Nam bộ lại xuất hiện nắng nóng gay gắt vượt 38 độ C
“Hiện tại, mình đang bị chấn thương lưng, cụ thể là thoát vị đĩa đệm. Chấn thương này hơi nặng và không dễ dàng để vượt qua. Mình đang cố gắng hết sức để sớm trở lại chơi bóng rổ, giúp Saigon Heat tiếp đà chiến thắng. Tôi cảm thấy rất tiếc với chấn thương này bởi vì năm nay muốn chơi tốt hơn năm ngoái để phấn đấu đạt được danh hiệu VĐV nội binh của năm”, Đinh Khải Tâm thổ lộ.'Độc chiêu' chữa 'bệnh run' cho thí sinh
Vấn đề trọng tâm được thảo luận kỹ lưỡng là giải pháp để đạt mục tiêu TP.HCM tăng trưởng 10% trong năm 2025 và nhiệm kỳ tới.PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM, phân tích: Để đạt mục tiêu này, TP.HCM cần nắm chắc mức tăng trưởng 8% và sau đó tiến thêm 2% theo lộ trình phù hợp. Cụ thể, để đạt mức tăng trưởng 8% dựa trên các động lực truyền thống như các năm 2017 - 2019, tổng vốn đầu tư xã hội phải đạt 33% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), tức khoảng 660.000 tỉ đồng.Trong đó, nguồn vốn ngân sách được xác định khoảng 100.000 - 120.000 tỉ đồng, nên việc huy động vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài khoảng 500.000 tỉ sẽ là vấn đề mấu chốt. Giải pháp được ông Ngân nêu ra gồm xây dựng khu công nghiệp (KCN) mới, cơ cấu lại KCN cũ để có đất sạch, đẩy nhanh dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội."Nghị quyết 98 đã mở ra về mặt thể chế nhưng gốc rễ của vấn đề là ở môi trường đầu tư, cải cách hành chính", ông Ngân nói thêm. Đối với tăng trưởng 2% còn lại, ông Ngân cho rằng cần sớm triển khai trung tâm tài chính quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gắn với khu đô thị lấn biển, khu thương mại tự do, công nghiệp văn hóa...Đồng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, cho rằng để tăng trưởng kinh tế bền vững thì phải liên tục tìm kiếm động lực mới. Riêng với TP.HCM, các động lực mới gồm đề án đường sắt đô thị, khu thương mại tự do tại Cần Giờ, trung tâm tài chính, thành lập các thành phố mới trong TP.HCM. Muốn khơi thông các động lực này, cần những cơ chế, chính sách đặc thù mạnh hơn từ T.Ư.Trao đổi sâu hơn về đường sắt đô thị, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đánh giá mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) sẽ tạo nguồn lực rất lớn để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Trong đề án mới đây, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài khoảng 355 km với tổng mức đầu tư ước hơn 40 tỉ USD."TP.HCM có tham vọng làm hàng trăm km đường sắt đô thị chỉ trong khoảng một thập niên; nhưng khi nhìn lại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cần gần 20 năm thì mục tiêu này là thử thách rất lớn", kiến trúc sư Nam Sơn dẫn chứng. Nêu giải pháp, chuyên gia này cho rằng để phát huy hiệu quả mô hình TOD cần một hệ sinh thái đi kèm, đặc biệt là hạ tầng kết nối, giao thông công cộng, mạng lưới xe buýt bao trùm toàn địa bàn, kết nối đa phương tiện từ sân bay, cảng biển đến đường sắt, đường thủy… Song song đó, các cơ quan T.Ư và TP.HCM cần điều chỉnh nhiều quy định về bồi thường, xác định ranh giới, vùng ảnh hưởng, công tác quy hoạch, tìm nhà đầu tư chiến lược… cho đồng bộ để dễ dàng triển khai.Trao đổi lại, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đã giao nhiệm vụ cho các ngành tham mưu và mời tư vấn uy tín quốc tế làm quy hoạch không gian ngầm, gắn với phát triển đô thị mô hình TOD. Trong đó, mô hình TOD đang tiếp cận ở 2 hướng, gồm 6 vị trí trong đề án đã được nghiên cứu và tiếp tục rà soát vị trí phù hợp. "Vừa rồi, TP.HCM giao một doanh nghiệp đề xuất làm TOD đoạn từ ngã tư Hàng Xanh ra QL13. Chúng ta có nhiều phương thức để học hỏi cách làm và triển khai", ông Mãi nói thêm.Về giao thông, ông Mãi cho biết năm 2025 sẽ khởi công dự án Vành đai 2, cuối năm cơ bản hoàn thành Vành đai 3 và khởi công Vành đai 4, đồng thời làm các cao tốc kết nối. "Đến năm 2028 - 2029 sẽ cơ bản hoàn thiện vành đai, cao tốc", ông Mãi cho biết. Riêng tuyến đường thủy và đường ven biển nối ĐBSCL, TP.HCM sẽ báo cáo Thủ tướng giao địa phương mời tư vấn nghiên cứu mô hình đường ven biển của Hà Lan, mở ra không gian rất lớn cho cả vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.Đối với đường sắt, TP.HCM đang xây dựng các cơ chế, đề xuất T.Ư cho phép thực hiện theo hướng "chìa khóa trao tay" để triển khai nhanh, trong đó ưu tiên làm sớm tuyến trung tâm TP.HCM - Cần Giờ, Thủ Thiêm - Long Thành, TP.HCM - Cần Thơ.Về mục tiêu tăng trưởng 10%, ông Mãi cho biết địa phương đã có kịch bản và các kế hoạch triển khai, như huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý dự án dở dang, cải thiện môi trường đầu tư, công tác điều hành.Trong năm 2025, TP.HCM sẽ tháo gỡ vướng mắc, đưa vào khai thác 230 ha đất từ các KCN, giải ngân 110.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, huy động 90.000 tỉ đồng vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng cung cấp hơn 350.000 tỉ đồng…TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đánh giá: Sau 18 tháng, Nghị quyết 98 đã mang lại kết quả rõ nét, góp phần gỡ điểm nghẽn, giúp tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết cũng khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám suy nghĩ của đội ngũ cán bộ.TS Vũ đề nghị triển khai quyết liệt các dự án đối tác công - tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thu hút nhà đầu tư chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 98 cần gắn với hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô và vị trí, vai trò của TP.HCM.
