Phụ nữ châu Á 'lấn sân' các công việc vốn do đàn ông thống trị
Cùng với luật giao thông đường bộ hay hoạt động đăng kiểm… bắt đầu từ ngày năm 2025 nhiều quy định mới liên quan đến giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam được áp dụng. Trong đó, điểm của giấy phép lái xe là một quy định hoàn toàn mới lần đầu được áp dụng.Cụ thể, khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1.1.2025 nêu rõ, điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.Trong quá trình tham gia giao thông, tài xế khi vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông ngoài việc bị xử phạt theo quy định, còn bị trừ từ 2 - 10 điểm GPLX tùy vào tính chất, mức độ vi phạm. Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm tài xế không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo bằng lái xe đó. Thực tế, cách làm này đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe, tuy nhiên đây là lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Do đó, khiến không ít người dân có GPLX và đang sử dụng phương tiện bỡ ngỡ. Thậm chí, nhiều người còn chưa biết xem điểm GPLX ở đâu và những hành vi vi phạm luật giao thông nào sẽ bị trừ điểm.Dưới đây 5 lưu ý quan trọng về điểm giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện cần biết:Hiện tại, những người có GPLX đã có thể theo dõi điểm của GPLX thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Theo đó, trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia - VNeID, sau khi đăng cài đặt và đăng nhập, người dùng có thể vào phần tiện ích "Giấy phép lái xe" để kiểm tra. Ngay bên dưới thông tin về hạng GPLX trong ứng dụng sẽ hiển thị dòng chữ "Điểm còn lại của GPLX" và số điểm còn lại hiện tại (có màu đỏ).Nếu thông tin GPLX trên VNeID chưa được hiển thị số điểm, người dùng có thể gửi yêu cầu cập nhật thông qua ứng dụng bằng cách bấm vào dấu ba chấm ở góc phải (phía trên), sau đó nhấn vào mục "Gửi yêu cầu cập nhật thông tin mới".Bắt đầu từ năm 2025, bên cạnh việc tăng mức xử phạt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi vi phạm luật giao thông còn bị trừ điểm của GPLX. Cụ thể theo khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ: "Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ".Các mức điểm số bị trừ mỗi lần vi phạm là 2, 4, 6 và 10 điểm. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.Với những trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông và bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn, số điểm còn lại của GPLX sẽ không bị trừ. Cụ thể, khoản 1, điều 50 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe quy định rõ: "Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe".Về thời gian phục hồi điểm giấy phép lái xe, khoản 2 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định rõ: "Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm".Có thể hiểu một người vi phạm luật giao thông và bị trừ điểm GPLX vào ngày 1.5.2025, nếu sau đó không tiếp tục vi phạm luật giao thông đến ngày 1.5.2026 sẽ được xét phục hồi điểm GPLX. Tuy nhiên, nếu đến ngày 2.6.2025 người đó lại tiếp tục vi phạm luật giao thông và bị trừ điểm GPLX, thời gian để xét phục hồi điểm GPLX sẽ kéo dài đến ngày 2.6.2026, tức 12 tháng sau đó.Khoản 4 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định: "Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng".Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Đây là quy định tại khoản 3 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Nghĩa là người điều khiển ô tô nếu vi phạm luật giao thông và bị trừ hết điểm của GPLX ô tô sẽ không được điều khiển ô tô tham gia giao thông theo GPLX ô tô đã bị trừ hết điểm. Tuy nhiên, vẫn có thể điều khiển xe máy tham gia giao thông nếu GPLX máy chưa bị trừ hết điểm.Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, nếu có kết quả đạt yêu cầu sẽ được phục hồi đủ 12 điểm của GPLX.Vĩnh Long và Trà Vinh: Nhiều mô hình hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT
Bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Bá Thạch, Đơn vị Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (TP.HCM) cho biết thời tiết lạnh, các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và cảm cúm. Theo bác sĩ Thạch, một tháng qua, Phòng khám đa khoa Tâm Anh quận 7, TP.HCM thường xuyên tiếp nhận người bệnh viêm mũi dị ứng nhưng tự điều trị cảm cúm khiến viêm mũi dị ứng không giảm mà còn tiến triển nặng hơn, biến chứng viêm xoang, polyp mũi… Như trường hợp chị M.N.B (38 tuổi, ở TP.HCM), một tháng trước, khi thời tiết thay đổi, chị xuất hiện các triệu chứng hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong. Nghĩ bị cảm cúm thông thường, chị tự mua thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau tại hiệu thuốc để điều trị. Tuy nhiên, sau một tuần, triệu chứng không giảm mà còn trở nặng với cảm giác nghẹt mũi dai dẳng và đau nhức vùng mặt, khó thở, mới đến phòng khám khám.Bác sĩ Thạch nội soi tai mũi họng, chẩn đoán chị B. viêm mũi dị ứng, nhưng do tự điều trị sai cách, bệnh đã biến chứng thành viêm xoang cấp tính. Chị B. được kê toa thuốc điều trị viêm xoang, tái khám theo lịch để theo dõi, tránh để bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm xoang mạn tính.Hay như anh N.V.Q (45 tuổi, ở Đồng Nai), là nhân viên văn phòng thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, anh thường xuyên bị nghẹt mũi và hắt hơi vào sáng sớm. Nghĩ triệu chứng cảm cúm thông thường nên tự mua thuốc cảm, xịt mũi có chứa thành phần co mạch để giảm nghẹt mũi. Kéo dài 2 tháng, triệu chứng bệnh không giảm mà nghẹt mũi nhiều hơn, dùng thuốc xịt mũi co mạch vẫn không hết, anh Q. mới đi khám.Sau khi nội soi tai mũi họng, khám lâm sàng, bác sĩ Thạch chẩn đoán anh Q. viêm mũi dị ứng mạn tính kèm theo biến chứng quá phát cuốn mũi, phải phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi. Việc lạm dụng thuốc xịt co mạch khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, cuốn mũi còn bị giãn nở quá mức, gây quá phát cuốn mũi.Bác sĩ Thạch cho biết, viêm mũi dị ứng và cảm cúm có nhiều triệu chứng ban đầu gần giống nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Viêm mũi dị ứng là do phản ứng quá mức của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi mịn, lông thú cưng, hoặc thay đổi thời tiết.Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể ngay lập tức kích hoạt để chống lại các tác nhân này và mũi là cơ quan chính tiếp nhận phản ứng phòng vệ. Người bệnh thường hắt hơi liên tục đặc biệt vào buổi sáng, dịch nhầy trong, ngứa mũi, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt. Viêm mũi dị ứng không gây sốt, không lây nhiễm và không cần sử dụng kháng sinh.Cảm cúm là do nhiễm virus gây ra, diễn tiến chậm từ 1-3 ngày, thường kèm theo sốt, đau họng, mệt mỏi, thỉnh thoảng hắt hơi, dịch nhầy đặc màu xanh hoặc vàng, đau nhức cơ thể. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng.Nhầm lẫn giữa hai bệnh trên là điều rất phổ biến. Tự ý dùng kháng sinh để điều trị viêm mũi dị ứng không có tác dụng và tiềm ẩn nguy cơ gây kháng kháng sinh và tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Ngoài ra, nếu người bệnh lạm dụng thuốc xịt mũi chứa co mạch không chỉ không hiệu quả mà còn gây tổn thương niêm mạc mũi, làm tăng nguy cơ biến chứng.“Viêm mũi dị ứng không được kiểm soát có thể dẫn đến viêm xoang, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng, polyp mũi, hoặc thậm chí viêm đường hô hấp dưới. Đồng thời, người bệnh tốn chi phí, thời gian điều trị biến chứng”, bác sĩ Thạch nói.Bác sĩ Thạch cho biết, nếu có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong và ngứa mũi, người bệnh nên nghĩ đến viêm mũi dị ứng. Nếu kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, và dịch mũi đặc, có thể là dấu hiệu của cảm cúm hoặc viêm xoang nhiễm khuẩn.“Ngay khi có triệu chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, tránh lạm dụng thuốc xịt mũi co mạch nếu không có chỉ định của bác sĩ”, bác sĩ Thạch nói.
