Danh tiếng Kim Soo Hyun - Kim Ji Won tăng mạnh nhờ cơn sốt 'Nữ hoàng nước mắt'
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 22.1 (ngày 23 tháng chạp), rất đông người dân có mặt tại khu vực gần chùa Trấn Quốc (P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, Hà Nội) để thả cá chép trong ngày cúng ông Công, ông Táo. Tại đây, có ít nhất 2 chiến sĩ Công an P.Yên Phụ, cán bộ P.Yên Phụ… có mặt để vận động, hướng dẫn người dân thả cá đúng nơi quy định.Do nguồn nước dưới hồ Tây bị ô nhiễm, cá chép thả xuống chỉ sống được vài giờ rồi chết nên Công an P.Yên Phụ đã vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng.Tuy nhiên, ở một số điểm không có cơ quan chức năng, người dân tự do thả cá xuống hồ. Một lượng cá chép sau khi được thả đã chết ngay lập tức. "Sáng nay, cá chép dưới hồ Tây chết nhiều, chúng tôi phải vớt một lượt rồi. Những con cá gần bờ không bơi được ra giữa hồ mấy tiếng nữa cũng sẽ chết", một cán bộ tại P.Yên Phụ nói.Mang 3 con cá chép đỏ đến thả ở hồ Tây nhưng được lực lượng chức năng hướng dẫn thả vào xô, anh Đinh Văn Du (trú Q.Tây Hồ) chia sẻ, thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời là nét đẹp, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Năm nay, có cả lực lượng công an vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng."Chúng tôi rất hưởng ứng hành động này của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn có một số người không làm theo mà đổ cả tro của bát hương xuống hồ khiến nguồn nước ô nhiễm, nay càng ô nhiễm nghiêm trọng", anh Du nói. Theo quan sát, càng về trưa, người dân thả cá càng đông.Mẹ hiến gan cho con nhưng không có tiền để ghép
Trong suốt 7 năm theo dõi, có 503 trường hợp tử vong được ghi nhận.
Vatican thông báo Giáo hoàng Francis nguy kịch
Đảm nhiệm việc chi tiêu trong nhà, chị Hương (35 tuổi, TP.HCM) kể lại trải nghiệm mua sắm mà đến giờ chị vẫn thấy hụt hẫng. Là người luôn đặt niềm tin vào những thương hiệu lớn, chị quyết định mua một sản phẩm đắt tiền từ một hãng nổi tiếng. Nhưng khi cần hỗ trợ trong quá trình sử dụng sản phẩm chị Hương lại có một trải nghiệm hoàn toàn khác. "Tôi gọi đến tổng đài thì bị chuyển từ người này sang người khác, ai cũng hứa sẽ xử lý nhưng rồi chẳng ai thực sự quan tâm. Cảm giác lúc đó như mình bị bỏ rơi vậy", chị chia sẻ. Sau lần đó, chị Hương trở nên e dè khi lựa chọn những thương hiệu tương tự, bởi trong tâm trí chị, dịch vụ tốt không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn ở cách thương hiệu hiểu và thật lòng quan tâm đến khách hàng.Trái ngược với câu chuyện của chị Hương là trải nghiệm tích cực của anh Minh (40 tuổi, Hà Nội). Trong quá trình mua bảo hiểm cho gia đình, anh được một chuyên viên tư vấn tận tâm hỗ trợ. "Ban đầu tôi cũng lo lắng, nhưng cách chị chuyên viên tư vấn lắng nghe khiến tôi thấy yên tâm. Không chỉ giới thiệu về sản phẩm, chị còn có những phân tích tài chính đáng tin cậy giúp tôi có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, chị cũng luôn kịp thời giải đáp các thắc mắc phát sinh sau khi mua nên tôi có cảm giác rất tin tưởng", anh Minh chia sẻ. Với anh, đây không chỉ là một giao dịch, mà là một mối quan hệ đáng trân trọng. "Chị chuyên viên ấy giống như một người bạn luôn đồng hành với gia đình tôi, chứ không chỉ đơn thuần là bán bảo hiểm", anh nói thêm.Những câu chuyện như của chị Hương hay anh Minh cho thấy khi khách hàng cảm nhận được sự chân thành, họ sẽ hài lòng và đặt niềm tin