Hôm nay, TP.HCM sẽ có mưa?
“Mình từng rất hối hận vì đã không bắt đầu tìm đến thể hình sớm hơn. Tuy nhiên, dù bạn đang ở độ tuổi nào thì cũng chưa bao giờ là muộn. Việc tập luyện thể hình sẽ giúp bạn cải thiện, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. Các bạn trẻ ngày nay hãy chú trọng sức khỏe của mình hơn. Với sức khỏe tốt thì chúng ta mới có thể duy trì được cuộc sống, làm việc, học tập hiệu quả”, anh Lương nói.Phát triển chuyển đổi số trong công tác từ thiện
Mỗi năm tới dịp lễ tình nhân, nhiều bạn trẻ lại đặt mục tiêu "thoát ế" và đi chùa cầu duyên là cách nhiều người lựa chọn. Chùa Hà và chùa Phúc Khánh là hai địa điểm nổi tiếng được truyền tai mạnh mẽ trong giới độc thân. Những ngày này khách tới chùa phần đông là nam thanh nữ tú đến cầu tình duyên, cầu mong tương lai có đôi, có cặp.Chùa Hà hay còn được gọi là Thánh Đức Tự, tại đây không thờ ông Tơ, bà Nguyệt nhưng từ lâu trở thành một địa chỉ tâm linh được nhiều người tìm đến để cầu duyên.Theo ghi nhận, từ ngày 12.2 khá đông bạn trẻ, du khách sắm sửa lễ vật đến chùa Hà. Ngoài cầu bình an, xin lộc cho bản thân và gia đình dịp đầu năm, nhiều người đến đây mong chuyện tình duyên thuận lợi.Không chỉ cầu duyên, nhiều người còn đến chùa Hà để xin lộc đầu năm, cầu mong cho gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt, một năm mới suôn sẻ, bình an, hạnh phúc. "Đi chùa là một cái tín ngưỡng rất là đẹp của người Việt Nam, mình đi chùa mình cầu bình an cầu sức khỏe cho gia đình. Ngoài ra thì mình cũng có thể cầu những cái may mắn đến với công việc, học tập của mình nữa", chị Hải Yến (ở Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ. Giá mỗi lễ đầy đủ gồm hoa, sớ, bánh, kẹo, hương, trầu, cau ở cổng chùa bán thường có giá trung bình khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Hoa để dâng lên phần lớn là hoa hồng và hoa cúc vì hương thơm dịu nhẹ và có thể để được lâu vào mùa lạnh. Người tới cũng có thể đưa ra những lựa chọn khác như chỉ dâng hương hay góp tiền vào hòm công đức hoặc mua sẵn lễ mang từ nhà. Vốn dĩ trong văn hoá của người Việt coi trọng nhất vẫn là thành tâm.Với người Việt mái đình, chùa là chốn thanh tịnh, an yên, gửi gắm tâm tình và những điều nguyện cầu tốt lành.
Hoài Thu – cầu nối san sẻ yêu thương
Đây là vở vũ kịch chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Đức E.T.A.Hoffmann và được nhà soạn nhạc lừng danh người Nga PyotrIlyich Tchaikovsky viết nhạc. Đặc biệt vũ kịch Kẹp hạt dẻ phiên bản năm 2025 với tên gọi Những vùng đất mộng mơ được biên đạo mới mẻ dựa trên những chất liệu giao thoa giữa văn hóa phương Tây và Á Đông đã đem lại bất ngờ, thú vị cho khán giả yêu mến loại hình nghệ thuật này.Trải qua gần 5 tháng luyện tập và dàn dựng, vở vũ kịch Kẹp hạt dẻ - Những vùng đất mộng mơ do tổng đạo diễn, thượng tá Vũ Hồng Quân trực tiếp chỉ đạo và thực hiện, đã có màn ra mắt ấn tượng với công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.Vở diễn bao gồm 3 màn: Lễ hội tại nhà cô bé Clara, Cuộc chiến giữa Kẹp hạt dẻ với lũ chuột và Lễ hội mừng chiến thắng. Theo chia sẻ từ ê kíp thực hiện, sự đặc biệt của Kẹp hạt dẻ phiên bản Những vùng đất mộng mơ được trải dài trong cả 3 màn, song đỉnh điểm là phần kết của vở diễn. Đây có thể được xem là tổng hòa của nhiều màn múa dân gian đẹp mắt: múa gáo dừa của dân tộc Khmer (Tây Nam bộ), vũ điệu cồng chiêng (Tây nguyên), múa gậy sinh tiền (Tây Bắc).... Những điệu múa này không chỉ phản ánh nét độc đáo của nghệ thuật múa truyền thống mà còn góp phần quảng bá, giữ gìn những giá trị của múa truyền thống trong đời sống nghệ thuật.Tổng biên đạo Vũ Hồng Quân cho biết, anh cùng ê kíp đã vượt qua rất nhiều thử thách để có thể đưa Những vùng đất mộng mơ lên sân khấu Nhà hát Lớn, không ngoài mong muốn thúc đẩy môn nghệ thuật này đến gần công chúng, tạo ra sân chơi cho các vũ công trẻ yêu nghề. "Chúng tôi sẽ không dừng lại tại đây. Vũ kịch sẽ sớm quay trở lại ở một phiên bản mới hoàn hảo và rực rỡ hơn trong mùa hè tới", đạo diễn Vũ Hồng Quân chia sẻ.
Ngoài ra, SHB cũng bổ sung thêm 5.000 tỉ đồng vào gói vay dành cho khách hàng lên 23.000 tỉ đồng. Đây là gói tín dụng nằm trong chương trình "Vay ưu đãi - Rồng phát tài" đã được SHB triển khai từ cuối tháng 01.2024 với tổng ngân sách ban đầu là 18.000 tỉ đồng nhằm giúp người dân bổ sung vốn dự trữ hàng hóa, sản xuất kinh doanh phục vụ thị trường cũng như chuẩn bị tiền để mua sắm, thanh toán, chi tiêu…
Nhiệt độ chưa hạ, nắng nóng lại sắp tăng cường
Ngày 3.2, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM thông tin tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Phòng CSGT cho biết, trong dịp tết vừa qua, nhìn chung tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn TP.HCM được duy trì ổn định. Thời điểm trước và sau kỳ nghỉ tết, lưu lượng phương tiện có sự tăng cao, tập trung chủ yếu ở các tuyến quốc lộ, các khu vực cửa ngõ, khu vực bến xe, nhà ga, sân bay, bến phà. Lực lượng CSGT đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác quán xuyến địa bàn, bố trí lực lượng để điều tiết, phân luồng giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông.Về tai nạn giao thông đường bộ, CSGT cho hay đã được kéo giảm trên cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 25.1 - 2.2, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 4 người, làm bị thương 8 người. So với cùng kỳ giảm 10 vụ (-43%), giảm 7 người chết (-64%), giảm 4 người bị thương (-33%). Về công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm giao thông, trong 9 ngày Tết Nguyên đán (từ 25.1 - 2.2), lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp vi phạm, tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm giấy phép lái xe 375 trường hợp.Một số lỗi vi phạm phổ biến là vi phạm quy định về nồng độ cồn (2.381 trường hợp), chạy quá tốc độ quy định (281 trường hợp), điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy (19 trường hợp), điều khiển xe không có giấy phép lái xe (226 trường hợp), dừng xe, đỗ xe không đúng quy định, lưu thông đường cấm...Về giao thông đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM trong các ngày Tết Nguyên đán được đảm bảo ổn định, chưa phát hiện trường hợp vi phạm.