CSGT mặc thường phục xử lý vi phạm, có được kiểm tra nồng độ cồn?
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.Ngân hàng Nhà nước bơm hút tiền liên tục, lãi suất tiền đồng đi lên
Năm 2024 vừa đi qua chứng kiến bước hồi phục về doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô Việt Nam, dù vậy lượng tiêu thụ ô tô thuộc phân khúc sedan hạng B có tầm giá dưới 600 triệu đồng lại tiếp đà lao dốc. Những mẫu xe lắp ráp trong nước tiếp tục chiếm ưu thế về doanh số, tuy nhiên trật tự cạnh tranh đã có nhiều sự xáo trộn.Sau khi đánh mất vị thế của một phân khúc ô tô hút khách nhất thị trường ô tô, sedan hạng B với các mẫu xe trong tầm giá từ 380 - 600 triệu đồng tiếp tục suy giảm về doanh số bán hàng trong năm 2024. Áp lực cạnh tranh trên thị trường đang khiến sedan hạng B dần "mất khách" vào những phân khúc xe đa dụng vốn đang nở rộ tại Việt Nam.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam cho thấy, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô sedan hạng B tại Việt Nam chỉ đạt 46.366 xe, giảm 4.662 xe, tương đương 9,1% so với năm 2023. Đây đã là năm thứ 2 liên tiếp, lượng tiêu thụ ô tô sedan hạng B tại Việt Nam sụt giảm.Đáng chú ý, trái ngược hoàn toàn với năm 2023 - thời điểm thị trường được cho là suy thoái, sự sụt giảm doanh số bán ô tô sedan hạng B năm 2024 diễn ra trong bối cảnh sức mua đã tìm lại nhịp tăng trưởng. Hàng loạt mẫu mã liên tiếp được các nhà sản xuất, phân phối áp dụng những chương trình ưu đãi, giảm giá bán… Thậm chí các mẫu xe lắp ráp trong nước còn được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, tuy nhiên tất cả đều không thể giúp vực dậy doanh số cho phân khúc sedan hạng B. Qua đó, cho thấy rõ thực tế sedan hạng B - phân khúc ô tô từng hút khách nhất thị trường cũng không thể chống chọi với sự suy thoái của dòng xe sedan nói chung tại thị trường Việt Nam.Thị hiếu người tiêu dùng ô tô đang có sự thay đổi, chuyển dịch cộng với áp lực cạnh tranh đến từ những phân khúc ô tô đa dụng như Crossover hạng B hay SUV đô thị cùng tầm giá, cộng với tốc độ phát triển của mảng ô tô điện… gián tiếp khiến sedan hạng B cũng như dòng xe sedan nói chung không còn giữ được vị thế trên thị trường. Tương tự những năm trước đây, các mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng B dưới 600 triệu đồng năm 2024. Cụ thể, cả vị trí dẫn đầu phân khúc này trong năm 2024 tiếp tục thuộc về Hyundai Accent, Toyota Vios và Honda City. Ngoài lợi thế về kiểu dáng thiết kế, trang bị tính năng và danh tiếng đã tạo dựng được với người tiêu dùng, việc chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước tiếp tục được triển khai trong năm 2024 thông qua Nghị định 109/2024/NĐ-CP cũng giúp các mẫu sedan hạng B lắp ráp trong nước tăng thêm sức hút cũng như lợi thế cạnh tranh.Một trong những thay đổi đáng chú ý ở phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam trong năm 2023 là cuộc đổi ngôi giữa Toyota Vios và Hyundai Accent. Mẫu xe mang thương hiệu Hàn Quốc từng vươn lên lật đổ thế thống trị của Toyota Vios vào năm 2023, bước sang năm 2024 Hyundai Accent còn tạo sự chú ý khi thế hệ mới với hàng loạt thay đổi được tung ra thị trường. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024 tổng doanh số bán Hyundai Accent chỉ đạt 13.538 xe, giảm gần 4.000 xe so với năm 2023.Trong khi đó, Toyota Vios sau bước chạy đà không mấy khả quan đã dần tìm lại phong độ tăng trưởng doanh số bắt đầu từ nửa cuối năm 2024 nhờ các chương trình ưu đãi được Toyota Việt Nam áp dụng. Kết thúc năm 2024, doanh số bán Toyota Vios đạt 14.210 xe, tăng gần 700 xe so với năm 2023, qua đó chính thức đòi lại ngôi vương sedan hạng B bán chạy nhất thị trường từ tay Hyundai Accent.Vị trí thứ 3 vẫn thuộc về Honda City với 10.500 xe bán ra, tăng 606 xe so với năm 2023. Trong khi đó, vị trí thứ 4 cũng chứng kiến cuộc đổi ngôi giữa hai mẫu xe nhập khẩu Mazda2 và Mitsubishi Attrage. Cụ thể, Mazda2 với hơn 5.000 xe bán ra đã gián tiếp lấy vị trí thứ 4 từ tay Mitsubishi Attrage (đạt 2.499 xe. Trong khi đó, sau nhiều năm chật vật tìm chỗ đứng nhưng không thành, Suzuki Ciaz đã âm thầm rời cuộc đua. Như vậy, trong năm 2023 các mẫu sedan hạng B của những thương hiệu ô tô Nhật Bản cho thấy sự áp đảo về mặt doanh số ở phân khúc này. Bước sang năm 2025, trước xu hướng lựa chọn ô tô tại Việt Nam vẫn đang có sự thay đổi, chuyển dịch… doanh số xe sedan hạng B tầm giá dưới 600 triệu đồng được dự báo khó có thể tăng trưởng.