vào thương hiệu. Và niềm tin ấy, theo thời gian, trở thành nền tảng bền vững, nơi doanh nghiệp không chỉ phục vụ mà còn thực sự đồng hành cùng khách hàng trong từng giai đoạn của cuộc sống.Sự tận tâm trong dịch vụ chăm sóc khách hàng là giá trị cốt lõi để xây dựng những mối quan hệ lâu dài. Điều này cũng đúng trong ngành Bảo hiểm Nhân thọ bởi một hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn nhiều năm, mối quan hệ giữa chuyên viên tư vấn bảo hiểm (CVTV) và khách hàng cần được vun đắp trên nền tảng của sự chân thành và trung thực trong tư vấn. CVTV không chỉ mang đến các giải pháp tài chính mà còn đóng vai trò như một người bạn, luôn sẵn sàng hiện diện bên cạnh khách hàng trong những thời điểm quan trọng của cuộc đời.Tại Hội nghị Khởi động Kinh doanh Kênh Đại lý 2025 của AIA gần đây, tinh thần bền vững ấy đã được biểu đạt thông qua tác phẩm sắp đặt nghệ thuật độc đáo mang tên The Unbeatable Agency. Tác phẩm được tạo nên bởi tinh thần và tình yêu của hơn 3.000 Doanh chủ, Cấp quản lý và Chuyên viên tư vấn của AIA Việt Nam. Từng chi tiết trong tác phẩm mô phỏng sinh động sợi dây đan xen liên thế hệ là biểu trưng cho những kết nối chân thực để mỗi người sống khỏe trọn vẹn, hạnh phúc, sống động cùng nhau trong hành trình gắn kết bền chặt với Khách hàng và Cộng sự.Đặt trọng tâm vào các kết nối chân thực, AIA Việt Nam cũng mắt chiến lược Đại lý Ngoại hạng 3.0 - Chiến lược lấy chất lượng là nền tảng cốt lõi để phát triển lực lượng đại lý ngoại hạng, đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động.Là một tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ hàng đầu thế giới, tự hào sở hữu quỹ đầu tư khởi nghiệp hàng triệu đô - minh chứng cho cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ phát triển bền vững trong 25 năm tại thị trường Việt Nam, chiến lược Đại lý Ngoại hạng 3.0 nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ chất lượng cao, coi đây là một sự nghiệp phát triển lâu dài, nâng cao trình độ để trở thành các chuyên gia Hoạch định tài chính và sống khỏe, mang các giải pháp bảo vệ đến với khách hàng.Bước vào năm 2025, với sự tận tâm, chuyên nghiệp tin rằng Cộng đồng Doanh chủ 3.0 của AIA sẽ tiếp tục mang đến các giải pháp bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng kiến tạo tương lai tươi sáng, nơi niềm tin là cầu nối bền chặt nhất.
Trong ba năm, Khiêm có hơn 50 bức tranh thêu tay thủ công hoàn toàn, giá thành từ 3 triệu trở lên. Mỗi tháng chỉ 2-3 sản phẩm “xuất xưởng” vì cần nhiều thời gian hoàn thiện.“Tôi đi tìm kiếm sự tự do” - Khiêm chia sẻ về lý do bắt đầu con đường này. Từng thử sức với nhiều công việc từ shipper, thợ xăm đến ngồi bàn giấy nhưng không hợp, chàng trai quyết định nghỉ ở nhà một thời gian, học thêm móc len, hội họa,... rồi nhận ra đam mê với bộ môn thêu tay.Bên cạnh xem các video thêu truyền thống trong nước, Khiêm tham khảo các tài liệu nước ngoài, từng bước cải thiện tay nghề của mình. Thời gian đầu, không khi nào mà đầu ngón tay anh “lành lặn” vì bị kim đâm chi chít do chưa thạo. Không chỉ vậy, vốn cơ địa đô con nên khi thao tác với cây kim nhỏ xíu, cầm khung thêu trong thời gian dài, bắp tay, vai của anh cũng trở nên mỏi nhừ.