Cả hành trình bất bại kéo dài 9 trận (từ vòng loại đến vòng chung kết), trong đó có tới 5 trận sạch lưới, cho thấy sức mạnh toàn diện và vững vàng của đại diện xứ Thanh.Với dàn cầu thủ đồng đều 3 tuyến, đan xen hợp lý giữa phẩm chất cá nhân (của những ngôi sao như Lê Văn Thức, Ngân Như Dũng) và sức mạnh tập thể (đấu pháp hợp lý, tinh thần đoàn kết), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vững chãi như bức tường thành mà bất cứ đối thủ nào muốn vô địch giải bóng đá TNSV quốc tế 2025 cũng phải vượt qua.Để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ bổ sung thêm 2 cầu thủ U.19 (có mặt tại TP.HCM giữa tuần này) để làm dày lực lượng. HLV Nguyễn Công Thành muốn lực lượng đội mạnh mẽ hơn nữa, song vẫn phải đảm bảo sự cân bằng giữa công và thủ."Chúng tôi sẽ nhập cuộc với sự tôn trọng đối thủ, tính toán chặt chẽ và hợp lý, rồi lựa chọn thời điểm tăng tốc", HLV Nguyễn Công Thành cho biết. "Giải đấu này quy tụ toàn đội mạnh, nên chẳng thể nói trước điều gì. Cả đội sẽ cùng ngồi phân tích lại điểm yếu đã để lộ ở giải trước, rồi từng bước tìm cách khắc phục". Tại giải bóng đá TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng nằm ở bảng A (mã số A1), sẽ đá trận khai mạc giải. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nằm ở bảng B (mã số B3). Giải đấu khởi tranh từ ngày 22.3 đến 30.3 tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM).Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia sân chơi TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO với vai trò chủ nhà. Thầy trò HLV Nguyễn Đình Long đã thể hiện năng lực và sự ổn định ở sân chơi bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, với 2 năm lọt vào bán kết và 1 năm lọt vào tứ kết. Dù làm mới lực lượng với nhiều cầu thủ mới mẻ từ năm nhất và năm hai, nhưng Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn là đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi đội bóng này giàu khát vọng và có ưu thế sân nhà. Ở tứ kết TNSV THACO cup 2025, đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chơi rất hay trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng khi hòa 3-3 trong thời gian thi đấu chính thức, sau đó chỉ thua sát nút trên chấm luân lưu.Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa trở thành nhà vô địch TNSV THACO cup 2025 với hành trình thuyết phục. Thầy trò Nguyễn Công Thành đã đứng nhì bảng B với 5 điểm sau 3 trận, trước khi lần lượt đánh bại hai đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để lọt vào chung kết. Trước thách thức cuối cùng mang tên Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã thắng chung cuộc 2-1 đầy thuyết phục để đoạt chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, qua đó giành tấm vé dự giải Thanh Niên sinh viên quốc tế - 2025 cúp THACO.
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.
Đề nghị phân biệt rõ giữa đấu thầu và đấu giá
Sau gần 20 năm giải nghệ, Ngọc Thúy thực hiện bộ ảnh đón năm mới, gây ấn tượng bởi vóc dáng thon thả cùng thần thái cuốn hút. Cựu người mẫu cho biết cô vẫn thường chụp ảnh với chồng con khi đón tết ở Mỹ và chụp ảnh áo dài xuân với bạn bè khi về quê nhà. Tuy nhiên đã lâu rồi cô mới quyết định thực hiện một bộ hình theo hơi hướng high fashion.Gần hai thập niên từ giã sự nghiệp người mẫu, người đẹp có chút lo lắng, e ngại khi làm người mẫu ảnh. Cô nói ban đầu bản thân lúng túng vì sợ quên cách tạo dáng. Tuy nhiên khi tiếng nhạc bật lên, dưới ánh đèn và ống kính, cô như được trở lại những giây phút thăng hoa của thời đỉnh cao.