Highlights VBA 2023: Saigon Heat vô địch vòng bảng
Theo thông tin từ Trung tâm tiêm chủng VNVC, ngay từ ngày 1.2 (mùng 4 tết), khi hệ thống tiêm chủng này hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận tết, cao điểm nhất là ngay sau thông tin một nữ diễn viên qua đời vì mắc bệnh cúm mùa, biến chứng viêm phổi.Bác sĩ Chính cho biết, cúm mùa do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý 4 hằng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong. Mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.Theo bác sĩ Chính, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi. Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Cũng theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh cúm hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hằng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm. Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vắc xin cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vắc xin giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm cúm giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.Bác sĩ Chính lưu ý ngoài phòng cúm, các bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa.Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, lễ hội phết Hiền Quan năm 2025 xã Hiền Quan chỉ tổ chức phần rước kiệu, tế lễ, không tổ chức phần cướp phết.Việc không tổ chức cướp phết khiến người dân Hiền Quan tiếc nuối. Họ cho rằng lễ hội được tổ chức hàng nghìn năm nay nhưng lại thiếu đi phần "linh hồn".Ông Bùi Phúc Khánh (75 tuổi, người dân xã Hiền Quan) bày tỏ dân làng Hiền Quan luôn náo nức hướng về, trông đợi ngày hội làng đầy ý nghĩa. Thế nhưng 7 năm nay xã chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội (cướp phết) khiến người dân hụt hẫng. Thậm chí, những năm trước, thanh niên trong làng đã tập trung trước sân đền đòi cướp phết ngay tại sân tế lễ của hội.Theo ông Khánh, lễ hội phết Hiền Quan được duy trì hàng nghìn năm qua, dù có những hình ảnh phản cảm do đông người nhưng chưa từng xảy ra sự cố hay có người bị thương. Sau dịch Covd-19, việc dừng cướp phết phải chăng là do địa phương không muốn tổ chức? "7 năm không diễn ra cướp phết, dân làng tâm tư, nhiều người xa quê không về dự lễ hội nữa", ông Khánh nói và khẳng định, nếu cướp phết được tổ chức lại, ông sẽ cùng thôn, chi đoàn thanh niên vận động đảm bảo an ninh trật tự, đáp ứng mọi yêu cầu của cơ quan chức năng.Ông Nguyễn Tiến Nhân (55 tuổi, ở khu 10, xã Hiền Quan), người năm nay được chọn vào vai ông Tiên Chỉ - thực hành phần “khẩn tấu” trong lễ hội, cũng bày tỏ các cơ quan quản lý, chính quyền "trả" lễ hội cướp phết về cho người dân.Liên quan đến việc không tổ chức cướp phết, ông Trần Kim Tuyến, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Quan, cho biết năm nay, tỉnh Phú Thọ và H.Tam Nông đã giao chính quyền xã Hiền Quan lên kịch bản tổ chức, nhưng với quy mô lớn như lễ hội này, cấp cơ sở không tổ chức được.Ông Tuyến lý giải, khi cướp phết có hàng trăm người, ai cũng mong muốn được sờ vào quả phết để lấy may, lấy lộc. Vì vậy, vấn đề an ninh của cơ sở sẽ không đảm bảo, phải có sự hỗ trợ của cấp huyện, tỉnh và T.Ư.Mặt khác, địa phương cũng đang thiếu kinh phí để tạo ra một khuôn viên an toàn và văn hóa. Quy hoạch đã có nhưng phải được người dân ủng hộ. Có thể sẽ phải gieo cấy chậm lại và "phải được sự đồng thuận từ cấp trên"."Khó nhất là kinh phí, xã chúng tôi vẫn còn khó khăn, một năm chỉ được phân bổ 300 triệu đồng tiền ngân sách cho mọi thứ nên rất khó. Tôi ví dụ, nếu như hội phết này có 1 tỉ đồng, chúng tôi tổ chức được luôn", ông Tuyến nói.Ông Tuyến chia sẻ, năm nay không tổ chức cướp phết, bản thân ông cũng rất trăn trở nhưng thời gian vẫn hơi gấp. "Nếu có sự chuẩn bị đồng thuận của nhân dân, năm 2026 hội phết sẽ được phục hồi. Trong trường hợp được phục hồi, tôi cũng sẽ đề xuất không cho thanh niên đã uống rượu tham gia cướp phết bằng cách thử nồng độ cồn để đảm bảo an ninh trật tự", ông Tuyến nói tiếp.Lễ hội cướp phết Hiền Quan được tổ chức trong 2 ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch hàng năm tại xã Hiền Quan. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng có công đánh giặc và Mộc Trang đại vương có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Lễ hội phết Hiền Quan gồm 4 phần: rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh phết. Theo người dân quan niệm, nếu ai động được vào, cướp được quả phết sẽ mang lại may mắn cả năm nên phần đánh phết hằng năm tại xã Hiền Quan thu hút rất đông người tới tham dự.
Giành giật ĐBSCL với 'cát tặc'
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn New York tiếp tục giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Kỳ hạn tháng 7 giảm tới 127,6 USD xuống còn 4.890 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 9 giảm 124,3 USD/tấn và tháng 12 giảm 117,7 USD/tấn.