Lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông lớn xả hàng sau giai đoạn cổ phiếu tăng cao
Trước sự việc người nổi tiếng quảng cáo lố thực phẩm chức năng, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện không yêu cầu người nổi tiếng phải sử dụng trải nghiệm sản phẩm trước khi quảng bá, nhưng buộc tuân thủ các quy đinh, không thổi phồng công dụng.Mới đây, liên quan người nổi tiếng có quảng cáo vi phạm quy định của sản phẩm thực phẩm bổ sung, Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử và Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) phối hợp kiểm tra thông tin và xử lý các vi phạm, ngăn ngừa kịp thời các vi phạm quảng cáo thực phẩm.Một lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết, hiện không có quy định người nổi tiếng phải sử dụng trải nghiệm sản phẩm trước khi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhưng thực phẩm chức năng và các sản phẩm đặc thù, sản phẩm liên quan sức khỏe bao giờ cũng có quy định, điều kiện riêng về tiêu chuẩn chất lượng; quy định các nội dung quảng cáo."Do đó, các cá nhân khi tham gia quảng cáo cho sản phẩm liên quan sức khỏe như thực phẩm chức năng cần phải nắm rõ thông tin về sản phẩm được cấp phép; và chỉ được quảng cáo những nội dung đã được cơ quan thẩm quyền xác nhận. Ngoài các nội dung đó, người quảng cáo tự thêm nội dung, sai với bản chất sản phẩm là vi phạm", lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm đặc biệt lưu ý.Theo Cục An toàn thực phẩm, các vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng liên quan người nổi tiếng, vừa qua, Bộ VH-TT-DL đã làm rất mạnh, ban hành quy tắc ứng xử, đem lại hiệu quả trong việc chấn chỉnh các vi phạm.Sau khi Bộ VH-TT-DL có văn bản nhắc nhở, hiện trên mạng xã hội còn rất ít hình ảnh người nổi tiếng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng, hầu hết là clip cũ, có thể cắt ghép phát lại."Trước đây, có trường hợp tham gia quảng cáo sản phẩm là MC của đài truyền hình, cục cũng đã có văn bản gửi đến đài truyền hình và bên đó đã có chấn chỉnh, xử lý ngay lập tức", một lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết.Theo đánh giá của đại diện Cục An toàn thực phẩm, hiện tượng người nổi tiếng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng sai quy định, về cơ bản đã được kiểm soát. Đặc biệt, với quy tắc ứng xử, những người nổi tiếng có hoạt động xã hội cũng đã hiểu và tuân thủ quy tắc đó. Bộ Y tế và Bộ VH-TT-DL tiếp tục duy trì các phối hợp trong chấn chỉnh các vi phạm quảng cáo thực phẩm liên quan sức khỏe.Với người dùng, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị, để tránh rơi vào "bẫy" của những quảng cáo thiếu căn cứ, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi quyết định mua và chỉ chọn mua các loại thực phẩm chức năng từ những nguồn tin cậy. Đồng thời, đừng để những lời quảng cáo hoa mỹ hay hình ảnh của người nổi tiếng trên mạng đánh lừa.'Báo động dịch' sai sự thật, chủ tài khoản bị công an mời lên làm việc
Tờ The Straits Times ngày 26.1 đưa tin chú cảnh khuyển đầu tiên thuộc giống corgi của Trung Quốc vừa bị cắt thưởng Tết, sau khi bị bắt gặp ngủ trong giờ làm việc và tè vào chậu tắm.Sinh vào tháng 8.2023, chú chó Phúc Tử (Fu Zai) gia nhập lực lượng cảnh sát thành phố Duy Phường thuộc tỉnh Sơn Đông vào tháng 1.2024 với tư cách là thành viên dự bị của lực lượng phát hiện chất nổ.Chú chó này nhanh chóng "gây bão" trên mạng xã hội với đôi mắt biểu cảm, đôi chân ngắn, kỹ năng giỏi và từ đó đã trở thành một cảnh khuyển đủ tiêu chuẩn.Bản đánh giá năng suất đầu tiên của chú chó này được chia sẻ trong một video ngày 19.1 trên Douyin, ứng dụng tương tự TikTok tại Trung Quốc.Trong đoạn video, Phúc Tử ngồi đối diện với một cảnh sát và được người này khen ngợi vì đã nâng cao hình ảnh của những chú chó khác ở Duy Phường."