$961
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của du an ga da nang. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ du an ga da nang.Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của du an ga da nang. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ du an ga da nang.Không chỉ tăng mạnh hình phạt với người điều khiển ô tô; để tăng tính răn đe, cải thiện an toàn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) cũng điều chỉnh, tăng nặng mức phạt đối với các hành vi vi phạm của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy từ 1.1.2025.Trong đó, đáng chú ý một số lỗi phổ biến áp dụng mức phạt tiền lên đến cả chục triệu đồng.Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là hành vi được đánh giá rất nguy hiểm nhưng rất nhiều người điều khiển xe máy tham gia giao thông thường xuyên vi phạm. Để hạn chế lỗi này, Nghị định 168 quy định, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm từ ngày 1.1.2025 bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng và bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này từ 600.000 – 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" cũng là lỗi vi phạm xảy ra rất phổ biến hiện nay. Nghị định mới quy định, hành vi này bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 1 – 2 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Một lỗi khác người điều khiển xe máy cũng bị xử phạt nặng từ năm 2025 là lái xe đi vào đường cao tốc. Cụ thể, Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng; trừ 6 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 2 – 3 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, mức phạt chỉ từ 4 – 5 triệu đồng.Tương tự ô tô, mức phạt với người điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông sử dụng rượu, bia cũng tăng mạnh từ ngày 1.1.2025. Trong đó, đáng chú ý, mức phạt tiền "kịch khung" áp dụng cho lỗi này lên đến 10 triệu đồng.Cụ thể, Điểm d Khoản 9 Điều 7 Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự lưu thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 8 – 10 triệu đồng (trước đây chỉ từ 6 – 8 triệu đồng). Mức phạt tương tự nếu người lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Đặc biệt, với cả hai lỗi kể trên, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.Ngoài ra, các mức phạt khác cho lỗi điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn cũng điều chỉnh tăng so với trước đây. Trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt từ 6 – 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Chủ xe mô tô, xe gắn máy cũng cần lưu ý khi giao xe cho người khác điều khiển. Bởi mức phạt áp dụng với hành vi "giao xe hoặc để phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển" từ năm 2025 rất cao.Cụ thể, Khoản 10 Điều 32 Nghị định 168 nêu: Phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 16 – 20 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng). ️
Bệnh viện E cho biết, nữ bệnh nhân là N.N.P (ở Hà Nội) đang điều trị tại Khoa Bệnh truyền nhiễm do mắc cúm bội nhiễm. 4 ngày trước khi nhập viện, chị N. xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, đau họng, ho có đờm, sổ mũi, đau mỏi người. Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, người bệnh đã tự dùng Tamiflu điều trị trong 2 ngày nhưng vẫn sốt cao và mệt mỏi nên đến khám tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E (Hà Nội).Tại Bệnh viện E, chị N. được chẩn đoán mắc cúm B bội nhiễm và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải. Theo Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, từ sau tết Nguyên đán 2025 đến nay, số ca mắc cúm đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 10 bệnh nhân mỗi ngày. Có thời điểm, số nhiễm cúm chiếm khoảng 50% trong số gần 40 người bệnh đến khám/ngày. Từ tháng 1 đến nay, Khoa Bệnh nhiệt đới tiếp nhận khám và điều trị khoảng 250 ca bệnh cúm do các virus cúm A, B.Theo thạc sĩ Đinh Thị Bích Thục, bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, không chỉ người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người có bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường, hô hấp), ngay cả những người trẻ, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng nếu chủ quan.Các bác sĩ cảnh báo, những người có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa bao gồm: phụ nữ mang thai; trẻ em dưới 5 tuổi; người trên 65 tuổi; người có các bệnh mãn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường; người có nguy cơ phơi nhiễm cúm cao, bao gồm cả nhân viên y tế."Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc cúm với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân nên đến cơ sở y tế để được khám tư vấn hoặc kê đơn thuốc, sau khi được đánh giá tình trạng sức khỏe", bác sĩ Thục lưu ý.Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, người dân cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Tốt nhất che miệng bằng khăn giấy dùng một lần để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.Nên đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Tuyệt đối không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tiêm vắc xin phòng bệnh…Liên hệ với cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 19001548 hoặc số điện thoại hotline: 0868891318; 024.37480648 của Bệnh viện E để được tư vấn chăm sóc sức khỏe chủ động.Liên quan sử dụng thuốc kháng virus Tamiflu, ông Nguyễn Thành Lâm, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, cho biết cục đã có công văn gửi các sở y tế và các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, yêu cầu khẩn trương triển khai công tác bảo đảm cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir). Đây là thuốc kê đơn, người nhiễm cúm chỉ dùng khi có đơn của bác sĩ. Cục Quản lý dược cũng đề nghị các sở y tế tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc (kê khai giá không đúng quy định, không thực hiện niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết); xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý... ️
Hầu hết mọi người không biết mình bị tử cung đôi vì không có bất kỳ triệu chứng nào. Thay vào đó, nó được phát hiện khi kiểm tra vùng chậu định kỳ hoặc khi bị sảy thai nhiều lần hoặc đau bụng kinh dữ dội.️