Giải nhiệt iPhone trong mùa nắng nóng
Chị An sinh ra tại TT.Hai Riêng, địa bàn có đồng bào thuộc 20 dân tộc thiểu số sinh sống. Điều kiện của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Từ nhỏ, chị chứng kiến những người bạn của mình phải bỏ dở việc học vì điều kiện gia đình. Thấu hiểu và đồng cảm với những thiệt thòi mà trẻ em vùng cao đang đối mặt, ngay từ khi còn học phổ thông, chị đã nuôi ước mơ thành lập nhóm thiện nguyện để chăm lo cho các em.Để thực hiện ước mơ, chị An chọn học chuyên ngành công tác xã hội. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2014, chị cùng các bạn tại TT.Hai Riêng thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng với 15 thành viên, bắt đầu hành trình sống hết mình vì trẻ em đồng bào thiểu số.Hơn 10 năm cùng CLB Hoa Xương Rồng rong ruổi khắp các bản làng ở H.Sông Hinh thực hiện chương trình thiện nguyện, chị An nhìn nhận được nhiều thứ. "Khi nhìn những mảnh đời đau thương ngoài kia, tôi thấy bản thân mình quá may mắn. Nhất là với những trẻ em người đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa, con chữ đối với các em quả thật rất khó khăn. Mùa đông là một cực hình khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc", chị chia sẻ.Để chủ động kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB cùng nhau đi nhặt, xin ve chai để bán lấy tiền xây dựng quỹ. Đến những dịp lễ tết, cả nhóm lại cùng nhau bán nước, bán hoa để gây quỹ.Suốt 10 năm qua, dấu chân của những thành viên CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng in trên khắp bản làng của 11 xã, thị trấn tại H.Sông Hinh, thực hiện các chương trình như: Nấu ăn cho em, tặng quà dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tổ chức các hoạt động mùa hè, cắt tóc miễn phí..."Càng đi nhiều, chúng mình càng thấy còn quá nhiều mảnh đời khó khăn. Những hoạt động, chương trình mà câu lạc bộ tổ chức chỉ giải quyết vấn đề cấp thời, chưa chăm lo được đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em về lâu, về dài. Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của các thành viên trong câu lạc bộ", chị An nói.Chị An cũng cho biết bản thân và các bạn trong CLB còn rất nhiều trăn trở với hoạt động thiện nguyện. Ước mơ lớn nhất của chị là thực hiện dự án nuôi em để chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho trẻ vùng cao một cách bền vững, lâu dài.Theo anh Hồ Vĩnh Hưng, Bí thư Huyện đoàn Sông Hinh, các hoạt động của chị An và CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng, xã hội."Suốt 10 năm qua, chị An và CLB thiện nguyện đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em đồng bào tại H.Sông Hinh. Làm hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết, sự tận tâm của mình, chị An đã được Tỉnh đoàn Phú Yên tuyên dương gương người tốt, việc tốt năm 2020", anh Hưng cho biết.Doanh nghiệp bất động sản bất ngờ lãi lớn
Chàng trai 9X cho biết nóng đến nỗi chạm tay vào đồ đạc nào trong phòng cũng thấy nóng. “Mình di chuyển bàn làm việc ra ngay sát cửa để mong có chút gió trời thổi vào, chứ máy quạt trong phòng càng bật càng nóng mà tắt thì mồ hôi đổ ra như tắm. Nhiều lúc cũng bực bội lắm, nhưng đành chịu”, Tùng cho hay.
VLTK Mobile mượn Chị Chị Em Em kể chuyện Phiên bản mới Thiên Chấn Giang Hồ
Tấm hình do FIFA World Cup đăng tải được ghép từ các hình ảnh đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup các năm 2008, 2018 và mới nhất là kỳ AFF Cup 2024 cùng dòng chú thích: "Những kí ức ngọt ngào của một thời và mãi mãi". Đáng chú ý, Duy Mạnh là người xuất hiện ở 2 trong số 3 tấm ảnh khoảnh khắc vô địch này. Ngoài Duy Mạnh, còn có Tiến Linh, Quang Hải, Bùi Tiến Dũng và Văn Toàn cũng đã có 2 lần được nâng cao chiếc cúp danh giá. Hiện bài đăng này đã nhận được hơn 68.000 lượt yêu thích cùng hàng trăm bình luận. Bên dưới phần bình luận, FIFA World Cup còn "thả meme" tấm hình Duy Mạnh hôn Tuấn Hải sau bàn mở tỷ số ở chung kết lượt về. Trong suốt hành trình vừa qua của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup, FIFA World Cup cũng thường xuyên đăng tải hình ảnh vui nhộn của các tuyển thủ kèm những lời khen rất trending theo đúng phong cách giới trẻ Việt Nam. Bên dưới phần bình luận, nhiều người dùng mạng xã hội cũng bày tỏ sự hoài niệm với những kỷ niệm đẹp của bóng đá Việt Nam. Trận chung kết AFF Cup 2008 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan là một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Trước