Bình Thuận, Quảng Bình, Cà Mau đón hàng trăm ngàn lượt khách, doanh thu tăng vọt
Khi không khí xuân rộn ràng khắp nơi, nhiều người đã tạm gác công việc để trở về bên gia đình, thì tại công trường cầu vượt QL 61 thuộc nút giao IC4 cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang), không khí làm việc vẫn tất bật, khẩn trương.Giữa trưa nắng gắt, tiếng máy móc thi công vang rền, những bóng dáng công nhân, kỹ sư cần mẫn lao động không ngơi nghỉ. Bữa cơm giờ giải lao ai cũng ăn vội, nhanh chóng trở lại công việc, gác lại nỗi nhớ nhà để tập trung toàn lực đưa công trình cao tốc Bắc – Nam về đích trước ngày 31.12.2025.Công trường cầu vượt QL 61 hiện đã đạt 80% khối lượng hợp đồng, nhưng với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, đội ngũ thi công vẫn duy trì làm việc đến hết ngày 29 tết.Đội thi công có khoảng 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần vượt nắng, thắng mưa để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. Đối với các công nhân, kỹ sư nơi đây, cao tốc Bắc - Nam, đặc biệt là đoạn Cần Thơ - Cà Mau, không chỉ là một dự án giao thông trọng điểm mà còn mang ý nghĩa lớn lao với miền Tây Nam bộ. Người dân ai cũng mong mỏi công trình sớm hoàn thành, nên đội ngũ thi công rất ý thức về trách nhiệm của mình, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn.Theo BQL Dự án Mỹ Thuận – đơn vị chủ đầu tư cao tốc Cần Thơ - Cà Mau – tính đến ngày 24.1, dự án đã đạt 58% sản lượng thi công. Để đáp ứng tiến độ, các nhà thầu đang tổ chức thi công xuyên Tết, dù gặp một số khó khăn khi các mỏ vật liệu, đơn vị vận chuyển và nhà cung cấp tạm ngưng hoạt động trong 3 ngày tết (29, mùng 1, mùng 2 âm lịch).Tính chung trên cả hai dự án thành phần của cao tốc, hiện có 234 mũi thi công với 2.881 nhân sự và 926 thiết bị máy móc hoạt động ngày đêm.Với tinh thần trách nhiệm cao và sự phối hợp chặt chẽ, các công nhân, kỹ sư trên công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau không chỉ làm việc mà còn gửi gắm niềm hy vọng về một mùa xuân ý nghĩa, khi những cây cầu, con đường mới sẽ sớm nối liền miền Tây với cả nước.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 23.1.2024
Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe và tinh thần; ngủ kém, như đi ngủ quá muộn hoặc ngủ không đủ giấc, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc kiểm soát lượng đường trong máu.Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Luqi Shen, Phòng thí nghiệm khoa học sự sống và y sinh học Westlake, Hàng Châu và thạc sĩ Bang-yan Li, Trường Y tế Công cộng, Đại học Tôn Dật Tiên, Quảng Châu (Trung Quốc), dẫn đầu, đã tìm hiểu xem thời điểm đi ngủ và thời gian ngủ ảnh hưởng như thế nào đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người trung niên và cao tuổi. Họ cũng kiểm tra xem đi ngủ muộn và thời gian ngủ ít có tác hại đến mức đường huyết hay không.Những người tham gia có độ tuổi từ 46 - 83, với độ tuổi trung bình là 63 và được đeo thiết bị để đo chỉ số glucose liên tục trong 14 ngày. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu này để tính toán các số liệu kiểm soát glucose, bao gồm các biến động về lượng đường trong máu (biến động đường huyết), tỷ lệ thời gian lượng đường trong máu được duy trì trong phạm vi bình thường từ 3,9-10 mmol/L (thời gian trong phạm vi) và mức glucose trung bình hằng ngày.Họ cũng thu thập dữ liệu về thời điểm đi ngủ và thời gian ngủ của người tham gia. Trong số 2.345 người tham gia, có 1.156 người được phân tích thời gian ngủ và 1.109 người được phân tích thời điểm đi ngủ.Tùy vào kiểu ngủ mà những người tham gia được chia thành 6 nhóm, gồm 4 nhóm dựa trên thời gian ngủ, như sau: Nhóm ngủ đủ giấc: 8 - 8,4 giờ mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc nhẹ: 6,8 - 7,2 giờ mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc vừa phải: 5,5 - 6 giờ mỗi đêm.Ngủ không đủ giấc nghiêm trọng: 4,1 - 4,7 giờ mỗi đêm. Và 2 nhóm dựa trên thời điểm đi ngủ: Ngủ sớm liên tục và ngủ muộn liên tục.Kết quả đã phát hiện như sau:Các nhà nghiên cứu nhận thấy người thiếu ngủ nghiêm trọng (4,1 - 4,7 giờ mỗi đêm) có hệ số biến động đường huyết cao nhất và các chỉ số chênh lệch đường huyết cũng lớn hơn, với thời gian đường huyết duy trì trong phạm vi bình thường giảm 3,11%, theo trang tin y khoa News Medical.Thậm chí, thiếu ngủ nhẹ cũng gây biến động nhỏ trong đường huyết và các chỉ số chênh lệch đường huyết.Như vậy, ngủ đủ giấc (8 - 8,4 giờ mỗi đêm) là tốt nhất để ổn định đường huyết.Về thời điểm đi ngủ, Những người ngủ muộn cũng có sự biến động đường huyết cao hơn. Đáng chú ý, những người đã ngủ muộn mà còn ngủ ít sẽ có sự biến động đường huyết tệ nhất, với hệ số biến động cao nhất, các chỉ số chênh lệch đường huyết cũng lớn nhất. Điều này làm nổi bật vai trò của nhịp sinh học đối với sức khỏe chuyển hóa.Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng muốn lượng đường trong máu ổn định để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hãy đi ngủ sớm hơn và ngủ lâu hơn, theo News Medical.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nghiên cứu thêm để xác nhận kết quả ở những nhóm dân số trẻ hơn hoặc đa dạng hơn.
