Những tấm lòng vàng 21.8.2023
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.Lề đường thành bãi rác lộ thiên
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Sinh viên ngành y 'luyện' viết hồ sơ, kỹ năng phỏng vấn xin việc
Tuy nhiên, mặc dù OpenAI liên tục cải tiến và cập nhật chatbot AI này, vẫn còn nhiều khả năng mà ChatGPT chưa thể thực hiện.ChatGPT có khả năng ghi nhớ, nhưng bộ nhớ của nó khá hạn chế. ChatGPT sẽ lưu giữ những thông tin mà nó cho là quan trọng, chẳng hạn như sở thích của người dùng hoặc cách thức yêu cầu trả lời. Người dùng cũng có thể yêu cầu ChatGPT ghi nhớ những thông tin cụ thể. Tuy nhiên, do bộ nhớ có giới hạn nên ChatGPT không thể ghi nhớ mọi thứ.Điều này có nghĩa là thông tin từ một cuộc trò chuyện có thể không được nhớ trong cuộc trò chuyện tiếp theo. Nếu người dùng tạo dự án trong ChatGPT, mỗi dự án sẽ có hướng dẫn tùy chỉnh riêng để lưu trữ thông tin quan trọng, nhưng thông tin được yêu cầu ghi nhớ sẽ được lưu vào bộ nhớ chung thay vì dự án cụ thể.Nhiều người hy vọng ChatGPT có thể tương tác với các thiết bị của họ. Ví dụ, Siri có thể điều khiển iPhone hoặc máy Mac để thực hiện các tác vụ như phát nhạc hay tắt Bluetooth. Tuy nhiên, ngay cả khi Siri được tích hợp với ChatGPT trong Apple Intelligence, ChatGPT vẫn không thể yêu cầu Siri thực hiện các thay đổi cho thiết bị. Trong khi một số chatbot khác, như Claude của Anthropic, đã phát triển tính năng cho phép kiểm soát máy tính, ChatGPT vẫn chưa có khả năng này.Các chatbot AI thường gặp khó khi người dùng yêu cầu không làm điều gì đó. Ví dụ, khi yêu cầu ChatGPT tạo hình ảnh ông già Noel có ria mép nhưng không có râu, nó vẫn thường vẽ râu. Ngay cả khi người dùng thay đổi lời nhắc thành một yêu cầu tích cực, như "có ria mép và cằm được cạo sạch", ChatGPT vẫn không thể đáp ứng đúng yêu cầu.Sau nhiều thử nghiệm, cách duy nhất để tạo hình ảnh ông già Noel không có râu là yêu cầu ChatGPT vẽ Hercules Poirot hóa trang thành ông già Noel, mặc dù kết quả vẫn không giống như mong đợi.Chẳng hạn, nếu người dùng yêu cầu ChatGPT tạo hình ảnh của Mickey Mouse đang trượt băng, nó sẽ phản hồi rằng không thể thực hiện do các quy định về nội dung. Điều này cũng đúng với nhiều chatbot AI khác, ngoại trừ Grok - một chatbot AI dành cho người đăng ký X Premium+, cho phép người dùng tạo hình ảnh của bất kỳ ai, bao gồm cả tỉ phú Elon Musk.Trong khi ChatGPT có thể xác định loài chim từ một bức ảnh thì khi người dùng tải lên hình ảnh của một người, ChatGPT sẽ từ chối nhận dạng. Ngay cả khi đó là một nhân vật trong phim, nó cũng không thể thực hiện điều này.ChatGPT đã có những bước tiến đầu tiên trong việc trở thành một AI đại diện. Khác với các chatbot AI tiêu chuẩn chỉ phản hồi theo yêu cầu, AI đại diện có khả năng tự đưa ra quyết định và thực hiện hành động mà không cần nhắc nhở.Gần đây, ChatGPT đã giới thiệu tính năng Tasks nhằm cho phép chatbot này thực hiện các hành động theo lịch trình mà không cần người dùng mở ứng dụng. Tuy nhiên ở phiên bản hiện tại, khả năng này vẫn còn hạn chế với chỉ 10 tác vụ theo lịch trình, điều này có thể không đủ cho nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng.Các mô hình của ChatGPT được đào tạo trên dữ liệu từ internet, nhưng chỉ đến một thời điểm nhất định. Điều này có nghĩa là bất kỳ thông tin nào phát sinh sau thời điểm đó đều không nằm trong dữ liệu đào tạo của nó. Mặc dù ChatGPT hiện đã có khả năng tìm kiếm thông tin trực tuyến nhưng nếu thông tin nằm trên các trang web có thu phí, ChatGPT sẽ không thể truy cập.Mặc dù ChatGPT có thể rất hữu ích trong nhiều tình huống, người dùng cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin từ nó. ChatGPT không phải lúc nào cũng đưa ra câu trả lời chính xác và có thể tạo ra những thông tin sai lệch, mặc dù nghe có vẻ thuyết phục. Ví dụ, khi tìm kiếm các bài viết từ trang web nào đó, ChatGPT đôi khi gặp khó khăn trong việc cung cấp thông tin chính xác, thậm chí từng bịa đặt các bài viết và cung cấp liên kết giả mạo.
Năm 2022, bà Phạm Nguyễn Thị Hoài Thu (trú TP.HCM) ký hợp đồng và nhận thu nhập tại 3 công ty do Cục Thuế TP.HCM (từ 1.3 là Chi cục Thuế khu vực II) quản lý.Ngày 18.5.2024, bà nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022, đính kèm hợp đồng lao động ký ngày 26.11.2023 với Công ty TNHH LG tới Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (từ 1.3 thuộc Chi cục Thuế khu vực XV).Ngày 22.5.2024, bà nhận được thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế với lý do, căn cứ theo điểm b.2 khoản 8 điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý thuế: "Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng".Theo cán bộ thụ lý hồ sơ, ở thời điểm quyết toán thuế (cán bộ xác định là thời điểm tháng 12.2022), bà Thu không giảm trừ gia cảnh tại Công ty TNHH LG nên không thuộc đối tượng quyết toán thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai. Cục này đề nghị bà Thu hủy tờ khai quyết toán thuế để nộp lại cơ quan thuế đúng theo quy định.Bà Thu không đồng ý thông báo này. Theo bà, từ tháng 11.2023 tới nay, bà ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại Công ty TNHH LG thuộc quản lý của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai nên thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2022 (ngày 18.5.2024) bà nộp hồ sơ tới Cục Thuế tỉnh Đồng Nai là đúng.Gửi câu hỏi tới Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây, bà Thu hỏi trường hợp của bà theo đúng quy định thì phải nộp tại cơ quan thuế nào? Thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 là thời điểm nộp hồ sơ tới cơ quan thuế hay là thời điểm nhận thu nhập?Hồi đáp trường hợp của bà Thu, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai cho biết, luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau: thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.Trong khi đó, theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ 2 nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau: cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú...Căn cứ hướng dẫn nêu trên, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 (chậm nhất là ngày 4.5.2023), bà Thu có 3 nguồn thu nhập tại Công ty cổ phần G.G thuộc cơ quan thuế quản lý là Chi cục Thuế Q.3 (Cục Thuế TP.HCM); Công ty TNHH S. và Chi nhánh Công ty TNHH LG thuộc cơ quan thuế quản lý là Cục Thuế TP.HCM thì bà nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 tại cơ quan thuế quản lý công ty nơi bà tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân.
Thủ phủ than đá Trung Quốc cạn tiền, ngưng tuyển công chức
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số".