đó, Việt Nam từng vào chung kết Tiger Cup 1998 nhưng không giành được chức vô địch. Đối đầu với Thái Lan, đội bóng được coi là "nỗi ám ảnh" của bóng đá Việt Nam thời bấy giờ, luôn là thử thách lớn.Trong trận lượt đi tại sân Rajamangala, Việt Nam giành chiến thắng 2-1 với các bàn thắng của Công Vinh và Vũ Phong; Thái Lan rút ngắn tỷ số nhờ pha lập công của Ronnachai. Trận lượt về trên sân Mỹ Đình, Teerasil Dangda mở tỷ số cho Thái Lan ở phút 21, tạo áp lực lớn lên đội chủ nhà. Tuy nhiên, phút 94, từ đường chuyền của Minh Phương, Công Vinh đánh đầu ngược, ghi bàn gỡ hòa 1-1. Kết thúc hai lượt trận, Việt Nam thắng chung cuộc 3-2, lần đầu tiên đăng quang AFF Cup.Chiến thắng này gắn liền với HLV Henrique Calisto và sự tỏa sáng của các cầu thủ như Công Vinh, Dương Hồng Sơn, Minh Phương, Tài Em, cùng nhiều tên tuổi khác. Người hâm mộ Việt Nam đã có một đêm ăn mừng đáng nhớ, tràn ngập niềm vui và tự hào.Dưới sự dẫn dắt tài tình của HLV Park Hang-seo, đội tuyển Việt Nam đã thể hiện phong độ xuất sắc tại AFF Cup 2018, vượt qua hàng loạt đối thủ mạnh để giành ngôi vương khu vực Đông Nam Á.Hành trình chinh phục chức vô địch bắt đầu tại vòng bảng, nơi đội tuyển ghi dấu bằng những chiến thắng quan trọng trước Lào, Malaysia, Campuchia và một trận hòa kịch tính với Myanmar. Tiến vào vòng bán kết, Việt Nam chạm trán Philippines và xuất sắc đánh bại đối thủ sau hai lượt trận để ghi tên mình vào trận chung kết với Malaysia.Trong trận chung kết lượt đi tại Bukit Jalil, Việt Nam cầm hòa Malaysia với tỷ số 2-2, tạo lợi thế lớn trước khi trở về sân nhà. Tại Mỹ Đình, Nguyễn Anh Đức đã ghi bàn thắng quyết định, mang về chiến thắng 1-0 cho đội tuyển, giúp Việt Nam giành ngôi vô địch với tổng tỷ số 3-2 sau hai lượt trận.Chức vô địch này không chỉ là niềm tự hào to lớn của người hâm mộ, mà còn khẳng định vị trí của bóng đá Việt Nam trên đấu trường khu vực. Nguyễn Quang Hải, người được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất giải, đã để lại ấn tượng mạnh mẽ và ghi dấu trong lòng công chúng. Nếu như 2 lần trước, Việt Nam đều nâng cúp trên sân nhà thì đến lần gần nhất, đội tuyển đã thắng lợi vẻ vang cả trên sân khách. Năm 2024, đội tuyển Việt Nam đã trải qua một hành trình ấn tượng để giành chức vô địch ASEAN Cup, đánh dấu lần thứ ba lên ngôi tại giải đấu khu vực. Dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik, đội tuyển thể hiện phong độ xuất sắc với chuỗi 7 trận thắng và 1 trận hòa, không để thua trận nào trong suốt giải đấu.Thành công này là sự đóng góp công sức của toàn đội nhưng để nói ai là người ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất thì chắc chắn phải là HLV Kim Sang-sik và tiền đạo Nguyễn Xuân Son - những người mới của đội tuyển Việt Nam. Trong khi chiến lược gia người Hàn Quốc gây ấn tượng bởi những quyết định mạnh tay trong việc lựa chọn nhân sự, thay đổi người hợp lý và chiến thuật tổng thể, chiến thuật cụ thể cho từng trận vô cùng chặt chẽ thì Xuân Son - tiền đạo nhập tịch lại gây "sốt" toàn Đông Nam Á với phong độ không thể ngăn cản. Anh ghi bàn tằng tằng, kiến tạo như cơm bữa và ẵm luôn 2 danh hiệu cá nhân quan trọng của giải là "vua phá lưới" và "cầu thủ xuất sắc nhất giải". Điều đáng tiếc là Xuân Son gặp chấn thương nặng ở trận chung kết lượt đi và sẽ phải vắng mặt trên sân đấu trong thời gian khá dài. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Trồng hàng chục ngàn cây xanh trên đèo Măng Đen
Ngày 5.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông hung hăng, chặn đầu xe, đập nát kính chắn gió ô tô tại đoạn đường đông người qua lại.Cụ thể, đoạn clip dài hơn 1 phút, ghi lại cảnh người đàn ông chạy xe máy chở người phụ nữ, bất ngờ chặn đầu một ô tô, xung quanh có rất đông phương tiện qua lại.Người đàn ông rời khỏi xe máy, chửi rồi đấm liên tiếp vào kính chắn gió ô tô. Thấy không phá được ô tô, người này nhặt cục đá đập nhiều lần làm nát kính chắn gió.Chưa dừng lại, người đàn ông dùng tay kéo kính ra rồi ném cục đá lớn vào bên trong ô tô. May mắn tài xế đã tránh được. Sau khi đập phá ô tô, người đàn ông rời đi. Ảnh hưởng từ vụ việc làm giao thông qua khu vực này bị gián đoạn.Qua xác minh, vụ việc xảy ra trên đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú), khoảng 14 giờ 30 ngày 4.1.Liên quan vụ chặn đầu xe đập nát kính ô tô, Công an Q.Tân Phú và lực lượng CSGT - trật tự đã nắm được thông tin, đang xác minh, mời những người liên quan đến trụ sở để làm rõ.