Công khai người yêu trên mạng xã hội, nên hay không?
Duy Mạnh khép lại năm 2024 bằng ca khúc Bắt taxi, hòa trộn giữa EDM và Dance Pop đầy sôi động. Bên cạnh bầu không khí tiệc tùng, xuyên suốt bài hát còn nhấn mạnh thái độ ga lăng, trách nhiệm của người đàn ông. Duy Mạnh đã rất khéo léo lồng ghép tinh thần “chơi hết mình nhưng luôn an toàn” vào trong dự án âm nhạc của mình.Dự án được Duy Mạnh và ê kíp chuẩn bị trong 2 tháng với mong muốn mang một sản phẩm chỉn chu đến mọi người. “Duy Mạnh muốn khán giả khi nghe Bắt taxi sẽ quên hết muộn phiền, đắm chìm trong giai điệu sôi động, nhưng sau tất cả, chúng ta vẫn phải giữ vững nguyên tắc an toàn, biết cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Đây cũng là thông điệp chủ đạo trong sản phẩm lần này”.Điểm đặc biệt trong MV là Duy Mạnh một mình thủ hai vai. Nói về trải nghiệm này, nam ca sĩ bày tỏ: “Ban đầu tôi nghĩ chỉ cần thay đổi phục trang, đeo lens là đủ, nhưng vào thực tế, mình còn phải thể hiện hai cá tính khác biệt. Người thì luôn toát lên sự tự tin, hào sảng, người lại ranh ma và ẩn chứa nhiều âm mưu. Tôi mất khá nhiều thời gian để luyện tập, quay đi quay lại cho đến khi ưng ý”.Tại sự kiện ra mắt MV, Duy Mạnh có màn hát live ca khúc kết hợp cùng việc khoe vũ đạo trong sự cổ vũ của mọi người. Bên cạnh đó, nam ca sĩ còn kết hợp với con gái trong Tình em là đại dương để tri ân người bạn đời. Giọng ca Kiếp đỏ đen thừa nhận quá khứ có nhiều sai lầm nhưng đã thay đổi. Ở hiện tại, Duy Mạnh chủ yếu dành thời gian cho gia đình nhỏ và âm nhạc.Duy Mạnh cũng bật mí con gái là nguồn động lực để thay đổi trong âm nhạc, cập nhật xu thế phù hợp với thị hiếu khán giả. Trước đó, Duy Mạnh từng trải qua giai đoạn trầm cảm vì hát nhạc buồn quá nhiều, phải nhốt mình trong phòng "tận hưởng" sự cô độc trong quãng thời gian dài. “Sau này khi gần các bạn trẻ, tôi đã cố gắng nhiều. Năng lượng của các bạn giúp tôi trở nên khác hơn. Tôi đang tận hưởng niềm vui với các bạn”, anh nói.Trang phục từ vải nhăn crinkled, mẹo vàng cho tín đồ 'nghèo' thời gian
Vào buổi chiều cuối năm 2024, không khí tại Trường đại học Fulbright (Q.7, TP.HCM) rất sôi động, bởi đây là lần đầu tiên nhiều sinh viên của trường đại học quốc tế danh tiếng này được chào đón và giao lưu với ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS). Với các bạn trẻ, câu chuyện về ông David Dương, một thanh niên Việt kiều từng phải đi lượm ve chai ở xứ sở cờ hoa, bị người đời thương hại, thậm chí khinh bỉ… đã quyết tâm khởi nghiệp từ rác với số vốn chỉ 700 USD, rồi trở thành tỉ phú, đã truyền cảm hứng, xen lẫn sự tò mò đối với họ.Điều hành buổi giao lưu là tiến sĩ Scott Fritzen, Hiệu trưởng Trường đại học Fulbright Việt Nam. TS Scott Fritzen là một học giả về chính sách công và là nhà lãnh đạo giáo dục danh tiếng của thế giới. TS Scott tập trung nghiên cứu và giảng dạy chính sách công và cải cách khu vực công của các nước, với trọng tâm là thiết kế chính sách chống tham nhũng và quản lý chiến lược trong khu vực công. Mối liên kết sâu sắc của ông đối với Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 1990, thông qua học bổng Fulbright. Không phải ngẫu nhiên mà Trường đại học Fulbright Việt Nam đã chọn nội dung chính trong buổi giao lưu với doanh nhân David Dương bằng một câu chủ đề hàm chứa nội dung: "Ông David Dương - Hành trình của sự khiêm nhường, kiên cường và cống hiến". Với chủ đề đó, trong không khí thân tình, cởi mở, ông David Dương đã khiêm nhường chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình kiên cường vượt qua thử thách, bắt đầu từ con số 0 để đạt được thành công lớn tại xứ người. Trong khi đó, buổi đối thoại giữa TS Scott Fritzen cùng sinh viên trường mình với ông David Dương đã nêu bật các thành tựu minh chứng sống động cho sự cống hiến của vị doanh nhân tài ba này. Trong đó, tiêu biểu nhất là cam kết của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) trong việc bảo vệ môi trường, những nỗ lực và tâm huyết trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam. Một trong những thông điệp rất thú vị tại buổi giao lưu này chính là các giá trị chung giữa Vietnam Waste Solutions và Trường đại học Fulbright Việt Nam trong việc hỗ trợ giáo dục, phát triển chương trình giảng dạy. Về phát triển giáo dục, hai bên cam kết góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục và tích cực hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự án cộng đồng có ảnh hưởng. Về phát triển chương trình giảng dạy, Trường đại học Fulbright Việt Nam không ngừng nỗ lực làm phong phú chương trình giảng dạy với các môn học về môi trường và phát triển bền vững trong chuyên ngành phụ gồm: Kinh doanh, Chính sách và Xã hội. Chương trình này tích hợp các khía cạnh quan trọng về tính bền vững và lợi ích xã hội vào giáo dục kinh doanh và chính sách. Fulbright Việt Nam là trường đại học tích hợp phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm và cách tiếp cận giáo dục khai phóng. Nhiều năm qua, Fulbright Việt Nam có các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên chăm chỉ học tập và có hoàn cảnh khó khăn. TS Scott Fritzen cho biết Trường đại học Fulbright Việt Nam chuẩn bị ra mắt chương trình học bổng tác động dành cho các sinh viên tương lai có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị bền vững và trách nhiệm xã hội. Học bổng này sẽ mở ra cơ hội để sinh viên phát triển các giải pháp đột phá và trở thành những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình."Đồng hành với nền giáo dục khai phóng của Trường đại học Fulbright Việt Nam, ông David Dương đã tích cực hỗ trợ khát vọng học tập của nhiều sinh viên thông qua các suất học bổng, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nuôi dưỡng thế hệ kiến tạo tương lai tại Trường đại học Fulbright", TS Scott Fritzen thông tin thêm. Chia sẻ cùng Báo Thanh Niên, ông David Dương cho hay, Fulbright là trường đại học của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam, trường có những chương trình dạy học rất tốt. Để giúp sinh viên Việt Nam học được những kiến thức tốt tại trường đại học danh tiếng này nhằm phục vụ cho quê hương, chúng tôi đã đồng ý tài trợ học bổng cho Trường đại học Fulbright với mong muốn góp thêm ngân sách để nhà trường hỗ trợ cho các sinh viên hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học. "Hy vọng trong tương lai, khi các bạn sinh viên ra trường sẽ đem những kiến thức tốt, những điều hay để góp phần dựng xây quê hương, trở thành những người có ích cho xã hội, cho gia đình. Sinh viên được nhận học bổng sẽ do nhà trường xét chọn", ông David Dương nói. Ông David Dương cho biết cụ thể về chương trình học bổng này: "Tôi sẽ hỗ trợ 5 triệu USD (hiện đã đóng góp 1 triệu USD) vào quỹ học bổng của trường Fulbright. 4 triệu USD còn lại sẽ đóng góp theo mô hình đối xứng. Nếu Mạnh thường quân hỗ trợ với trường bao nhiêu thì chúng tôi sẽ đóng góp bấy nhiêu. Ví dụ như họ góp 500.000 USD, chúng tôi cũng góp 500.000 USD. Thậm chí họ góp 4 triệu USD, chúng tôi cũng sẽ góp ngay 4 triệu USD để học bổng đại học Fulbright có ngay 8 triệu USD. Như vậy nhà trường sẽ có gấp đôi số tiền số tiền tài trợ để giúp có thêm nhiều sinh viên được cấp học bổng. Cần nói thêm cho rõ hơn là trong số tiền 4 triệu USD học bổng mà tôi hứa sẽ thực hiện bằng mô hình đối xứng này, không thuộc tiền quyên góp từ các thành viên hội đồng của trường Fulbright. Đây cũng chính là mục đích của chúng tôi để kêu gọi thêm nhiều người cùng đóng góp vào quỹ học bổng của trường Đại học Fulbright". Bên cạnh học bổng, VWS luôn rộng cửa chào đón sinh viên Trường đại học Fulbright đến tham quan, học tập và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tái chế rác, công nghệ xử lý rác tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc VWS (H. Bình Chánh, TP.HCM). VWS cũng cam kết với Trường đại học Fulbright tất cả sinh viên ngành môi trường nếu ra trường chưa có việc làm đều có thể nộp hồ sơ làm việc tại công ty VWS.
