'TP.HCM đang có 12 điểm nóng, 140 ca Covid-19 biến chủng mới' là sai sự thật
Liên quan vụ tài xế Mercedes và xe máy xô xát trong làn hỗn hợp gây xôn xao mạng xã hội mới đây, cơ quan chức năng thông tin ban đầu. Theo đó, tình huống này cả 2 cùng đánh nhau, không phải chỉ mình người đi xe máy bị đánh chảy máu sau va chạm. Ngày 22.2, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, Công an P.Thạnh Xuân (Q.12) đang tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý về tội gây rối trật tự công cộng với người liên quan.Trước đó, khoảng 17 giờ 45 phút ngày 14.2, anh N.T.T (37 tuổi, ngụ P.Thạnh Xuân) chạy xe máy chở con đi học về trên đường Đỗ Mười (Quốc lộ 1 cũ) đi từ hướng cầu vượt Tân Thới Hiệp đến cầu Rạch Sâu 1 (đoạn thuộc KP.2, P.Thạnh Xuân).Đang di chuyển ở làn đường trong cùng, có dải phân cách cứng với bên ngoài, anh T. thấy có chiếc xe Mercedes đi cùng làn nên chạy lên nói: "Anh chạy xe hết làn xe máy, xe chạy phía sau không lên được".Tài xế xe Mercedes bước ra khỏi xe trả lời: "Xe ô tô kia bị hư nên chạy xe làn đường này, mày chặn đầu xe tao, mày chặn lầm người". Hai bên lời qua tiếng lại và xảy ra xô xát.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Như vậy là ý thức giao thông chưa tốt, cần phải điều chỉnhLàm việc theo pháp luật, họ không sai luật thì có gì phải lên ánKhácTài xế Mercedes dùng tay đấm vào cằm anh T. chảy máu, đấm vào mặt khiến mặt anh bị sưng. Anh T. lấy tay đánh lại và được người dân can ngăn. Sau đó, hai người tự giải tán đi về.Công an P.Thạnh Xuân đã mời cả 2 lên làm việc và đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý tội gây rối trật tự công cộng. Đáng chú ý, sự việc xảy ra trên làn hỗn hợp, không phải làn đường dành riêng xe 2 bánh.Sự việc sau đó được người đi đăng quay lại, đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người.Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, việc xô xát của người đi xe máy và tài xế Mercedes ở trên là một tình huống khá phổ biến trong quá trình tham gia giao thông hiện nay. Nhiều người đi xe máy không quan sát biển báo, mặc định làn đường trong cùng là làn dành riêng cho xe 2 bánh. Từ đó, dẫn đến bức xúc khi thấy chiếc xe ô tô xuất hiện ở cùng làn đường với mình.Ngoài ra, sự nóng nảy, thiếu kiềm chế khi tham gia giao thông của cả 2 người trong sự việc đã dẫn tới những hậu quả về sau. Trước mắt, cả hai bị cơ quan chức năng mời làm việc, sau đó nữa là điều tra xử lý về tội gây rối trật tự công cộng.Theo CSGT, làn đường hỗn hợp là làn đường mà các loại phương tiện giao thông đường bộ như: xe đạp, xe máy, ô tô, xe buýt, xe tải... được di chuyển cùng lúc. Về luật, các xe 4 bánh không bắt buộc phải nhường phần đường sát bên phải cho xe 2 bánh ở làn đường này. Nhưng về ý thức tham gia giao thông, xe 4 bánh có thể chủ động chừa một khoảng sát lề để xe 2 bánh di chuyển.Vào giờ cao điểm, xe đông, những bức xúc âm ỉ về quan niệm "ngồi trong ô tô mát thì đừng giành đường với xe máy" lại được đẩy lên cao trào. Do vậy, khi tham gia giao thông trên đường, người dân cần tiết chế, giữ bình tĩnh, quan sát để di chuyển an toàn, tránh "giọt nước tràn ly".1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm:a) Có tổ chức;b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;d) Xúi giục người khác gây rối;đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;e) Tái phạm nguy hiểm.Đại tá Phạm Đình Triệu giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Tây Ninh
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.
