Mua ô tô cũ, có nên chọn xe Hàn Quốc?
Bộ Y tế hiện là cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (dự thảo Nghị định 15 sửa đổi). Theo thành viên ban soạn thảo, nội dung sửa đổi lớn và tác động trực tiếp đến doanh nghiệp là cải cách thủ tục hành chính, tập trung cho quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, với 10 nhóm nội dung được sửa đổi về cải cách thủ tục hành chính.Trong đó, dự thảo bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp dịch và công chứng tài liệu pháp lý tiếng Anh sau khi đã chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự và chấp nhận bản điện tử giấy tờ pháp lý; cho phép tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm công bố chỉ cần dịch sang tiếng Việt những nội dung cần thiết liên quan đến kết luận nghiên cứu chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và liều dùng, lưu ý, cảnh báo, độ tin cậy nghiên cứu của tài liệu khoa học tiếng Anh và chịu trách nhiệm đối với nội dung dịch thuật thay vì phải dịch, công chứng toàn bộ tài liệu tiếng Anh. Khi phát hiện không trung thực đối với nội dung dịch thuật sẽ thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Dự thảo Nghị định 15 sửa đổi cũng cho phép sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe của cơ sở sản xuất đạt thực hành sản xuất tốt (GMP) mà không cần phải gửi mẫu kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận.Quy định này giúp doanh nghiệp không phát sinh thêm chi phí khi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm đạt ISO 17025 như quy định chung hiện nay cho tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.Dự thảo cũng có các quy định giúp rút ngắn thời gian theo dõi, giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp; bãi bỏ hàng loạt các quy định liên quan cấp phép quảng cáo và công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; công bố sản phẩm với phụ gia thực phẩm.Đáng lưu ý, tại dự thảo Nghị định 15 sửa đổi, với các thực phẩm nhập khẩu do các tổ chức, cá nhân viện trợ từ thiện, các tổ chức sẽ không phải công bố chất lượng, chỉ đăng ký kiểm tra nhà nước và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm, sử dụng đúng mục đích cứu trợ, không để sản phẩm lưu hành ra thị trường.Trước lo ngại dự thảo Nghị định 15 sửa đổi gây phát sinh các quy định kéo theo các chi phí gây tốn kém cho doanh nghiệp ngành khác như thực phẩm thông thường, thủy hải sản, nước giải khát, đại diện lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: "Các quy định sửa đổi phải đảm bảo thông thoáng hơn về thủ tục hành chính, tháo gỡ các "điểm nghẽn", đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ". Vẫn theo đại diện lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, sửa đổi Nghị định 15 tập trung vào cải cách hành chính và nâng cao hơn nữa chất lượng thực phẩm chức năng, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thông qua hậu kiểm. Do đó, sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm tự công bố của các ngành hàng khác như các thực phẩm thông thường, nước ngọt, thủy hải sản... "Nghị định sửa đổi không gây lãng phí cả ngàn tỉ đồng như có ý kiến lo ngại", đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết.Phúc Long ra mắt bộ sưu tập mới đón tết