“Tôi học nhanh, cũng biết vẽ từ trước nên ba tháng đã nắm hầu hết kỹ thuật. Tuy nhiên, mục đích học thêu ban đầu của tôi chỉ nhằm để xả stress. Tôi mong mình được thỏa sức sáng tạo mà không bị gò bó như trong môi trường làm việc ở công ty trước kia”, Khiêm nói.Do đó, lần đầu có khách ngỏ lời khi thấy Khiêm đăng tải tranh vẽ trên trang cá nhân, anh đã rất bất ngờ nhưng lại từ chối. Chàng trai cho biết mình chỉ dám nhận đơn sau một năm vì muốn thạo nghề hơn để đem đến sản phẩm chỉn chu nhất.Trong quá trình tự học, Khiêm không ngại thử sức với nhiều chủ đề, phong cách khác nhau từ chân dung, cảnh vật đến hoạt hinh. Dần dần, anh đã có “chữ ký riêng” của mình giữa hàng loạt các sản phẩm thủ công trên thị trường. Khiêm đặc biệt chú trọng vào yếu tố mĩ thuật như hình khối, màu sắc, tả xa - gần, chính - phụ, hướng nhìn chứ không chỉ dừng lại ở kỹ thuật.Tác phẩm sư tử gần đây của Khiêm là một minh chứng thể hiện rõ nét độc bản. Bức tranh được hoàn thành trong vòng 10 ngày với hơn 100 tiếng làm việc. Khi đăng tải lên mạng xã hội, nhiều bình luận xuýt xoa khen vì độ sống động, lột tả thành công nét dũng mãnh của “chúa tể sơn lâm”.Nhớ lại những ngày đầu học thêu, Khiêm tâm sự từng bị nhiều người xung quanh trêu chọc “coi chừng biến thành nữ”, “đồ trang trí thu nhập không đủ sống”. Anh chàng bỏ ngoài tai những ý kiến tiêu cực, kiên trì với đam mê vì tìm thấy niềm vui thật sự khi đắm mình trong những mũi kim.“Không ít người cho rằng nghề này không phù hợp với nam giới. Điều này dễ hiểu vì con trai thích thể hiện bản thân, trong khi bộ môn thủ công cần thời gian lâu mới thấy tiến bộ nên đây là một thách thức lớn nếu thiếu kiên trì. Tuy nhiên chỉ cần qua giai đoạn đầu sẽ nhận ra nó không hề khó đến vậy, ai cũng có thể làm được”, Khiêm chia sẻ.Sợ “xuống tay”, chàng trai không ngừng luyện tập, thậm chí là livestream 8 tiếng chỉ để… ngồi thêu. Khiêm mong muốn mọi người nhờ đến sản phẩm của mình vì sự tỉ mỉ, độ chỉn chu cao chứ không phải một món hàng “mì ăn liền”. Theo anh, “đồ thủ công khó cạnh tranh vì thời gian hoàn thiện lâu trong khi giá thành cũng tương đối cao. Hơn nữa, nếu nghệ nhân dành thời gian dài luyện tập mới thành thạo nên sẽ ưu tiên kiếm tiền, chạy theo thị hiếu khiến tính sáng tạo bị hạn chế”.Do đó, Khiêm có thời gian “không dám nhận” những đơn hàng thêu đơn giản để thử sức với những chủ đề mới mẻ, yệu cầu kĩ thuật phức tạp hơn. Chứng kiến quá trình nỗ lực ấy, mẹ của Khiêm, bà Nguyễn Thị Lựu (47 tuổi) luôn dành những lời động viên cho con trai mình ngay từ khi thêu đối với anh chỉ là sở thích. “Tôi không biết thêu nhưng thấy Khiêm nghiêm túc theo đuổi nên rất mừng. Con điềm đạm hơn, được bay bổng với đam mê và cũng kiếm thêm thu nhập đỡ đần ba mẹ. Những lúc con hoàn thành xong một bức tranh nào đó, tôi vui đến nỗi mở tiệc gia đình. Tôi tự hào lắm vi có một cậu con trai “khéo tay hay làm” như vậy”, bà Lựu nói.Từng mua tranh của Khiêm, anh Nguyễn Hữu Tân (32 tuổi) nhận xét sản phẩm “có hồn còn hơn ảnh chụp”. Đó là bức tranh thêu chân dung con trai một tuổi của anh, rất giống với nguyên mẫu. Sau khi đợi hơn 8 ngày hoàn thiện, anh Tân rất hài lòng và dự định sẽ tiếp tục đặt Khiêm thêu chân dung cho cô con gái sắp ra đời.
Lee Je Hoon trở lại ấn tượng trong 'Trưởng ban điều tra 1958'
Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cho biết, thông qua hội thao nhằm đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, thúc đẩy rèn luyện nâng cao thể chất, tăng cường sức khỏe trong CNVC-LĐ, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công việc, hoàn thành nhiệm vụ công tác, sản xuất kinh doanh của các đơn vị nói riêng và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nói chung.