Thanh niên 6 đơn vị ngành giao thông ở ĐBSCL chung tay hiến máu cứu người
Ông Phạm Tiến Môn, một kỹ thuật viên cao cấp, đã đặt những viên gạch đầu tiên cho Cương Duyên vào những năm 1960. Ông không chỉ truyền lại kỹ thuật làm gốm mà còn gieo vào lòng con cháu tình yêu sâu sắc với nghề. Tiếp nối tinh hoa, ông Phạm Duy Cương đã đưa Cương Duyên lên một tầm cao mới, sáng tạo ra những thủ pháp men màu độc bản, tạo nên "dấu ấn khác biệt" không thể lẫn tạp. Đặc biệt, ông đã nghiên cứu và phát triển thành công các kỹ thuật thủ công độc đáo như Thủ Pháp Lam Huế và Dệt Gấm Thêu Hoa. "Gốm sứ với tôi vừa là đam mê, vừa là truyền thống gia đình. Cha tôi đã dạy tôi cách để những lò gốm Bát Tràng không bao giờ tắt lửa", ông Phạm Duy Cương chia sẻ.Ông Phạm Duy Tân, thế hệ thứ ba, đã thổi làn gió mới, kết hợp nghệ thuật truyền thống với hơi thở hiện đại, mang đến những sản phẩm với màu men độc đáo, góp phần đưa thương hiệu lên tầm cao mới.Gốm sứ Cương Duyên không chỉ là một thương hiệu, mà còn là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa Việt, là cầu nối giữa các thế hệ. Mỗi sản phẩm là một tuyệt tác nghệ thuật, được chăm chút tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu, tạo hình, đến khâu nung và trang trí bằng tay, thể hiện sự tâm huyết và tài năng của người nghệ nhân.Với thủ pháp độc bản, đường nét tinh tế, và men màu sáng tạo, Cương Duyên tạo nên sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, thể hiện rõ dấu ấn khác biệt trong từng chi tiết. Thương hiệu được thành lập và mở rộng quy mô sản xuất lên đến 1.200m² tại Cụm Công nghiệp Bát Tràng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự mở rộng này không chỉ giúp Cương Duyên tạo ra nhiều sản phẩm hơn mà còn tạo điều kiện để các nghệ nhân thỏa sức sáng tạo, mang đến những tác phẩm độc đáo và chất lượng cao.Với nhiều năm lịch sử hình thành và phát triển, Cương Duyên đã khẳng định vị thế trên thị trường gốm sứ cao cấp, cả trong và ngoài nước. Thương hiệu không ngừng nỗ lực để lan tỏa tinh hoa văn hóa Việt, mang đến những sản phẩm gốm sứ không chỉ đẹp về hình thức mà còn chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc. Các sản phẩm của Cương Duyên đã được giới thiệu và đón nhận tại nhiều triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, góp phần quảng bá gốm sứ Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Gốm sứ Cương Duyên là minh chứng cho sức sống của nghề gốm truyền thống, góp phần làm rạng danh gốm sứ Việt trên trường quốc tế, khẳng định vị thế của một thương hiệu gốm sứ hàng đầu Việt Nam.Câu chuyện 'nâu lắc' và kỹ năng nhẫn nhịn
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN (VINAFRUIT), phân tích: Thị trường sầu riêng Trung Quốc năm 2023 trị giá gần 7 tỉ USD, trong đó phân khúc hàng đông lạnh có giá trị khoảng 1 tỉ USD do Thái Lan và Malaysia thống trị. Cũng như mặt hàng sầu riêng tươi, khi có thêm nguồn cung từ VN thì dung lượng thị trường càng mở rộng. Tùy theo thời điểm ký nghị định thư, nếu ký sớm có thể kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của VN trong năm 2024 sẽ đạt từ 300 - 400 triệu USD.
Lý do đạo diễn gạo cội Woody Allen không còn hứng thú làm phim
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
đội bóng cung cấp
Yoga sau sinh - hiệu quả hồi phục, giữ dáng đơn giản, bất ngờ
Kho báu hoàng gia được tìm thấy bên trong Nhà thờ Vilnius thuộc Lithuania và chưa từng được phát hiện kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, theo Đài CNN hôm 9.1 dẫn thông cáo báo chí từ cơ quan quảng bá du lịch Go Vilnius.Trong số các báu vật có thể kể đến vương miện thuộc về Alexander Jagiellon, hoặc Aleksandras Jogailaitis, Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania (1461-1506).Một vương miện, một dây chuyền, một huy chương, một chiếc nhẫn và một tấm bia quan tài thuộc về Hoàng hậu Ba Lan Elizabeth (1436–1505).Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vương miện, quả cầu, trang sức của Hoàng hậu Ba Lan Barbara Radziwiłł (1520-1551), kết hôn với Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania Sigismund II Augustus (1520-1572)."Việc tìm thấy các huy hiệu chôn theo của vua chúa Lithuania và Ba Lan là kho báu vô giá của lịch sử, những biểu tượng cho truyền thống lâu đời của Lithuania trên tư cách nhà nước và là dấu hiệu khẳng định Vilnius là thủ đô", theo Tổng giám mục Vilnius Gintaras Grušas.Các cổ vật biểu tượng cho vương quyền Trung Cổ được đặt bên trong quan tài của các nhà vua và hoàng hậu theo nghi thức bồi táng thời xưa.Kho báu trên lần đầu được tìm thấy năm 1931 khi Nhà thờ Vilnius được sửa chữa sau trận lụt và hé lộ hầm mộ chứa hài cốt của các vị quân chủ thời Trung Cổ.Số cổ vật được trưng bày cho đến khi đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939. Khi đó kho báu được cất giấu trước khi bị thất lạc. Một số nỗ lực tìm kiếm sau đó đã không thu được kết quả cho đến năm ngoái.Nhờ vào máy ảnh chụp xuyên tường, các nhà nghiên cứu thành công tìm được kho báu xưa vào tháng 12.2024. Vào thời điểm được tìm thấy, các cổ vật vẫn được bọc bên trong những trang báo được phát hành tháng 9.1939.