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lượng khách ở các cửa ra vào đảo Phú Quốc không "nóng" như những năm trước.Sáng 27.1 (28 tết), tại cảng Bãi Vòng, không khí khác hẳn những năm trước. Đường từ cổng chào vào các khu neo đậu tàu khá thông thoáng, xe cộ chạy lên xuống cảng khá thoải mái.Chị C., chủ một đại lý vé tàu cao tốc cho biết, năm nay không còn tình trạng "cháy vé tàu", hành khách đến mua vé có thể hết vé chuyến sớm nhất nhưng vé ở những chuyến tàu sau vẫn còn. Chị C. lý giải thêm, một phần do năm nay có nhiều tàu, phà hoạt động và các hãng tàu khai thác nhiều chuyến trong một ngày ở nhiều khung giờ khác nhau. Phần khác là hành khách rút kinh nghiệm những năm trước, họ mua vé từ sớm để chủ động hơn trong việc đi lại.Anh Tuấn (quê An Giang) cho biết, anh ra Phú Quốc làm công nhân xây dựng hơn 1 năm nay. Tết này, anh mua vé tàu từ 5 ngày trước để về quê. "Tôi chỉ có thể mua vé tàu cho mình, còn chiếc xe máy không có vé, đành gửi lại nhà người bạn. Tết này về quê phải mượn xe đi chơi', anh Tuấn cho hay.Trong khi đó, bà Nga (quê Cà Mau) cho biết, sáng nay chở cháu từ ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm xuống bến tàu để cháu về quê. Trước khi xuống bến tàu, bà đã đặt cho cháu mình chuyến xe từ Hà Tiên về Cà Mau xuất bến lúc 9 giờ 30 tại Hà Tiên. Theo tính toán, khi xuống cảng Bãi Vòng sẽ mua vé tàu xuất bến lúc 8 giờ để khoảng 9 giờ 15 phút đến Hà Tiên là vừa kịp chuyến xe. Nhưng chuyện không như bà Nga tính, vé tàu Phú Quốc - Hà Tiên rời cảng lúc 8 giờ đã hết, bà phải mua vé tàu xuất bến lúc 9 giờ và chịu bỏ vé xe tuyến Hà Tiên - Cà Mau xuất bến lúc 9 giờ 30.Khác với sự thông thoáng ở cảng Bãi Vòng, tại khu vực ga đến quốc tế ở Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, có rất đông khách nước ngoài chờ xe đến rước về các khu du lịch nghỉ dưỡng.Khu làm thủ tục cho các chuyến bay quốc tế có rất đông hành khách làm thủ tục, xếp những hàng dài trước các quầy chờ tới lượt. Những hàng người dài ra đến cửa vào sảnh khu làm thủ tục cho các chuyến bay quốc tế, muốn đi vào bên trong phải vòng qua cửa dành cho hành khách đi các chuyến bay nội địa.Ghi nhận bên trong, có tất cả 36 quầy làm thủ tục, ngoài 2 quầy đang mở để làm thủ tục cho chuyến bay đi TP.HCM thì đã có 17 quầy được mở để làm thủ tục cho các chuyến bay quốc tế.Trong đó, chuyến bay đi TP.Cao Hùng (Đài Loan) khởi hành lúc 12 giờ 5 nhưng hành khách đã xếp hàng từ trước 9 giờ để chờ làm thủ tục lên máy bay. Mở quầy đồng thời với chuyến bay đi Cao Hùng còn có các chuyến bay đi Hồng Kông (Trung Quốc), Bratislava (Slovakia), Bangkok (Thái Lan), Tashkent (Uzbekistan)... Các chuyến bay này đều được mở quầy làm thủ tục từ rất sớm so với giờ khởi hành.Thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cho biết, trong ngày 27.1 (28 tết), dự kiến có 57 lượt hạ cất cánh ở sân bay này. Tiếp theo đó, ngày 29 tết có 49 lượt; mùng 1 tết là 58 lượt; mùng 2 tết là 55 lượt; mùng 3 tết là 54 lượt.
Người dân, khách Tây nườm nượp thưởng thức ẩm thực xứ Quảng tại 'Sắc quê Quảng Ngãi' ngày cuối
Sau lễ khai mạc, các trận thi đấu diễn ra sôi nổi, hấp dẫn lôi cuốn người xem.
