Những chiêu trò bán, trao giải thưởng, danh hiệu giả trên thế giới
Chiều nay 25.2, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký ban hành công văn gửi Sở Y tế tỉnh Cà Mau về xử lý sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, theo chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế.Trước đó, ngày 24.2, một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải bài viết Bé trai 1 ngày tuổi bị sốc phản vệ rồi tử vong sau khi tiêm thuốc dự phòng giang mai tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau. Với sự cố nêu trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhận định, đây là tai biến y khoa. Vì vậy, đề nghị bệnh viện thực hiện các quy định chuyên môn của luật Khám bệnh, chữa bệnh để kết luận, xác định người hành nghề có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật, làm cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có).Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế Cà Mau, Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau liên hệ, tổ chức gặp gỡ động viên, chia sẻ đối với gia đình người bệnh; phối hợp với cơ quan bảo hiểm và các đơn vị liên quan có phương án giải quyết hợp tình, hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh cũng như người hành nghề và bệnh viện. Đồng thời, khẩn trương thành lập hội đồng chuyên môn rà soát tất cả các quy trình kỹ thuật chuyên môn, quy trình chăm sóc đã thực hiện trên người bệnh từ lúc nhập viện đến khi xảy ra tai biến gây tử vong, đặc biệt trong chẩn đoán xác định và chỉ định điều trị giang mai bẩm sinh theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai đã được Bộ Y tế ban hành. Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị sở y tế, bệnh viện rút kinh nghiệm sâu sắc, rà soát, củng cố, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về hoạt động cải tiến chất lượng, an toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa. Sở Y tế Cà Mau cần khẩn trương triển khai các nội dung trên và cập nhật báo cáo đầy đủ và kết luận của hội đồng chuyên môn về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 28.2.Xe máy sang đường suýt bị xe tải tông trúng: Ai đúng, ai sai?
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Không nghỉ phép năm, trường hợp nào người lao động được hưởng lương?
Đời mình niềm cay đắng”
Khác với những số phát sóng trước đó, khách mời của The Khang Show tập 103 không phải nghệ sĩ mà là "kình ngư" Ánh Viên. Trong chương trình này, Ánh Viên mang đến câu chuyện về hành trình từ một cô bé đam mê bơi lội ở vùng sông nước miền Tây đến khi trở thành một trong những "gương mặt vàng" của làng thể thao Việt Nam. Theo Ánh Viên, từ nhỏ cô đã được ông nội dạy bơi và đến khi học tiểu học cô rất thích tham gia cuộc thi bơi qua sông do trường học tổ chức. "Lúc đó, trường học của tôi thường tổ chức cuộc thi bơi qua sông và ngày nào đi học tôi cũng đem theo một bộ đồ, chỉ đợi khi nào thầy kêu đi thi là tôi sẵn sàng tham gia. Tôi nhớ mình phải chờ rất lâu vì phải canh theo con nước thì mới thi được", cô nói.Bên cạnh đó, Ánh Viên còn tiết lộ ông bà và ba mẹ đều khá phân vân khi cô quyết định trở thành vận động viên bơi lội. Tuy nhiên, nhờ sự thuyết phục của thầy cô nên gia đình của Ánh Viên đã đồng ý. Trong thời gian thi đấu chuyên nghiệp, Ánh Viên phải ăn rất nhiều để có đủ sức khỏe tập luyện với cường độ cao. "Có lúc tôi mệt chỉ muốn uống nước, nhưng vẫn bị ép ăn một tô to. Lúc đó, tôi tưởng tượng mình như một chiếc máy xay sinh tố, bỏ đồ ăn vào là xay thôi", cô hài hước kể lại.Lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Ánh Viên quyết định giải nghệ vì nhiều lý do. Theo đó, cô muốn hoàn thành việc học còn dở dang, khám phá cuộc sống bên ngoài và trải nghiệm những điều mới mẻ hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi huấn luyện viên khiến cô cảm thấy không