Nguyễn Thùy Linh đòi nợ thành công tay vợt Indonesia ở giải Thụy Sĩ mở rộng
Chiến thắng của U.19 Phong Phú Hà Nam ở trận đấu sớm khiến TP.HCM buộc phải đánh bại Zantino Vĩnh Phúc để níu giữ hy vọng giành chức vô địch ở mùa giải năm nay. Hiểu được điều này, HLV Lưu Ngọc Mai yêu cầu học trò đẩy cao đội hình nhằm sớm tìm kiếm bàn thắng. Trong khi đó, 1 điểm cũng là thành công với Zantino Vĩnh Phúc.Đội bóng phía bắc lùi sâu đội hình về phần sân nhà với mục tiêu bảo vệ khung thành. Trong hiệp 1, Zantino Vĩnh Phúc gây ra nhiều khó khăn cho U.19 TP.HCM. Hàng thủ lùi sâu giúp Zantino Vĩnh Phúc hạn chế nhiều pha bóng nguy hiểm của đối thủ. Tuy nhiên, chính U.19 TP.HCM cũng có quyền tiếc nuối khi một vài tình huống ngon ăn bị các tiền đạo bỏ lỡ.45 phút đầu tiên trôi qua mà không có bàn thắng nào được ghi. Bước sang hiệp 2, sức ép mà U.19 TP.HCM tạo ra dần tăng lên và hiệu quả là điều mà cô trò HLV Lưu Ngọc Mai có được. Phút 66, từ pha tạt bóng chuẩn xác của Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Huỳnh Như bật cao đánh đầu chuẩn xác mở tỷ số trận đấu cho TP.HCM.Thời gian còn lại, nỗ lực tìm kiếm bàn thắng của Zantino Vĩnh Phúc bất thành. Ngược lại, U.19 TP.HCM cũng không thể tận dụng thời cơ và có thêm bàn thắng. Đội bóng thành phố mang tên Bác có được chiến thắng tối thiểu 1-0, qua đó tiếp tục bám đuổi Phong Phú Hà Nam trên bảng xếp hạng.Ở trận đấu cùng ngày, U.19 Thái Nguyên T&T cũng có chiến thắng 1-0 trước đội bóng thủ đô, qua đó giành trọn 3 điểm ở lượt 8.
