'Xạ thủ' xuất sắc đứt chuỗi trận ném 3 điểm dài nhất lịch sử NBA
Trong danh sách 23 cầu thủ đội tuyển Campuchia sẽ sang Bình Dương để chuẩn bị cho trận gặp đội tuyển Việt Nam lúc 19 giờ 30 ngày 19.3 tới trên sân Gò Đậu, có 5 ngoại binh nhập tịch và 18 cầu thủ bản xứ.Các cầu thủ ngoại binh nhập tịch của đội tuyển Campuchia gồm tiền đạo Nieto Rondon (người gốc Colombia), hậu vệ Takaki Ose và Yudai Ogawa từ Nhật Bản, tiền đạo Coulibaly Abdel Kader từ Bờ Biển Ngà và hậu vệ Kanh Mo từ Nam Phi. Các cầu thủ này đã từng thi đấu rất nổi bật tại giải AFF Cup 2024.Trong khi đó, đáng chú ý có 3 cầu thủ nhập tịch khác là Hikaru Mizuno (Nhật Bản, đang thi đấu cho CLB Kirivong Sok Sen Chey tại giải Ngoại hạng Campuchia), Privat Mbarga (Cameroon, đang thi đấu cho CLB Bali United ở Indonesia) và Zogbe Vireak (Bờ Biển Ngà, đang thi đấu cho CLB Police Tero FC tại giải Thai League 2 của Thái Lan), đã không được triệu tập trong lần thi đấu sắp tới."Trong số các cầu thủ bản xứ Campuchia được triệu tập, phần lớn đều có kinh nghiệm thi đấu cho đội tuyển tại kỳ AFF Cup mới đây. Tuy nhiên, thủ môn Hul Kimhuy và các cầu thủ Min Ratanak, Sa Ty, Orn Chanpolin, In Sodavid, Yeu Muslim, Seut Baraing, Leng Nora và Kim Sokyuth đã không có tên trong đội hình. Thay thế cho họ là thủ môn Keo Soksela, các cầu thủ Ouk Sovann, Phat Sokha, Chou Sinti, Sin Sovann Makara và ngôi sao trẻ đang lên Bong Samuel. Các cầu thủ được chọn, dự kiến sẽ được HLV Koji Gyotoku tăng cường tập luyện các khả năng phòng ngự, tăng sức tấn công cho hàng tiền vệ và tấn công của đội. Bởi vì, đội tuyển Campuchia sắp đối đầu với đội tuyển Việt Nam rất mạnh và là đương kim vô địch AFF Cup", tờ The Phnom Penh Post bày tỏ.Trong khi đó, với HLV Koji Gyotoku, trận gặp đội tuyển Việt Nam là trận ra mắt chính thức của nhà cầm quân 60 tuổi người Nhật Bản này, sau khi vừa ký hợp đồng với thời hạn 1 năm dẫn dắt đội tuyển Campuchia và đội U.23 lẫn U.22 dự SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm nay. Trước đó, ông chỉ tạm quyền với thành tích 7 trận có kết quả 2 thắng, 1 hòa và 4 thua.Sau trận gặp đội tuyển Việt Nam tại Bình Dương, đội tuyển Campuchia quay về thủ đô Phnom Penh chuẩn bị thi đấu giao hữu tiếp với đội tuyển Aruba thuộc Liên đoàn Bóng đá Caribe (CFU) vào ngày 25.3.Với đội tuyển Việt Nam, trận gặp đội Campuchia nằm trong quá trình chuẩn bị và chạy đà để sắp gặp đội tuyển Lào (cũng tại Bình Dương), diễn ra lúc 19 giờ 30 ngày 25.3 mở màn vòng loại 3 Asian Cup 2027.Cúp truyền hình: Hai tay đua nổi tiếng bị cảnh cáo vì gây gổ sau vạch đích
Không chỉ 2 ngôi làng trên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề như làng tái chế nhôm Mẫn Xá (xã Văn Môn, H.Yên Phong, Bắc Ninh); làng tái chế giấy Phong Khê (P.Phong Khê, TP.Bắc Ninh); làng tái chế nhựa Như Quỳnh (TT.Như Quỳnh, H.Văn Lâm, Hưng Yên)... cũng rất nghiêm trọng.
Văn hóa công sở: Gen Z tìm việc vì lương hay vì đam mê?
Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Minh Hồng (chuyên khoa y tế công cộng, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu), khi bị chuột cắn, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng chúng vô hại với con người, chuột chỉ cắn phá làm hư hỏng đồ đạc. Tuy nhiên, chuột là loài động vật thường ẩn trú ở những nơi ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh,... nên chúng là một trung gian dễ lây lan các mầm bệnh và vi khuẩn.Chuột là loài động vật dễ gây lây lan bệnh truyền nhiễm. Khi bị chuột cắn, có thể bạn sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm sau:Bệnh nhân bị Sodoku thường bị nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết chuột cắn, thường là từ 5 - 30 ngày sau khi chuột cắn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài từ 1 - 2 tháng và có thể dẫn đến tử vong.Bệnh truyền nhiễm từ chuột thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng thường gặp ở Mỹ và thỉnh thoảng là ở châu Âu. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp sang con người thông qua vết cắn hoặc cào của con chuột bị nhiễm bệnh. Một nguyên nhân nhiễm bệnh khác ít gặp hơn đó là người tiếp xúc với các con chuột bị bệnh trong phòng thí nghiệm nhưng không đeo găng tay bảo hộ. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 10 ngày, bệnh cũng có thể xuất hiện đột ngột.Sốt Haverhill là do Streptobacillus moniliformis gây nên, chúng thường lây qua đường tiêu hóa và phổ biến hơn nhiều so với bệnh Sodoku. Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không vỏ bao, không di động, đa hình thể. Chúng thường có dạng hình cầu, oval, thoi hoặc một số trường hợp sẽ cuộn thành hình khối. Streptobacillus moniliformis thường được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.Người bệnh sốt Haverhill sẽ có những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trên da ở gan bàn chân, bàn tay sẽ xuất hiện các ban xuất huyết. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim,…Khi bị chuột cắn, bạn có thể bị nhiễm virus Hanta, đây là loại virus gây bệnh cho con người. Nguyên nhân chính thường là do bị cắn hoặc hít phải virus tồn tại trong không khí được tạo ra từ chất thải của con chuột đã bị nhiễm virus. Phần lớn bệnh sẽ bộc phát trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Biểu hiện của bệnh do Virus Hanta có hai dạng.Hội chứng phổi (HPS): Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng giống với bệnh cúm bình thường như: Sốt, ho, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, nhức đầu, suy nhược cơ thể. Khoảng từ 4 - 10 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu chuyển biến nặng hơn: Sốt cao, khó thở, thở gấp,… thậm chí là bị suy hô hấp.Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS): Bệnh nhân bị hạ huyết áp và rối loạn các chức năng điều hòa nội môi, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể.Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng cho biết, ngay khi bị chuột cắn chảy máu, bạn không nên chủ quan mà cần xử lý vết thương ngay lập tức:Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, chúng ta có thể đề phòng tình trạng bị chuột cắn bằng một số phương pháp dưới đây như:Khi bị chuột cắn, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý vết thương và tư vấn tiêm phòng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây tiếp nhận đôi vợ chồng ở Hải Dương cùng nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ, toàn thân gai rét và có vết thương phù nề, sưng tấy và nhiễm trùng ở bàn tay.Bệnh nhân cho biết ngày 15.12, trong lúc 2 vợ chồng cùng đuổi bắt 1 con chuột thì bị cắn vào ngón tay chảy máu. Hai ông bà sau đó có rửa tay xà phòng và nhỏ dầu gió vào vết thương.Sau đó 5 ngày, hai ông bà cùng sốt cao, thậm chí có lúc nằm li bì, mê sảng, toàn thân gai rét, vết chuột cắn sưng tấy, đau nhức. Tự theo dõi 2 ngày ở nhà không thấy đỡ, hai ông bà đi khám ở tuyến huyện, được tiêm phòng uốn ván và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, hai bệnh nhân bệnh được chẩn đoán bệnh là "sốt do chuột cắn" (sodoku). Sau hơn một tuần được điều trị tích cực với phác đồ kháng sinh hiệu quả, các dấu hiệu lâm sàng đã được cải thiện rõ rệt, hai bệnh nhân đã được ra viện chiều 31.12.2024.
Theo người dân, vụ cháy xảy ra lúc khoảng 13 giờ ngày 29.1 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), xuất phát từ phía sau cửa hàng trên quốc lộ 13 thuộc khu phố 5, P.Hưng Long, TX.Chơn Thành (Bình Phước).Khi hỏa hoạn xảy ra, người dân sinh sống gần cửa hàng đã nhanh chóng hỗ trợ chủ cửa hàng di chuyển được một số đồ đạc ra ngoài đường.Tuy nhiên, phía bên trong cửa hàng có chứa nhiều vật dụng dễ cháy như nệm, đồ nhựa, rèm cửa… dẫn đến đám cháy nhanh chóng lan rộng, cột khói bốc cao hàng chục mét.Một số cơ sở kinh doanh đồ điện lạnh và mua bán xe máy cũ nằm sát bên cửa hàng nội thất đồ gỗ cũng bị đám cháy uy hiếp...Nhận được tin báo, Công an TX.Chơn Thành đã điều nhiều phương tiện chữa cháy xuống hiện trường để dập lửa.Sau khoảng hơn 1 giờ dập lửa, đám cháy đã được khống chế. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản của cửa hàng đã bị cháy rụi, một xe tải loại nhỏ cũng bị cháy.Do đám cháy nằm ngay dưới đường dây điện trung thế nên đã dẫn đến mất điện cục bộ, nhưng sau đó đã được khắc phục. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Thiệt hại vẫn chưa được thống kê.
Bên ly rượu, chén trà nghe bài ca vọng cổ
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.