Đường bụi bặm, ổ gà và ngập nước
"Đối với khách thập phương, sau khi đến Dinh Cô thắp hương thì họ sẽ ngủ lại một đêm ở quanh Dinh Cô, có người ngủ trên núi, có người thì nằm dưới chân núi, bãi biển để gần Cô. Họ quan niệm đã đến với Dinh Cô thì ngủ lại một đêm, chờ mai chiêm bái long vị rồi quay về. Chính vì vậy đêm 11.2 âm lịch lúc nào cũng có hàng ngàn khách thập phương ngủ quanh Dinh Cô", ông Giao nói.Mở ngành ào ạt, đóng chóng vánh: Xác định thế mạnh thay vì theo thị hiếu
Giá heo tăng mạnh đã khiến nhu cầu tái đàn xuất hiện nhiều hơn nhưng vấn đề hiện nay là thiếu con giống nên nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định: "Nhu cầu tiêu thụ thịt heo trên thị trường chưa hồi phục so với trước kia, tuy nhiên nguồn cung trong nước đã giảm từ năm trước do dịch bệnh. Đến thời điểm hiện nay giá heo tăng trở lại, nhiều hộ muốn tái đàn nhưng vẫn lo lắng không biết xu hướng tăng giá kéo dài bao lâu. Mặt khác nguồn heo giống không đủ đáp ứng nên dẫn đến tình trạng thiếu hàng, khan hiếm ở nhiều nơi".
Dân mạng bức xúc tài xế lái ô tô lấn làn, còn thái độ ‘khiêu khích’
Sáng 12.2, sau khi nghe các tờ trình tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Góp ý dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, dự thảo luật như một "cuộc cách mạng" trong công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật khi rút ngắn thời gian từ khi khởi thảo cho tới lúc thông qua từ 22 tháng xuống còn 10 tháng. "Thậm chí theo quy trình rút gọn chỉ còn 2 tháng", bà Hoa nói, cho rằng việc thay đổi này đáp ứng thực tiễn diễn biến nhanh hiện nay.Cũng đánh giá việc rút ngắn, linh hoạt việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là thay đổi lớn trong dự án luật sửa đổi lần này, song quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chỉ ra, việc này cũng có "mặt mất" là rủi ro chất lượng văn bản pháp luật sẽ thấp."Khi ban hành ra sẽ lại có nhiều vướng mắc thực thi do quy định chưa hết các trường hợp hoặc ngôn từ chưa minh bạch. Chưa đánh giá kỹ tác động nên đưa ra quyết định cực đoan. Làm gấp nên người dân và doanh nghiệp không có thời gian chuẩn bị thích ứng, gây xáo trộn sản xuất, thương mại, đời sống", ông Đồng nêu các rủi ro có thể phải đối mặt khi rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản.Cùng đó, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận, việc rút ngắn thời gian lấy ý kiến, tham vấn, đăng tải công khai cũng làm giảm cơ hội tham gia ý kiến, thậm chí không cho phép tham vấn ý kiến khi thực hiện theo thủ tục rút gọn. Ông Đồng đề nghị, việc đăng tải công khai các dự thảo và lấy ý kiến cần phải được làm kỹ để bổ khuyết cho những rủi ro của quy trình linh hoạt.Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) thì tán thành khi dự thảo luật bổ sung quy định nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động chính sách. Tuy nhiên, ông đề nghị bổ sung yêu cầu cơ quan thẩm định phải đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách, vì không thẩm định thì vẫn là hình thức.Thảo luận tại tổ TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị quán triệt tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", giao thẩm quyền nhiều hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Mãi, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định cần được cụ thể hóa ngay ở khâu xây dựng thể chế. "Cần giao thêm thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh; mở rộng năng lực xây dựng chính sách cho chính quyền địa phương. Đây là việc hoàn toàn khả thi đối với những địa phương như Hà Nội, TPHCM", ông nói.Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, T.Ư không nên "ôm" quyền, đặc biệt là trong việc ban hành những văn bản, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh thường xuyên trong thực tế.Ông phân tích, ngay cả kinh phí xây dựng pháp luật của địa phương, vốn không lớn, cũng được quy định là vừa thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, vừa theo luật Đầu tư công, dẫn đến nhiều khó khăn, chậm trễ."Kinh phí xây dựng pháp luật không lớn nên làm theo quy định về chi thường xuyên thôi. Giờ vài trăm triệu cũng phải đấu thầu, khám sức khỏe cho cán bộ cũng đấu thầu. Một bệnh viện ở Bình Dương trúng thầu, thế là cán bộ TP.HCM rồng rắn lên Bình Dương để khám", ông Mãi phản ánh.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM nói, kinh phí xây dựng, ban hành một nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ có 30 triệu đồng, mà thực hiện theo luật Đầu tư công thì phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục.Một nội dung khác cũng khiến bà Hạnh băn khoăn là dự thảo luật không quy định rõ việc HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù. Trong 3 năm qua, TP.HCM ban hành 30 nghị quyết về chính sách đặc thù. Tuy nhiên, nay dự thảo hiện hành lại không quy định rõ là tới đây HĐND thành phố có được ban hành chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hay không. "Tôi đọc hết hồ sơ chưa hiểu lý do vì sao không quy định HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù, trong khi hình thức văn bản pháp quy này rất cần thiết", bà Hạnh phát biểu.
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Cũng trong ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết tổ chức các cơ quan của Quốc hội, số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.Tổ chức mới của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban, giảm 4 ủy ban so với hiện nay, gồm: Ủy ban Pháp luật - Tư pháp; Ủy ban Kinh tế - Tài chính; Ủy ban Văn hóa - Xã hội; Ủy ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại; Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường; Ủy ban Dân nguyện - Giám sát; Ủy ban Công tác đại biểu.Quốc hội cũng đã tiến hành bầu các phó chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với các ông Lê Minh Hoan, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.Nghị quyết về việc bầu phó chủ tịch Quốc hội đối với các ông Lê Minh Hoan, Vũ Hồng Thanh cũng được Quốc hội biểu quyết thông qua sau đó.Ông Lê Minh Hoan (sinh năm 1961), quê Đồng Tháp, trình độ thạc sĩ kinh tế học, đại học kiến trúc. Ông Hoan là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XI, XIII, XIV, XV. Ông từng là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp từ 2016 - 2020. Tới 4.2021, khi đang là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Hoan được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho tới khi bộ này sáp nhập với Bộ TN-MT để thành lập Bộ Nông nghiệp - Môi trường.Ông Vũ Hồng Thanh (sinh năm 1962), quê Hải Dương, trình độ kỹ sư chế tạo máy giao thông. Ông Thanh là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, khóa XV. Từ năm 2016 tới nay, ông Thanh là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Nguồn cung văn phòng hạng A tại TP.HCM tăng
Cả Honda Vario 160 2022 và Honda PCX 160 là những mẫu xe tay ga phù hợp với nhóm khách hàng nam giới, những ai thích sự mới mẻ, thời trang trên một chiếc xe tay ga thiết kế mới. Tuy nhiên, với sự khác biệt về thiết kế, động cơ... Honda PCX 160 phù hợp với nhóm khách hàng nam giới thích lái xe tay ga trải nghiệm, khám phá các chuyến hành trình. Trong khi Honda Vario 160 2022 lại phù hợp hơn với những khách hàng trẻ đang tìm kiếm một chiếc xe tay ga mới, thời trang, mạnh mẽ... để đi lại hàng ngày.