Vụ shipper bị trộm xe máy cùng 81 đơn hàng: Đã bắt giữ nhóm nghi phạm
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất giấy nền đa lớp in tiền polymer
Tương tự, giá cà phê arabica trên sàn New York tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn tháng 7 giảm 121 USD xuống còn 4.429 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 9 giảm 117,7 USD còn 4.392 USD/tấn và tháng 12 giảm 108,9 USD/tấn, xuống 4.371 USD/tấn.
Sinh viên NIIE được 'cọ xát' thực tiễn từ năm nhất
Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, mời Thủ tướng Phạm Minh Chính di chuyển tới vị trí danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Thủ tướng Petr Fiala mời Thủ tướng Phạm Minh Chính duyệt đội danh dự, sau đó hai Thủ tướng giới thiệu thành phần đoàn của hai bên tham dự lễ đón. Sau lễ đón, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Petr Fiala có cuộc gặp hẹp và dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Czech sau 75 năm tiếp tục phát triển tốt đẹp. Đây là sự kiện khởi động năm 2025 kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và hai bên cũng dự kiến sẽ nâng cấp quan hệ trong chuyến thăm này. Czech luôn ủng hộ Việt Nam trong suốt công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ truyền thống với Cộng hòa Czech. Czech luôn quan tâm thực hiện chính sách phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; duy trì các cơ chế hợp tác; luôn ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế. Thời gian qua, quan hệ kinh tế, thương mại song phương phát triển vượt bậc. Czech là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu, trong khi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Czech trong ASEAN. Kim ngạch thương mại giữa hai nước gần đây có tăng trưởng mạnh, năm 2024 đạt khoảng 2 tỉ USD. Hiện, Cộng hòa Czech có 41 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 91 triệu USD tại Việt Nam. Ngoài hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, hai nước cũng hợp tác tích cực trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao…
Buổi tuyển chọn còn có sự hiện diện của lãnh đạo cùng một số cầu thủ đội Công an Hà Nội. Ngay khi trở lại năm 2022, CLB Công an Hà Nội đã hợp tác với VietGoal, vì rất nhiều thành viên ở đây từng tham gia ở nhiều vai trò của đội bóng Công an Hà Nội năm xưa và hậu duệ của đội là Hà Nội ACB. CLB Công an Hà Nội cũng giúp cho các phụ huynh và học viên VietGoal được trải nghiệm không khí bóng đá rất sôi động trên khán đài sân Hàng Đẫy và các trận đấu trên sân khách.
Cận cảnh Mitsubishi eK X EV, xe điện có khả năng về Việt Nam
Dự án Khu đô thị nhà ở xã hội với tên gọi K-Home New City có quy mô gần 27 ha, tọa lạc tại trung tâm thành phố mới Bình Dương (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một), với tổng số vốn đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng.Dự án nhà ở xã hội K-Home New City được Kim Oanh Land (thành viên của Kim Oanh Group) hợp tác với Tập đoàn Surbana Jurong của Singapore phát triển theo tiêu chuẩn công trình xanh đầu tiên tại Bình Dương.Bên trong dự án được xây dựng bao gồm 10 khu công viên, mảng xanh với tổng diện tích hơn 71.000 m2; trường mầm non và trường liên cấp chuẩn quốc tế hơn 10.000 m2; phố thương mại, ẩm thực; 2 hồ bơi; trung tâm y tế, khu thể thao đa năng ngoài trời; khu nhà thiền…Trong đó, số lượng nhà ở xã hội cao tầng (chung cư) với trên 1.680 căn, diện tích từ 45 m2 trở lên; nhà ở xã hội liên kế 1.366 căn (mỗi căn có 1 trệt, 1 gác lửng, 1 lầu) diện tích từ 61 m2 trở lên (khoảng 135 m2 sử dụng, có 3 phòng ngủ, phòng khách kết hợp kinh doanh và bếp, 4 nhà vệ sinh) và khoảng trên 300 căn nhà ở thương mại.Hiện tại Kim Oanh Group chưa công bố giá bán, nhưng bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT cho biết đối với nhà ở xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 70% giá trị, với lãi suất không đổi trong vòng 10 năm.Theo dự kiến, từ nay đến năm 2028, Kim Oanh Group sẽ xây dựng khoảng 40.000 căn nhà ở xã hội tại Bình Dương và Đồng Nai. Dịp này, Kim Oanh Land cũng ký kết hợp tác với các đối tác để xây dựng, hoàn thiện nội thất trong ngoài các căn nhà ở xã hội.Phát biểu tại lễ khởi công, ông Bùi Minh Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết thời gian qua, Bình Dương đã triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội, góp phần giúp hàng nghìn người lao động có nơi ở ổn định, yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với địa phương.Ông Bùi Minh Thạnh đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội và Kim Oanh Group, đơn vị thành viên Kim Oanh Land là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu với nhiều dự án nhà ở xã hội và nhà thương mại "vừa túi tiền" trong những năm vừa qua.Dịp này, Kim Oanh Group cũng trao tặng 10 tỉ đồng cho Ủy ban MTTQ VN tỉnh Bình Dương với chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; trao tặng 10 tỉ đồng cho Hội Chữ thập đỏ Bình Dương đồng hành cùng các hoạt động từ thiện xã hội.