Phương Dung tiết lộ cuộc sống ca sĩ hải ngoại khi mới sang Mỹ định cư
"Ly hôn là điều vô cùng đau đớn và tôi không bao giờ mong điều đó xảy ra với bất kỳ gia đình nào", Melinda Gates nói trong bài phỏng vấn với tạp chí Elle được đăng tải vào ngày 17.3 vừa qua.Nữ tỉ phú, nhà hoạt động vì quyền phụ nữ và là một trong những nhà từ thiện nổi bật nhất thế giới, tiết lộ rằng việc đệ đơn ly hôn là một trong những quyết định "khó khăn nhất" nhưng cũng "quan trọng nhất" mà bà từng thực hiện. Tuy nhiên, ở tuổi 61, Melinda Gates vẫn giữ vững niềm tin vào một tương lai tươi sáng."Khi ai đó hỏi tôi muốn được nhìn nhận thế nào trong 5 năm tới, câu trả lời là: Tôi đang thực sự hạnh phúc và rực rỡ ở phía bên kia của cuộc ly hôn", Melinda Gates bày tỏ.Melinda Gates gặp Bill Gates lần đầu tiên vào năm 1987, ngay sau khi bà gia nhập Microsoft với vai trò quản lý sản phẩm. Giờ đây, bà cho biết khoảng thời gian dành cho riêng mình là điều thật tuyệt vời, đồng thời bà cũng cảm thấy hài lòng khi có thể tự đưa ra những quyết định kinh doanh độc lập. "Một người phụ nữ cần được có tiếng nói đầy đủ và toàn quyền quyết định trong mọi việc. Và thật tốt khi tôi có được điều đó", bà khẳng định.Hiện tại, Melinda Gates cũng đã bắt đầu một chương mới trong chuyện tình cảm. Vào tháng 10.2024, bà công khai xuất hiện cùng bạn trai mới - doanh nhân Philip Vaughn - trong một buổi hẹn hò tại TP.New York (Mỹ).Được biết, Philip Vaughn từng làm việc tại Microsoft gần 9 năm và hiện là người sáng lập kiêm chủ tịch Tavour - một dịch vụ giao bia thủ công.Trong khi đó, Bill Gates cũng đã có người mới. Ông đang hẹn hò với Paula Hurd - vợ góa của cựu CEO Oracle - Mark Hurd suốt hơn 2 năm qua.Trong một cuộc phỏng vấn với Gayle King trong chương trình CBS Mornings năm 2022, Melinda Gates tiết lộ nguyên nhân tan vỡ hôn nhân đến từ nhiều yếu tố, bao gồm cả vấn đề niềm tin sau những cáo buộc ngoại tình của Bill Gates cũng như mối quan hệ của ông với tỉ phú phạm tội tình dục Jeffrey Epstein."Tôi không thích việc Bill gặp gỡ Jeffrey Epstein. Tôi đã nói rõ điều đó với ông ấy. Jeffrey Epstein là hiện thân của sự tà ác. Ông ta là một kẻ ghê tởm. Trái tim tôi tan vỡ khi nghĩ về những nạn nhân của ông ta", nữ doanh nhân sinh năm 1964 chia sẻ.
Trong đó, hãng xe điện của Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm công ty "định hình vị thế của khu vực trên bản đồ kinh tế thế giới". Sự kiện này cho thấy vai trò ngày càng gia tăng của VinFast trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của kinh tế, xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Theo các biên tập viên của TIME, danh sách năm nay phản ánh sức mạnh của những doanh nghiệp hàng đầu, góp phần tạo nên đà tăng trưởng bùng nổ của khu vực trong năm 2024, ngay cả khi thế giới đối mặt với khó khăn kinh tế cũng như bất ổn địa chính trị. VinFast đứng thứ 101, vượt qua nhiều thương hiệu ô tô lâu đời và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất lọt top 200 của bảng xếp hạng này.TIME là tạp chí hàng đầu thế giới, có trụ sở ở New York (Mỹ) với lịch sử 101 năm. Với sự hiện diện khắp năm châu, tạp chí này được đánh giá cao về việc định hình dư luận thông qua những phân tích sâu sắc về các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, và khoa học. Đặc biệt, các danh sách do TIME bình chọn luôn được công nhận rộng rãi về giá trị và uy tín.Để làm nên bảng xếp hạng này, TIME đã hợp tác với Statista để thu thập dữ liệu, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các ứng viên dựa trên 3 tiêu chí gắt gao: tăng trưởng doanh thu, sự hài lòng của nhân viên và những phân tích nghiêm ngặt về yếu tố ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp).Sau quá trình đánh giá, VinFast đạt tổng điểm ấn tượng 89,01. Công ty được đánh giá cao nhờ tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt qua nhiều tên tuổi lớn ở tiêu chí "Tính bền vững", với những cống hiến cho xã hội, công cuộc giảm thiểu khí thải carbon và cách mạng xanh toàn cầu.Bên cạnh đó, việc được xếp hạng 100 trong tiêu chí về sự hài lòng của nhân viên cho thấy VinFast đã tạo ra một môi trường làm việc tích cực và gắn kết, trở thành hình mẫu doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Đây là năm thứ hai liên tiếp VinFast góp mặt trong các cuộc bầu chọn, vinh danh của TIME. Năm ngoái, VinFast từng nằm trong top 100 công ty có tầm ảnh hưởng nhất thế giới (Most Influental Companies 2024)Ông Phạm Sanh Châu, Tổng Giám đốc VinFast châu Á, chia sẻ: "Việc có mặt trong danh sách ASIA-PACIFIC'S BEST COMPANIES OF 2025 là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi trong việc đóng góp vào cuộc cách mạng giao thông xanh toàn cầu. Chúng tôi đã và đang mở rộng hiện diện tại các thị trường châu Á, mang đến hệ sinh thái "Vì Tương lai Xanh" bao trùm và toàn diện, từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tạo ra những cơ hội và môi trường làm việc hấp dẫn cho người lao động, khẳng định trách nhiệm xã hội và tiếp tục đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển bền vững của khu vực".Sau khi thiết lập hiện diện tại các thị trường trọng điểm như Việt Nam, Bắc Mỹ và châu Âu, VinFast mạnh mẽ mở rộng sang những thị trường quốc tế tiềm năng. Trong vòng một năm qua, công ty đã ra mắt thương hiệu tại thị trường Trung Đông và Ấn Độ; chính thức mở bán và bàn giao dải sản phẩm SUV điện đa dạng tại thị trường Indonesia và Philippines với các chính sách bán hàng, hậu mãi hấp dẫn cùng mạng lưới đại lý không ngừng mở rộng.Tại châu Á, công ty tiếp tục kiện toàn năng lực sản xuất với việc động thổ cơ sở sản xuất xe điện ở Indonesia và Ấn Độ, hướng tới tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện địa phương. Để tạo điều kiện tối đa cho chuyển đổi điện hóa trong khu vực, VinFast cũng hợp tác với các đối tác chiến lược như GSM và V-GREEN để xây dựng và phát triển hệ sinh thái giao thông "Vì Tương lai Xanh" toàn diện.
Gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ để kết nối metro số 1
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.