Dân góp gạo thịt gói bánh chưng, bánh giầy 12 tấn dâng Quốc tổ Lạc Long Quân
Theo Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây, nhiều trang Facebook tiếp tục mạo danh Bộ GD-ĐT để thông báo tổ chức các cuộc thi. Cụ thể, một trang Facebook đăng tải bài viết kêu gọi phụ huynh cho con tham gia cuộc thi toán học quốc tế Kangaroo với cơ cấu giải thưởng lên đến 150 triệu đồng. Trang này còn nêu rằng thí sinh đoạt giải sẽ nhận được bằng khen của Bộ GD-ĐT.Một trang khác lại đăng bài viết với nội dung "Hưởng ứng đề án của Chính phủ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Bộ GD-ĐT cùng quỹ tài trợ triển khai chương trình học bổng hỗ trợ tối đa 80% học phí cho các khóa IELTS, tiếng Anh giao tiếp..."Trước đó, vào ngày 3.1, Bộ GD-ĐT đã cảnh báo văn bản giả mạo với nội dung "Triển khai học bổng Đại học Bách khoa Hà Nội". Văn bản giả mạo này ký tên Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và đóng dấu mộc đỏ.Văn bản nêu sẽ cấp 5 suất học bổng cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội với giá trị là 30.000 USD/sinh viên. Về việc tổ chức xét duyệt, văn bản này yêu cầu sinh viên tham dự hội thảo do nhà trường tổ chức và nộp hồ sơ trực tiếp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ như: mẫu chứng nhận tài sản, đảm bảo tài chính; đơn xin cấp học bổng; bảng điểm và bản photo giấy chứng nhận, bằng khen (nếu có).Cục An toàn thông tin khuyến cáo các bậc phụ huynh, học sinh sinh viên tuyệt đối không tin vào những thông tin thiếu tính xác thực. Tránh tham gia vào các sự kiện, hội nhóm, chương trình đăng tải bởi những đối tượng không rõ nguồn gốc được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội; không chuyển tiền khi chưa xác nhận được danh tính đối tượng.Trong trường hợp nhận được thông báo yêu cầu nộp tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân từ một "cán bộ Bộ GD-ĐT", hãy kiểm tra và xác minh thông tin với cơ quan chức năng của Bộ GD-ĐT qua các kênh liên lạc công khai như website chính thức hoặc số điện thoại hỗ trợ.Phụ huynh, học sinh, sinh viên có thể truy cập vào website chính thức của Bộ GD-ĐT tại www.moet.gov.vn hoặc các cổng thông tin uy tín khác để xác minh thông tin về các chương trình, quy định. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, hoặc nộp tiền theo yêu cầu từ các đối tượng không rõ nguồn gốc.Đề xuất sinh viên đi làm thêm phải có giấy xác nhận của nhà trường?!
Năm nay là lần đầu tiên đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn tham dự vòng loại giải TNSV THACO cup 2025. Kết quả, thầy trò HLV Thái Bình Thuận đoạt luôn tấm vé duy nhất đại diện khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên. Thậm chí, họ còn khiến nhiều người ngạc nhiên khi vượt qua vòng bảng để lần đầu tiên góp mặt ở tứ kết.Trước giờ xung trận, PGS.TS Đoàn Đức Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn đã có lời động viên đặc biệt: "Trước mắt là một trận đấu lớn, nhưng hãy nhớ rằng đối thủ nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Quan trọng là các em giữ vững sự tự tin, tập trung vào lối chơi của mình và thi đấu bằng tất cả trái tim.Hãy vào sân với tinh thần chiến đấu hết mình, không chỉ vì chiến thắng mà còn vì niềm tự hào, vì tất cả những người đã luôn ủng hộ đội tuyển, ủng hộ các em. Hãy ra sân, với sự tự tin, chiến đấu như những chiến binh thực thụ, và mang về chiến thắng. Cả đội hãy cùng nhau tiến lên!".Điều này chắc chắn sẽ tạo ra sự khích lệ rất lớn cho các chàng sinh viên của ngôi trường đến từ miền đất võ Bình Định. Cũng nói thêm đến lúc này Trường ĐH Quy Nhơn đang là một trong những đội bóng có phong cách chơi bền bỉ, mạnh mẽ nhưng có nét đẹp kỹ thuật, thượng võ.Năm nay, rất nhiều sinh viên quan tâm bóng đá khi nhắc đến Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã giơ ngón cái ngợi khen sau chiến tích quật ngã nhà đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM.Trước đó, các học trò HLV Tạ Hồng Hà cho thấy sức mạnh khi toàn thắng ở vòng bảng trước các đội cứng cựa như đội Trường ĐH Văn Lang, đội Trường ĐH RMIT, đội Trường ĐH Gia Định.Trong lần đầu tiên tham dự VCK giải TNSV THACO cup 2025, đội Trường ĐH Công nghiệp đã một lần nữa ngoạn mục lách qua khe cửa hẹp để góp mặt ở tứ kết nhờ lối chơi biết mình, biết người.Đều đã hoàn thành chỉ tiêu, nên trận đấu ngày hôm nay sẽ là cơ hội để 2 Trường ĐH Quy Nhơn và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dẹp bỏ áp lực, thoải mái trình diễn những phẩm chất tốt đẹp nhất của mình, vì giấc mơ lần đầu tiên lọt vào tốp 4 đội mạnh nhất VCK giải TNSV THACO cup 2025.
Tôn vinh vị xưa, món ngon từ sợi lúa gạo trong ẩm thực 3 miền
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Chiếc tàu chiến mới của hải quân Trung Quốc mang tên Tháp Hà, với số hiệu thân tàu là 545, theo Tân Hoa xã.Với lượng giãn nước khoảng 5.000 tấn, tàu Tháp Hà thuộc thế hệ tàu hộ vệ mới do Trung Quốc tự đóng và phát triển, theo Tân Hoa xã. Tàu Type 054B lớn hơn nhiều so với phiên bản trước là Type 054A, có lượng giãn nước hơn 3.960 tấn.Type 054B được cho là mang theo hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) có 32 ống phóng. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin nhiều về VLS.Có khả năng là Type 054B sở hữu VLS tương tự được lắp trên Type 054A. Hệ thống này có khả năng phóng tên lửa đối không tầm trung HQ-16 và tên lửa chống ngầm Yu-8, theo chuyên trang Navalnews.com.Cũng có thể là "Universal VLS" được sử dụng trên hai lớp tàu khu trục Type 055 và Type 052D, có khả năng phóng tên lửa đối không, tên lửa chống hạm và các loại tên lửa khác trong tương lai, theo Navalnews.com.Tàu hộ vệ Tháp Hà có những đột phá về công nghệ tàng hình, hệ thống chỉ huy tác chiến và điều khiển hỏa lực tích hợp, cùng nhiều khía cạnh khác, giúp nâng cao đáng kể hiệu suất của tàu, theo Tân Hoa xã.Tàu chiến mới còn sở hữu khả năng tác chiến toàn diện cũng như khả năng thực hiện nhiệm vụ quân sự đa dạng. Đây là một thiết bị quan trọng cho quá trình chuyển đổi và phát triển của hải quân Trung Quốc, theo Tân Hoa xã.
Quá khủng khiếp: 110 kỷ lục nắng nóng bao trùm kỳ nghỉ lễ
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.