Tri ân công lao to lớn của vua Đinh Tiên Hoàng
Ngoài 2 môn văn và toán, Hà Nội chọn môn thi thứ ba là ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn), thời gian làm bài 60 phút, hình thức thi trắc nghiệm.Trước đó, UBND TP.Hà Nội ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026, trong đó có lịch thi cụ thể từng môn. Theo đó, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập sẽ được tổ chức trong 2 ngày 7 và 8.6. Sáng 7.6, học sinh thi môn ngữ văn trong 120 phút; buổi chiều thi ngoại ngữ trong 60 phút; sáng 8.6 thi môn toán trong 120 phút. Đáng chú ý, Hà Nội đã bỏ tính điểm xét tuyển nhân hệ số 2 với 2 môn văn, toán như nhiều năm gần đây. Theo đó, điểm xét tuyển bằng điểm 3 môn + điểm ưu tiên (nếu có) + điểm khuyến khích (nếu có). Điểm thi các môn tính theo thang điểm 10.Đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã; toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh.Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Trong đó, NV1, NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký.Học sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, NV3. Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm.Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm. Khi hạ điểm chuẩn cho phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.Đến thời điểm này hơn 50 tỉnh, thành có tổ chức thi tuyển sinh đã công bố môn thi thứ ba vào lớp 10, hầu hết đều chọn ngoại ngữ. Hà Giang là địa phương duy nhất chọn lịch sử và địa lý là môn thi thứ ba; Bình Thuận cũng chọn tiếng Anh để tuyển sinh vào THPT không chuyên và chuyên, riêng việc tuyển sinh lớp 10 trường phổ thông dân tộc nội trú thì môn thứ ba là lịch sử và địa lý.2,7 triệu khách tới ĐBSCL nhờ du lịch liên kết
Chúng tôi ghé thăm xã Xy (H.Hướng Hóa), một xã biên giới cách TP.Đông Hà (Quảng Trị) gần 100 km. Tại đây, Hội đồng Đội thuộc Tỉnh đoàn Quảng Trị phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức khởi công công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho em Hồ Thị Tăng (học lớp 9B, Trường tiểu học và THCS Xy). Dù trải qua quãng đường xa, nhưng cảm giác mệt mỏi của chúng tôi tan biến khi thấy nụ cười hạnh phúc của Tăng.Hồ Thị Tăng là 1 trong 9 hoàn cảnh được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị trao tặng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ". Hoàn cảnh gia đình Tăng hết sức khó khăn, 7 người sống trong căn nhà sàn xập xệ, bố khuyết tật, mẹ thường xuyên đau ốm, người anh cả phải nghỉ học để phụ giúp công việc nương rẫy, người chị gái của Tăng thì nghỉ học lấy chồng sớm… Tăng cũng đang có nguy cơ phải bỏ học sớm để mưu sinh như anh chị của mình."Cảm ơn các cô chú, anh chị đã trao tặng gia đình em căn nhà này. Em luôn ước mơ có một căn nhà vững chắc để bố mẹ ở, và em có nơi yên tâm học hành. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với món quà ý nghĩa này", Tăng chia sẻ.Đồng cảnh ngộ với Tăng, em Hồ Thị Lịch (học lớp 6A, Trường Phổ thông dân tộc nội trú H.Đakrông) cũng sinh ra trong một gia đình đông con. Bố mẹ không biết chữ, gia cảnh khó khăn nên các anh chị của Lịch chỉ học đến lớp 9. Song vượt qua mọi khó khăn, Lịch có thành tích học tập xuất sắc và là học sinh tiêu biểu của trường.Anh Phạm Xuân Khánh, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn Quảng Trị, cho biết công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" đã góp phần giúp các em học sinh nghèo trên địa bàn có nơi ăn chốn ở ổn định, là điểm tựa vững chắc để các em tiếp tục thực hiện ước mơ."Ngôi nhà trao tặng em Hồ Thị Lịch là công trình đầu tiên trong 9 ngôi nhà được khởi công. Tính đến nay, đơn vị đã hoàn thành công tác khởi công, chỉ một thời gian ngắn nữa các em sẽ có một căn nhà khang trang, kiên cố để ổn định cuộc sống", anh Khánh nói.Thầy giáo Nguyễn Đắc Nhật Tân, Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học và THCS Tân Hợp, H.Hướng Hóa, cho biết sau khi nhận được thông tin về kế hoạch từ cấp trên, liên đội đã triển khai nhiều hoạt động để học sinh của trường tham gia gây quỹ, ủng hộ xây nhà cho các bạn khó khăn."Liên đội đã triển khai phong trào kế hoạch nhỏ cho các bạn học sinh tham gia quyên góp phế liệu như vỏ lon bia, sách báo cũ… Dù không nhiều nhưng liên đội cũng đã cùng các liên đội khác trên toàn tỉnh đóng góp được một số tiền nhỏ vào quỹ xây dựng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ", thầy Tân nói.Bắt đầu triển khai kế hoạch từ cuối năm 2024, sau hơn 3 tháng tích cực vận động, tuyên truyền và nhận được sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức, Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị đã quyên góp được gần 700 triệu đồng để thực hiện 9 "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho học sinh nghèo tại 8 huyện, thị và hướng đến các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số."Ngày 13.3 vừa qua, Hội đồng Đội tỉnh đã khởi công căn nhà cuối cùng. Đây là hoạt động thiết thực trước thềm đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Trị lần thứ 9 và cũng góp phần thực hiện hiệu quả đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Trị", anh Khánh chia sẻ.