Giải vô địch CS: GO châu Á 2023 có tổng giải thưởng 500.000 USD
Thời tiết ở Đà Nẵng hửng nắng, se lạnh… thuận lợi cho người dân, du khách hào hứng du xuân, check-in đường hoa xuân Ất Tỵ năm 2025. Đặc biệt, du khách thập phương thích thú nán lại Đà Nẵng để chụp ảnh kỷ niệm cùng linh vật rắn 'dũng mãnh'.Mở cửa phục vụ người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đường hoa xuân Đà Nẵng đã thu hút rất đông người đến vui chơi, check-in, thưởng lãm. Ghi nhận của PV Thanh Niên sáng 27.1 (28 tết), tại khu vực phía nam cầu Rồng (Q.Hải Châu), nơi bài trí nhiều tiểu cảnh với thiết kế rực rỡ sắc hoa xuân, đông đảo người dân, du khách đến chụp ảnh. Đặc biệt, linh vật rắn đầy uy nghi là điểm chụp ảnh "hot" tết 2025.Chị Phạm Thanh Tình (quê H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) vừa cùng gia đình tạm rời TP.HCM để đưa 2 con nhỏ về quê nội đón tết sau 2 năm ăn tết xa nhà. Dự báo thời tiết tại TP.Đà Nẵng có mưa lớn những ngày cận tết khiến gia đình chị rất lo lắng. Tuy nhiên, sáng nay 27.1, thời tiết ở Đà Nẵng hửng nắng sau 1 đêm có mưa, trời se lạnh với nhiệt độ khoảng 19oC… đã khiến chị rất vui."Tiết trời ngày cận tết rất thuận lợi. Gia đình tôi tranh thủ trời di chuyển đoạn đường gần 15 km đến cầu Rồng để check-in đường hoa xuân Ất Tỵ năm 2025", chị Tình nói.Ông Trịnh Tấn Long (quê tỉnh Nghệ An) cùng các con về quê đón Tết Nguyên đán, trước khi xe di chuyển khỏi TP.Đà Nẵng đã cùng bạn bè tranh thủ ghé qua đường hoa tết để chụp ảnh kỷ niệm."Khi đi ngang đường hoa, thấy đông đúc người chơi tết rất sớm. Tôi đã đề nghị cả gia đình và bạn bè dừng xe để chụp ảnh cùng linh vật rắn, cầu Rồng để làm kỷ niệm vì gia đình tôi sẽ đón tết ở quê nhà đến mùng 10 tháng giêng", ông Long nói.
