Những tấm lòng vàng 12.4.2022
Ở lần thứ 2 tham dự vòng loại Đông Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, đội bóng Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đã thể hiện bộ mặt rất khác, cho thấy sự tiến bộ chuyên môn rất rõ.Điều này thể hiện qua 2 chiến thắng ở vòng bảng, với tỷ số 3-1 trước Trường ĐH Bình Dương và 6-0 trước Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi để lọt vào vòng bán kết với ngôi đầu nhóm 1.Thậm chí, thầy trò HLV Vũ Đức Thanh Châu của Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu còn đang tự tin hướng đến trận chung kết vòng loại, để tranh tấm vé đáng mơ ước dự vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025 tại TP.HCM.Trong khi đó, Trường ĐH Lạc Hồng đã có hành trình hú vía, khi thua đậm 1-9 trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai và bất ngờ để Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 cầm hòa với tỷ số 1-1.Rất may ở lượt đấu cuối cùng, đội bóng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã thắng đậm Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2 với tỷ số 11-0, giúp thầy trò HLV Đèo Đăng Khoa lách qua khe cửa hẹp nhờ hơn hiệu số phụ.Dù bị đánh giá thấp hơn, nhưng trái bóng vốn tròn nên không ai có thể nói trước điều gì, vì nếu có chiến thuật tiếp cận trận đấu hợp lý, cộng thêm một chút may mắn thì Trường ĐH Lạc Hồng vẫn có thể hoàn toàn có thể tạo nên bất ngờ.Keysight giới thiệu công cụ mô phỏng mạch tần số vô tuyến thế hệ mới
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.
Giải PES Báo Thanh Niên lần 6-2022: Chưa bao giờ vui và hấp dẫn như thế!
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Ngày 28.1, ông Nguyễn Ngọc Bình (ngụ tổ 21, P.Chính Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) cho biết đã trả lại số tiền gần 10 triệu đồng nhặt được cho ông Phạm Văn Cư (56 tuổi, ngụ xã Duy Tân, H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 24.1, ông Bình trên đường đi giao hàng về, dừng đèn đỏ ở khu vực cầu Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) thì nhặt được gói giấy, bên trong có 9,9 triệu đồng.Ông Bình đứng chờ người đánh rơi tiền quay lại, nhưng không thấy.Qua kiểm tra, ông Bình thấy có 9,9 triệu đồng tiền mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng, tờ giấy gói còn ghi thông tin ngày công làm thợ xây nhưng không có tên người hay số điện thoại liên hệ.Ông Bình đoán đây là số tiền quan trọng của người lao động sau khi kết thúc công trình xây dựng, nếu mất toàn bộ công sức làm việc thì sẽ rất buồn, mất tết nên đã nhờ con trai (anh Nguyễn Ngọc Minh) đăng trên mạng xã hội tìm người đánh rơi tiền.Trong chiều cùng ngày, nhiều người liên hệ với anh Minh nhưng mô tả không đúng chi tiết số tiền nên anh không đồng ý trả lại.Ngoài những người nhận vơ, có anh Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, ngụ xã Duy Tân), là cháu của ông Phạm Văn Cư. Anh này đọc được thông tin nên báo lại với ông Cư. Do ông Cư không dùng mạng xã hội và đã về quê ở Quảng Nam, nên nhờ anh Anh (còn đang ở TP.Đà Nẵng) liên hệ.Tuy nhiên, vì anh Anh không nói chính xác số tiền, nên anh Minh cũng từ chối trả. Sau đó, ông Cư trực tiếp liên hệ, mô tả đúng đặc điểm gói tiền, tờ giấy tính công nên gia đình ông Bình đã bàn giao đầy đủ tiền cho anh Anh.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cư chia sẻ gia đình ông hoàn cảnh khó khăn, ra Đà Nẵng làm thợ xây, trung bình ngày công khoảng 300.000 đồng nhưng sức khỏe yếu nên không làm được thường xuyên. Số tiền 9,9 triệu đồng gồm 2 tháng công lao động cùng với 500.000 đồng được nhà thầu trả, thưởng tết tại khu vực cầu Hòa Xuân.Có được một khoản tiền trong lúc gia đình chưa có tiền trang trải tết, ông Cư vội vàng nhét gói tiền vào túi áo ấm, chạy về tới quê định đưa cho vợ mua sắm và chi phí cho 3 người con ăn học thì giật mình vì túi áo trống trơn.Người thợ hồ này vội vàng ngược QL1 gần 40 km quay lại những đoạn đường đã đi qua nhưng không tìm thấy gói tiền.Ông Cư thở dài kể lại với gia đình, xác định "mất tết". Đến chiều cùng ngày thì được cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh báo tin vui trên mạng xã hội."Gia đình rất mừng trước lòng tốt của anh Bình, đã mang lại cho tôi cái tết tưởng chừng như đã mất, cả nhà vô cùng biết ơn gia đình anh Bình", ông Cư bày tỏ.Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Ngọc Bình cũng không mấy giá khả, bản thân ông làm công việc giao hàng (shipper), thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vợ bán cà phê ở vỉa hè gần nhà, nuôi 2 người con. Ông Bình chia sẻ ông suy nghĩ đơn giản gói tiền rất quan trọng của người đánh rơi. Ông cũng vui lây khi mang lại niềm vui cho người thợ xây nghèo cùng cảnh ngộ lao động phổ thông như gia đình mình.