Xem trực tiếp giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV9-Bình Điền hôm nay ở đâu, kênh nào?
Jee Trần sinh năm 1995, quê Quảng Bình. Trước khi hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, cô từng là sinh viên ngành quản trị kinh doanh, trải qua nhiều công việc khác nhau để có thêm thu nhập như phục vụ nhà hàng, làm gia sư… Vốn yêu thích âm nhạc, Jee Trần không ngại hát rong bán kẹo kéo, bán bông để kiếm sống. Cô được nhiều người yêu mến gọi với danh xưng “hot girl kẹo kéo”. Sau này, Jee Trần tham gia một số chương trình như Nhạc hội song ca, Sao tìm sao, Người kể chuyện tình… gây ấn tượng với khán giả bởi chất giọng ngọt ngào, khả năng biến hóa trong từng tiết mục. Sau loạt thành công đó, Jee Trần tích cực biểu diễn ở nhiều nơi, tiếp tục gây chú ý khi tham gia Tỏa sáng sao đôi, có dịp kết hợp cùng Duy Zuno (em trai nuôi của cố ca sĩ Phi Nhung) trên sân khấu. Ở vòng thi gần đây, màn hòa giọng của Duy Zuno và Jee Trần được dàn giám khảo đánh giá cao, giúp họ đứng nhất trong đêm tranh tài. Chia sẻ về thành tích này, cô gái 30 tuổi chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui và may mắn vì lần đầu tiên hai anh em kết hợp nhưng có sự ăn ý. Tính tình hai anh em chơi với nhau cũng khá hợp nên tôi cảm thấy rất vui và may mắn khi có một đồng đội như vậy”.Một trong những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình tập luyện của Jee Trần đó là lần tranh luận với Duy Zuno về cách dàn dựng sắp xếp bố cục bài hát. Nếu như Jee Trần muốn bắt đầu bài hát nhẹ nhàng rồi đẩy lên cao trào thì Duy Zuno lại muốn tạo ấn tượng ngay từ đầu bài hát. Sau khi tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh, Jee Trần đồng ý với phương án của đồng đội và kết quả là hiệu ứng phần trình diễn vượt ngoài mong đợi.Nhận xét về Duy Zuno, Jee Trần tiết lộ em trai nuôi Phi Nhung là một người cầu toàn, chỉn chu trong công việc. Về phía nam ca sĩ, anh nhận xét đồng đội không chỉ xinh đẹp, giỏi giang mà còn chịu khó lắng nghe góp ý của mọi người xung quanh. “Dù chúng tôi đôi lúc khác biệt về tư duy âm nhạc nhưng vẫn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhau”, Duy Zuno cho hay. Jee Trần chia sẻ ngoài việc tập trung cho cuộc thi, cô vẫn dành sự quan tâm của mình cho gia đình. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, giọng ca 9X quyết định ngừng nhận show và dành toàn bộ thời gian bên cạnh những người thương yêu. “Cả năm tôi đã làm việc nên cuối năm tôi sẽ dành thời gian cho gia đình. Năm nào cũng vậy, khoảng tầm 24 tết tôi đã không nhận show nữa rồi”, cô cho hay.
Tuy nhiên, thực tế, lượng đạm hằng ngày của nhiều trẻ lại cao hơn đáng kể, có trường hợp gấp 1,7 đến 2 lần. Giáo sư Remer cho biết, những hậu quả lâu dài của việc hấp thụ nhiều protein vẫn chưa được kiểm tra, theo News Medical.
Nắng nóng gay gắt ở Nam bộ kéo dài đến hết tháng 5
chẳng cần biết thế giới ra sao