Bogotá là một trong những thành phố có hệ thống đường dành riêng cho xe đạp quy mô và chỉn chu nhất thế giới, trở thành hình mẫu về phát triển xe đạp giảm kẹt xe và khí thải. Họ đã làm điều đó như thế nào?Vào chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chính quyền thủ đô Bogotá, Colombia cấm ô tô trên 120 km đường phố chính, tạm thời biến chúng thành không gian riêng cho xe đạp, người đi bộ, trượt patin… Sáng kiến Ciclovía này ra đời đã được nửa thế kỷ (từ năm 1974) nhằm khuyến khích lối sống xanh giảm khí thải, hoạt động ngoài trời và giao lưu cộng đồng. Mô hình Ciclovía trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu, được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng như Santiago - Chile, Los Angeles - Mỹ, Seoul - Hàn Quốc…Sáng kiến Ciclovía dù sao cũng chỉ là "cái ngọn", chính quyền Bogotá còn đầu tư giải quyết "cái gốc" bằng chương trình CicloRutas. Từ năm 2004, xe đạp được đưa vào quy hoạch tổng thể đô thị và chiến lược giao thông của thành phố bằng cách xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp, gọi là CicloRutas. Xây dựng gần 600 km đường dành cho xe đạp trong một thành phố 8 triệu dân không phải là chuyện dễ dàng. Phải mất hơn 10 năm, chính quyền mới đưa được hệ thống CicloRutas vào hoạt động suôn sẻ.Các tuyến đường này kết nối đến những đầu mối giao thông quan trọng: trung tâm thành phố, các khu dân cư, điểm tham quan, hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio (tại các bến này đều có khu giữ xe đạp)… Nhờ đó, di chuyển bằng xe đạp ở Bogotá an toàn và nhanh hơn phương tiện công cộng vào giờ cao điểm (17 km/h so với 13 km/h). Ngoài ra, mạng lưới này còn có các tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc theo sông, hồ quanh thành phố phục vụ cho nhu cầu đạp xe thể dục, ngắm cảnh. Tại các điểm dừng chân có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật. Nhờ vậy, đạp xe trở thành môn thể thao phổ biến, hơn một nửa số hộ gia đình có xe đạp…Theo thống kê của Tổ chức toàn cầu ITDP (Institute for Transportation & Development Policy), năm 2000, Bogotá chỉ có khoảng 0,2% số chuyến đi trong thành phố là bằng xe đạp. Năm 2019 tăng lên 7% và năm 2022 là 8%."Để phát triển được xe đạp như hiện tại không thể chỉ bằng mệnh lệnh. Chính quyền Bogotá đã thực sự đầu tư phát triển hệ thống xe công cộng, xây dựng hạ tầng thuận lợi và an toàn cho người đi xe đạp. Người dân có thể đi đến bất cứ đâu bằng xe đạp hoặc xe buýt một cách dễ dàng mà rẻ thì đương nhiên họ sẽ chọn thôi", Julio Salas, nhà hoạt động môi trường sống tại Bogotá nói.Giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là những mục tiêu lớn của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam có thể rút được bài học kinh nghiệm nào từ Colombia?Với quan điểm một thành phố sống tốt thì chất lượng sống (môi trường, giao thông…) của người nghèo đô thị phải được đảm bảo, từ năm 2005, chính quyền Bogotá tập trung quy hoạch và phát triển giao thông an toàn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị. Cụ thể, thành phố mở thêm làn cho xe đạp, phát triển diện tích cây xanh cho tuyến đi bộ và xe đạp, quy hoạch lại hệ thống xe công cộng sao cho việc tiếp cận cũng như đón, trả khách thuận tiện nhất. Người đi xe đạp phải có thể tiếp cận mọi khu vực trong thành phố một cách dễ dàng. Đặc biệt chú trọng việc này ở những khu nghèo nhất để người dân nơi này cảm thấy không bị phân biệt đối xử và từ đó thay đổi ý thức giao thông.Đó là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022. Nhờ xe đạp, trong 10 năm, Bogotá đã giảm được 36.600 tấn khí thải CO2. Hiện tại ở Bogotá, hơn 1,5 triệu người tham gia đạp xe mỗi tuần. Cạnh đó, chính quyền đánh thuế cao, cấm xe ô tô vào thành phố 2 lần/tuần vào giờ cao điểm, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên hàng đầu…Chưa kể, hằng năm Bogotá còn có chiến dịch "Ngày không ô tô" nhằm bảo vệ môi trường. Vào ngày này, khoảng 1,5 triệu ô tô cá nhân không tham gia giao thông (trừ xe cấp cứu, xe có nhiệm vụ đặc biệt). Thay vào đó, người dân đi lại bằng xe đạp và các phương tiện công cộng…
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 25.3.2024
"Từ khuôn viên đến ngoài vườn có 20 cây mai lớn, nhỏ. Trung bình tuổi thọ của những cây này là 25 năm, cao khoảng 2 - 2.5 mét, hoa nở 8 hoặc 11 cánh", Nhân cho hay.