Cẩn trọng với chiêu trò kinh doanh không cần vốn
Năm 2024 đánh dấu cột mốc 18 năm Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Danh sách và thứ hạng trong bảng được Hội đồng đánh giá một cách khách quan, độc lập và minh bạch theo mô hình xếp hạng của Fortune 500, thông qua các chỉ tiêu tài chính quan trọng như tổng doanh thu, tổng tài sản, quy mô lao động, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận và cả uy tín của doanh nghiệp trên truyền thông.Hanwha Life Việt Nam hiện sở hữu nguồn lực tài chính mạnh với vốn điều lệ gần 4.900 tỉ đồng. Tháng 11.2024, tổng tài sản của công ty đạt hơn 20.400 tỉ đồng, tương đương tăng gần 11% so với cuối năm 2023, đưa công ty vào top các doanh nghiệp có quy mô tài sản ấn tượng trên thị trường bảo hiểm.Bên cạnh đó, tổng chi trả quyền lợi bảo hiểm của Hanwha Life Việt Nam trong năm 2024 cũng tăng hơn 10% so với năm 2023, tương đương mức chi trả gần 459 tỉ đồng cho hơn 48.700 trường hợp với các quyền lợi liên quan đến điều trị y tế, tử vong, thương tật, tai nạn, bệnh hiểm nghèo,...Những kết quả ấn tượng trên chính là động lực giúp Hanwha Life Việt Nam vươn lên vị trí thứ 278/500 trong bảng xếp hạng VNR500 năm 2024, tăng 5 bậc so với năm 2023. Đặc biệt, trong suốt 5 năm (2020-2024), vị thế của Hanwha Life Việt Nam đã không ngừng tăng mạnh, ghi nhận bước nhảy ngoạn mục khi tăng đến 88 bậc năm 2024 so với năm 2020.Bà Trương Thị Vân Anh - Giám đốc Marketing Hanwha Life Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi rất tự hào khi năm 2024 là năm thứ 5 liên tiếp được tôn vinh là 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Kết quả này đặc biệt có ý nghĩa hơn khi hai năm qua chứng kiến hàng loạt thách thức của nền kinh tế tác động lên nhiều doanh nghiệp. Điều này cho thấy những nền tảng chắc chắn mà Hanwha Life Việt Nam đã và đang xây dựng, không chỉ giúp chúng tôi bản lĩnh vượt qua các biến động của thị trường, mà còn gia tăng về giá trị thương hiệu và sức mạnh tài chính nhờ vào chiến lược đúng đắn và bền vững mà chúng tôi đang kiên định theo đuổi. Hanwha Life Việt Nam xem sự tôn vinh này vừa là sự khích lệ vừa là động lực để công ty phải luôn cải tiến không ngừng để đạt được những thành tựu mới trong tương lai".Chiến lược ưu tiên tập trung về "chất" trước khi tăng trưởng lại về "lượng" là một trong những yếu tố quan trọng giúp Hanwha Life Việt Nam duy trì đà tăng trưởng và nguồn lực kinh doanh.Suốt 17 năm hoạt động tại Việt Nam, Hanwha Life đã phát triển đa dạng các kênh phân phối gồm kênh đại lý (bao gồm đại lý cá nhân, tổng đại lý, đại lý tổ chức), hợp tác ngân hàng, kênh phân phối trực tuyến,... Trong đó, kênh đại lý là kênh kinh doanh chủ chốt, đóng góp đến 80% doanh thu phí bảo hiểm của công ty.Hanwha Life Việt Nam tiên phong đưa công tác Huấn luyện và Đào tạo trở thành 1 cấu phần quan trọng của Chiến lược phát triển kinh doanh, biến định hướng thành hành động, bao gồm các nội dung huấn luyện, phát triển kỹ năng, kiến thức sản phẩm, quản lý hoạt động…nhằm cung cấp lại những kiến thức và năng lực nền tảng cho hệ thống kinh doanh, giữ chặt sự kết nối của hệ thống và nhất là giữ "lửa", lòng yêu nghề của đội ngũ.Nhờ đó, Hanwha Life Việt Nam đã sở hữu một mạng lưới kinh doanh và phục vụ khách hàng rộng lớn hàng đầu trên thị trường với 130 văn phòng kinh doanh cùng hơn 37.000 tư vấn tài chính trên toàn quốc. Sắp tới, công ty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống đại lý, văn phòng kinh doanh và trung tâm dịch vụ khách hàng, đặc biệt tại các thành phố lớn nhằm mang đến cho khách hàng một trải nghiệm liền mạch, thuận tiện và nhanh chóng.Với những đóng góp quan trọng cho thị trường bảo hiểm, Hanwha Life Việt Nam đã liên tục nhận được nhiều giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước như danh hiệu "Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ uy tín hàng đầu Việt Nam" lần thứ 10 của giải Rồng Vàng; "Top 10 công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín" suốt 8 năm liên tiếp (2017-2024) do Vietnam Report công bố; được công nhận là "Doanh nghiệp vì cộng đồng" trong suốt 4 năm (2021-2024) bởi Tạp chí Saigon Times; và là "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" trong 3 năm liền (2022-2024) từ Tạp chí HR Asia.Hướng đến tương lai, Hanwha Life Việt Nam sẽ kiên định "lấy khách hàng làm trọng tâm" trong chiến lược phát triển bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và mang đến sự an tâm cho khách hàng thông qua những sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm được "đo ni đóng giày" cho người Việt.