còn hòa hợp. "Năm 2020, tôi có làm việc với một huấn luyện viên khác, thầy không biết được điểm mạnh của tôi nên sau đó tôi phải tự luyện tập khoảng một năm rưỡi nữa. Tôi mong muốn mình đạt được thành tích như trước cộng thêm nhiều áp lực bên ngoài khiến tôi chịu không nổi. Vì vậy, tôi muốn dừng lại và chuyển sang hoạt động khác. Lúc đó, tôi tập luyện nhiều lắm nên chưa biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tôi khát khao sống một cuộc sống bình thường", cô nói. Khi MC Nguyên Khang hỏi cô có tiếc nuối vì giải nghệ ở thời điểm sự nghiệp đang phát triển, Ánh Viên nói rằng cô chỉ cảm thấy tiếc bởi lúc đó cô không có đủ điều kiện để làm tốt hơn. Nhưng cô không muốn quay lại con đường cũ vì cô đã cân nhắc kỹ quyết định của mình. Ngoài ra, Ánh Viên còn tiết lộ vào năm 2021 cô đã bán chiếc xe máy của người hâm mộ tặng để thành lập câu lạc bộ bơi lội. Cô tâm sự: "Lúc đó, tôi chưa có kinh phí để làm nên đành phải bán xe. Còn những phần tiền thưởng từ các giải đấu thì hầu hết tôi đều gửi về cho ba mẹ. Tôi không muốn xin ba mẹ và việc bán xe cũng giúp tôi có thêm động lực để mở câu lạc bộ. Ngoài ra, tôi cũng biết là năm sau ba sẽ mua xe mới cho mình". Sau khi giải nghệ, Ánh Viên sống trong căn hộ ở quận 9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) do một khán giả tặng và làm thêm công việc huấn luyện viên dạy bơi cho một trường quốc tế ở quận 7 (TP.HCM). Song song đó, Ánh Viên còn tích cực thực hiện những clip hướng dẫn kỹ thuật bơi để đăng tải trên mạng xã hội. Theo nữ kình ngư 29 tuổi, để thực hiện được những video đăng tải trên TikTok, cô cần nhiều người hỗ trợ từ khâu kịch bản cho đến quay dựng. Nói về hành trình bắt đầu tham gia sáng tạo nội dung số, Ánh Viên cho biết: "Lúc đầu tôi cũng khá ngại ngùng vì mình sống khép kín. Nhưng nhờ có các bạn động viên rằng phải làm clip như thế thì mọi người mới biết học bơi rất tốt, từ đó biết đến câu lạc bộ của mình, nên tôi đã cố gắng thích nghi". Tuy nhiên, Ánh Viên vẫn thích mọi người biết đến mình qua hình ảnh cô giáo dạy bơi hơn là một nhà sáng tạo nội dung.
Lương Thùy Linh cùng Lona Kiều Loan diện cùng set đồdenim khoe đường cong quyến rũ
Quan điểm này đã lan rộng sang châu Âu, gây khó khăn cho tham vọng toàn cầu của Huawei. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Strand Consult cho thấy Huawei vẫn đang duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong hạ tầng 5G tại châu Âu.Mặc dù sự hiện diện của Huawei đã giảm dần trong những năm qua nhưng vẫn ở mức đáng kể bất chấp các khuyến nghị từ Liên minh châu Âu (EU). Theo nghiên cứu được công bố bởi Light Reading, khoảng một phần ba số thành phố 5G ở 32 quốc gia EU vẫn đang sử dụng công nghệ của Huawei. Tình hình này dường như không có dấu hiệu giảm kể từ quý 2/2022.Điều này cho thấy, mặc dù EU đã khuyến nghị hạn chế việc sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc, nhiều chính phủ vẫn chưa thực hiện các biện pháp cụ thể. Strand Consult dự đoán vào cuối thập kỷ này, các công ty Trung Quốc vẫn có sự hiện diện đáng kể trong hạ tầng viễn thông EU, với thị phần của Huawei dự kiến sẽ đạt khoảng 29% vào năm 2028, giảm từ 36% vào giữa năm 2022 và 32% vào cuối năm 2024.Một trong những lý do chính khiến các nhà mạng tại EU tiếp tục phụ thuộc vào thiết bị của Huawei là mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ Bắc Âu như Nokia và Ericsson. Mặc dù có những lo ngại về khả năng gián điệp từ thiết bị của Huawei, công ty này đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và khẳng định sản phẩm của họ không có "cửa hậu".Ngay cả khi sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong hạ tầng viễn thông EU giảm đáng kể trong thời kỳ 4G, họ vẫn chiếm khoảng một nửa thị trường với Huawei vẫn giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực 5G tại khu vực này.