Vào ngày hôm nay, trung vệ Nguyễn Thành Chung đã chính thức trình diện đội tuyển Việt Nam. Trước đó, người hùng AFF Cup 2024 đã chủ động xin phép và được HLV Kim Sang-sik "bật đèn xanh" cho tập trung trễ để lo cho con nhỏ bị ốm.Được biết đến lúc này, khi sức khỏe bé Leo (tên ở nhà của con trai Thành Chung - PV) đã ổn định. Cầu thủ vừa cam kết gắn bó với CLB Hà Nội đến năm 2030 đã có thể tập trung toàn tâm ý cho đội tuyển Việt Nam cho 2 trận đấu sắp tới ở FIFA Days tháng 3 này.Sự xuất hiện của Thành Chung cũng đã chính thức chốt lại số lượng đội tuyển Việt Nam tập trung lần này. Trường hợp Nguyễn Filip xin vắng mặt vì lý do gia đình cũng đã được ông Kim chấp thuận, bổ sung thay bằng thủ môn trẻ Trần Trung Kiên từ đội tuyển U.22 Việt Nam.Một trường hợp rất được quan tâm khác là Tiến Linh cũng đã có hướng nhìn rõ ràng hơn, khi chân sút số 22 sẽ không cần phải chụp MRI. Dự kiến, anh sẽ được nghỉ ngơi vài ngày để hồi phục vết đau (chẩn đoán dập phần mềm) trước khi tập lại cùng đội bóng.Đến lúc này, việc Tiến Linh có thể sẵn sàng 100% cho trận gặp Campuchia hay không vẫn là dấu hỏi. Tuy nhiên, việc HLV Kim Sang-sik quyết định giữ nguyên đội hình cho thấy sự tự tin vào các học trò.Trong trường hợp Tiến Linh cần nghỉ ngơi thêm (thực tế anh đang có dấu hiệu quá tải với tổng cộng 50 trận đấu từ năm 2024 cho đến nay), đội tuyển Việt Nam vẫn còn những chân sút xuất sắc như Tuấn Hải, Vĩ Hào, Thanh Bình bên cạnh Quang Hải, Văn Khang, Hai Long, Ngọc Quang có thể đá tốt trong vai trò tiền đạo biên.Thậm chí, trận giao hữu với đội tuyển Campuchia rất có thể là dịp để ông Kim tận dụng để thử lửa những tân binh mới triệu tập như trung vệ Lý Đức và tiền vệ Minh Khoa, hoặc kiểm tra sự tiến bộ của Bảo Toàn, Việt Hưng, Thái Sơn…Trong đó, khả năng ra sân của Lý Đức, trung vệ trẻ HAGL vẫn đủ tuổi đá SEA Games 33 vào cuối năm tại Thái Lan là rất đáng chú ý, trong cảnh trung vệ lệch phải Xuân Mạnh vắng mặt vì chấn thương.
Đoàn rước dâu dừng xe giữa đường chụp ảnh gây phẫn nộ
Vào buổi sáng, mọi người cần tránh những thói quen sau:Với nhiều người, thức dậy khi có tiếng chuông báo thức vào buổi sáng là điều không hề dễ dàng. Một số có thói quen đặt lại báo thức để được ngủ thêm vài phút. Tuy nhiên, hành động này là không nên, theo theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Mỗi lần ngủ lại thì chúng ta sẽ bắt đầu một chu kỳ ngủ mới. Tuy nhiên, việc thức dậy đột ngột sau đó chỉ vài phút sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ. Tình trạng này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí nhức đầu. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên đặt báo thức một lần và không nên ngủ lại.Một số người có thói quen vừa thức dậy đã mở điện thoại và lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Hành động này là không nên khi vừa thức dậy, não bộ chưa kịp khởi động và tỉnh táo. Hệ quả là khiến chúng ta dễ bị căng thẳng trước cả khi bộ não tỉnh táo hẳn. Thay vào đó, mọi người hãy hít một hơi thở thật sâu, duỗi người, uống một ít nước hoặc phơi nắng sớm vài phút rồi hãy dùng điện thoại.Uống cà phê trước khi ăn sáng, lúc bụng đang đói sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Vì cà phê tác động xấu đến dạ dày, làm tăng mức hoóc môn căng thẳng cortisol, dễ dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng. Cách tốt là uống một ly nước sau khi thức dậy, ăn sáng rồi hãy uống cà phê.Một thói quen xấu mà không ít người mắc là không ăn sáng. Nhiều trường hợp không ăn sáng do sợ trễ giờ làm, giờ học. Đôi khi, không ăn sáng có thể làm giảm đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.Một số người không thấy đói và cảm thấy ổn khi không ăn sáng. Tuy nhiên, một tác động họ ít ngờ tới là bỏ bữa sáng sẽ khiến mức đường huyết trong máu giảm và kích thích cảm giác thèm ăn ngọt, tinh bột, chất béo trong phần còn lại trong ngày, theo Medical News Today.