Vì sao nhiều phi vụ chuyển nhượng đình đám vẫn phải chờ Barcelona?
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.
Ông T. là nhân vật trong bài viết: Người đàn ông biệt tích ngày giáp tết ở TP.HCM: Gia đình 'cầu cứu' dân mạng, được đăng trên Báo Thanh Niên mới đây. Gia đình vừa thông báo đã tìm thấy ông sát tết đầy may mắn.Chia sẻ với Thanh Niên, anh Huỳnh Hoàng Tú (30 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) là cháu của ông T. cho biết rạng sáng nay 23.1, cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cậu anh đã an toàn về với gia đình sau hơn 1 tuần không rõ tung tích.Anh Tú cho biết ông T. được người tốt tìm thấy ở Quốc lộ 50 đoạn giáp Bình Chánh - Long An. Nhờ sự giúp đỡ, ông T. được chở về tận nhà. "Cả nhà ai cũng vỡ òa vui mừng, vậy là năm nay gia đình được đón tết trọn vẹn rồi. May mắn sức khỏe cậu vẫn ổn", người cháu chia sẻ thêm.Gia đình gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người trong khoảng thời gian khó khăn vừa qua. Trước đó người nhà cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 15.1, ông T. rời khỏi nhà ở xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) rồi sau đó không rõ tung tích.Khi đi, người đàn ông mặc áo xám, quần đùi xám trắng và đi xe đạp cũ màu vàng đồng. "Cậu tôi trải qua 2 lần bị tai biến nên sức khỏe không tốt, tinh thần không được minh mẫn", anh Tú chia sẻ thời điểm đó.Gia đình xác nhận thông tin ngày 16.1, ông Tính đến khu Trung Sơn (H.Bình Chánh) nhưng không có xe đạp mà đi bộ. Đây là lần đầu tiên người đàn ông mất liên lạc với gia đình lâu như vậy nên cả nhà đều sốt ruột. Người thân đang làm mọi cách để tìm người đàn ông và đến nay nhận được tin mừng.
Đà Nẵng: Dính tin giả kêu cứu trên Facebook, cán bộ phường vác hàng cứu trợ về
Chiều 17.2, tiếp tục kỳ họp bất thường thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội tờ trình phương án đầu tư bổ sung 38.251 tỉ đồng vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).Trong đó, khoảng 1.562 tỉ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và 36.689 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước đã giao Bộ GTVT đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho VEC từ ngân sách đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, không làm phát sinh chi ngân sách và nợ công, do đó, không tác động trực tiếp với ngân sách nhà nước. Về phía doanh nghiệp, giai đoạn tới VEC cần huy động số vốn lớn để đầu tư mới các tuyến cao tốc, đầu tư mở rộng các dự án đang quản lý. Trong đó, giai đoạn đến 2025 cần khoảng 14.890 tỉ đồng; tới 2030 cần 30.500 tỉ. Do đó, sau khi được bổ sung vốn điều lệ, VEC sẽ đủ điều kiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, thực hiện dự án đầu tư.Thẩm tra nội dung này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí cần tăng vốn vốn điều lệ cho VEC. Tuy vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tính toán, xác định chính xác và chịu trách nhiệm về số liệu khi thực hiện chủ trương này. Sau khi nghe tờ trình và thẩm tra, Quốc hội bố trí để các đại biểu thảo luận tại hội trường về nội dung này song không có đại biểu nào đăng ký thảo luận. Theo dự kiến, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết về việc bổ sung vốn điều lệ cho VEC vào sáng 19.2, ngày cuối cùng của kỳ họp bất thường thứ 9.