Đó là một năm tốt đẹp. Nó không chỉ vượt qua đánh giá cấp độ 4 mà còn hoàn thành thành công nhiều nhiệm vụ an ninh", viên cảnh sát trong video cho biết. Đoạn video đã nhận được hơn 10.000 lượt thích và 500 bình luận.Phúc Tử sau đó được tặng một bông hoa đỏ, đồ ăn nhẹ đóng hộp và đồ chơi. Nhưng 2 phần thưởng sau đã bị tịch thu ngay lập tức, sau khi bị cảnh sát tiết lộ những hành vi sai phạm, bao gồm ngủ khi làm việc và tự đi vệ sinh trong chậu của chính mình."Hy vọng anh sẽ nỗ lực bền bỉ hơn trong tương lai", viên cảnh sát nhắc nhở Phúc Tử.Nhiều cư dân mạng đã thích thú với đoạn video, một số người đã kêu gọi cảnh sát trao toàn bộ phần thưởng cho Phúc Tử."Nhanh chóng trả lại (phần thưởng) cho anh ấy! Tất cả các bạn đều là đồng nghiệp, làm sao các bạn có thể giữ tiền thưởng của người khác?" một người viết.Trong đoạn video tiếp theo vào ngày 22.1, cảnh sát đã trấn an mọi người rằng Phúc Tử đã nhận được rất nhiều phần thưởng.
Nhật Bản quyết ngăn đầu cơ ngoại hối
Ba mua vé tàu ghế cứng, dẫn tôi ra Hà Nội.
Chỉ có duy nhất một loại động cơ trên Hyundai Stargazer, cụ thể là cỗ máy 1.5 lít, 4 xi-lanh, công suất 115 mã lực, mô-men xoắn 144 Nm. Xe dùng hệ dẫn động cầu trước và hộp số tự động vô cấp CVT. Cấu hình này không có ưu thế đáng kể so với các đối thủ.
Những tấm lòng vàng 29.4.2023
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên chuyên san Food Research International, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện chiên, xào tỏi và hành tây trong nhiệt độ cao với dầu thực vật có thể tạo ra a xít béo chuyển hóa (TFA). Đây là loại chất béo không tốt cho sức khỏe tim mạch, theo trang tin sức khỏe Medical Xpress (Mỹ).A xít béo chuyển hóa là loại chất béo có thể tích tụ dọc theo thành động mạch, làm hạn chế lưu thông máu và tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim. Loại chất béo này thường có nhiều trong thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn.Một ví dụ thường thấy là a xít béo không bão hòa (UFA) được coi là loại chất béo lành mạnh, có nhiều trong dầu ô liu, dầu hạt cải, hạt chia, hạt lanh, trái bơ, hạnh nhân, óc chó và các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu. Thế nhưng, nếu chế biến với nhiệt độ quá cao thì loại chất béo có lợi này sẽ chuyển đổi thành chất béo có hại là a xít béo chuyển hóa.Trong nghiên cứu, các nhà khoa học muốn kiểm tra liệu các hợp chất chứa lưu huỳnh như isothiocyanates và polysulfides trong tỏi, hành tây, bắp cải, bông cải xanh và cải ngựa có ảnh hưởng đến a xít béo không bão hòa trong dầu đậu nành và ô liu hay không.Nhóm khoa học phát hiện khi nấu ở nhiệt độ cao, đặc biệt là trên 140 độ C, thì các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi và hành tây sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình biến đổi đồng phân trans. Đây là quá trình làm biến đổi a xít béo không bão hòa (UFA), một loại chất béo có lợi trong dầu đậu nành và dầu ô liu, thành a xít béo chuyển hóa có hại. Trong khi đó, nếu chế biến ở nhiệt độ vừa phải thì chỉ một lượng nhỏ a xít béo chuyển hóa được tạo ra.Do đó, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo mọi người khi chế biến tỏi và hành tây có thể dùng dầu thực vật nhưng không nên để nóng quá 140 độ C. Nếu cần chế biến ở nhiệt độ cao thì hãy thay thế bằng dầu bơ hoặc dầu dừa. Quá trình biến đổi đồng phân trans của các loại dầu này ít hơn so với dầu đậu nành hay ô liu, nhờ đó ít tạo ra a xít béo chuyển hóa, theo Medical Xpress.