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Công an Thái Bình làm việc với người tung tin 'bố cứa cổ 2 con' trên Facebook
Bên cạnh những bình luận tích cực khen ngôi nhà được khoác áo mới, nhiều người còn xin thông tin về vật liệu, cách sửa chữa để tham khảo, áp dụng. Ai nấy đều cho rằng đây là món quà tuyệt vời mà người con dành cho cha mình.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là anh Trương Văn An (41 tuổi, quê ở Nghệ An). Anh An cho biết, hiện anh đang đi làm cách nhà 30 km nên sáng đi sớm, chiều tối mới về nhà. Vì thế, lúc đầu anh nghĩ không gắn bó với nhà cũ mà xây nhà mới ở cách đó 15 km để tiện cho công việc hiện tại. Tuy nhiên, vào một ngày đẹp trời khi ngồi uống cà phê, anh nảy ra ý tưởng sửa ngôi nhà của cha thay vì xây ngôi nhà mới. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa là nơi con cháu quây quần mỗi dịp cuối tuần, lễ tết.Nói là làm, chỉ 2 ngày sau khi có ý tưởng, anh bắt tay vào thực hiện. Anh hoạch tính các hạng mục để đơn vị thi công phối hợp với nhau kịp tiến độ. Việc khó khăn gặp phải là anh quyết định quá nhanh, không có thời gian ngồi với đội ngũ thiết kế bàn thảo kỹ. Mỗi tối, khi đi làm về anh mới xem và chỉnh sửa các thiết kế. "Tôi không thuê đội ngũ thiết kế nên có vài chi tiết không đúng với ý mình. Ngôi nhà hoàn thiện cũng chỉ được khoảng 90% ý tôi mong muốn", anh An chia sẻ và cho biết thêm trong quá trình thi công, mọi quyết định anh đều phải đưa ra nhanh chóng. Đường điện, thiết bị điện, bố trí ổ cắm, công tắc, màu sơn, màu gạch… hầu như anh không có thời gian suy nghĩ và lựa chọn."Khó khăn nhất là việc mình không ở nhà để truyền đạt ý tưởng cho thợ. Khi mình đi làm thì thợ chưa đến, khi về nhà thợ đã hoàn thành công việc hôm đó. Việc nêu ý tưởng bổ sung đều qua điện thoại. Ngôi nhà trước và sau khi sửa khác nhau rõ rệt về công năng sử dụng, phù hợp với gia đình. Tôi ưu tiên xây dựng, chỉnh trang khu vườn để dịp cuối tuần gia đình có nơi thư giãn, không gian thoải mái nhất", anh An chia sẻ thêm.Chi phí sửa nhà chưa tính nội thất khoảng 600 triệu đồng. Phần nội thất, anh An cho biết cũng với số tiền tương đương sửa nhà. Ngôi nhà hoàn thiện khiến cha anh An rất hài lòng, vì nhà được cải tạo hoàn toàn mới theo phong cách hiện đại. Hàng xóm cũng khen khu vực sân vườn và không gian mở của ngôi nhà. Hằng ngày, các cụ trong làng vẫn đến ngồi uống nước và nói chuyện, gắn kết tình làng nghĩa xóm.Ông Hoàn (75 tuổi), cha anh An, cho biết bản thân ủng hộ mọi quyết định của con. "Tôi hoàn toàn nhất trí khi con đưa ra ý kiến sửa nhà và sinh sống tại địa phương. Tôi cũng nói với con trai nhất quyết sẽ ở lại nhà của mình, không đến nhà của bất kỳ đứa nào ở chung. Khi thấy con sửa nhà đẹp, tôi rất vui mừng, hàng xóm ngày nào cũng đến uống nước, nói chuyện đến đêm muộn. Ở tuổi tôi như vậy là hạnh phúc lắm rồi", ông Hoàn bày tỏ.Ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng của sự gắn bó gia đình. Khi con cái quyết định sửa nhà cho đấng sinh thành không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thể hiện mong muốn mang sự an yên cho cha mẹ trong những năm tháng về già. Từ khi ngôi nhà được sửa sang, các thế hệ trong gia đình có cơ hội chia sẻ, quan tâm, cùng nhau tạo ra những giá trị hạnh phúc mới. "Trước đây, nhà xây theo kiểu cũ và một số vị trí xuống cấp nghiêm trọng, tôi ít ở nhà cuối tuần mà thường xuyên đi du lịch và đi chơi ở TP.Vinh. Sửa nhà rồi, tôi muốn dành thêm thời gian cho gia đình, muốn ở bên cha nhiều hơn và chăm chút cho ngôi nhà, mảnh vườn", anh An bộc bạch.