Tài sản các tỉ phú Việt giữa vòng xoáy Covid-19
Công nghệ và toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội mới, đồng thời cũng làm thay đổi cách thế hệ trẻ kết nối với văn hóa truyền thống. Vì thế, hành trình gìn giữ bản sắc Việt đòi hỏi những cách tiếp cận mới mẻ và đầy cảm hứng.Minh Long đã chọn đồng hành trên hành trình này bằng cách "gìn giữ nghìn câu chuyện" qua từng sản phẩm sứ. Mỗi thiết kế không chỉ khắc họa vẻ đẹp văn hóa Việt mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Dưới bàn tay khéo léo của đội ngũ nghệ nhân, đất - lửa và niềm đam mê hòa quyện, thổi hồn vào từng chi tiết, mang đến những giá trị bền vững cho mọi thế hệ, đặc biệt là người trẻ.Người trẻ ngày nay đề cao sự tối giản, tiện dụng và dấu ấn cá nhân trong phong cách sống. Sản phẩm họ lựa chọn không chỉ cần đẹp mà còn phải kể được câu chuyện riêng. Minh Long tinh tế nắm bắt xu hướng này bằng việc tạo ra những thiết kế hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại. Từng đường nét, hoa văn, sắc men hiện đại đều mang đậm hơi thở văn hóa Việt nhưng vẫn phù hợp với gu thẩm mỹ trẻ trung của thế hệ mới.Dòng sản phẩm Ly - Hộp - Chai sứ dưỡng sinh là minh chứng rõ nét cho sự kết hợp độc đáo này. Các họa tiết được cách điệu từ thiên nhiên, câu chuyện cổ tích,... nhưng được thể hiện trên thiết kế tinh giản với các đường nét mềm mại và màu sắc trẻ trung. Điều này giúp sản phẩm vừa giữ được bản sắc văn hóa vừa phù hợp với lối sống năng động, cá tính của người trẻ. Ly - Hộp - Chai sứ không chỉ làm phong phú thêm dãy sản phẩm dưỡng sinh hướng đến sức khỏe cộng đồng, mà còn là một cách để người trẻ khẳng định phong cách riêng, đồng thời giữ gìn những giá trị văn hóa trong từng khoảnh khắc thường nhật.Không chỉ dừng lại ở việc đổi mới thiết kế, Minh Long còn tiên phong trong việc chuyển đổi số, đưa sản phẩm lên các nền tảng thương mại điện tử. Điều này không chỉ phá bỏ giới hạn của kênh phân phối truyền thống mà còn giúp gốm sứ Việt tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ - những người quen thuộc với không gian số.Ông Lý Huy Sáng, Tổng giám đốc Minh Long, chia sẻ: "Với triết lý 4 Không (Không thời gian, Không biên giới, Không giới tính, Không tuổi tác) và 4 Có (Có văn hóa, Có nghệ thuật, Có phong cách, Có hồn), Minh Long mong muốn mỗi sản phẩm đều là một thông điệp sâu sắc về văn hóa Việt dành cho mọi thế hệ".Qua từng sản phẩm, Minh Long không chỉ gìn giữ tinh hoa gốm sứ mà còn thổi hồn vào từng câu chuyện văn hóa Việt. Đó là cách thương hiệu này khơi dậy lòng tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ý thức giữ gìn bản sắc Việt trong lòng thế hệ trẻ - những người sẽ viết tiếp câu chuyện về một Việt Nam đầy bản sắc trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu.
Ngày 14.3, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với các địa phương (Đồng Nai, TP.HCM và Long An) về tiến độ thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Bến Lức - Long Thành. Cuộc họp diễn ra tại trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai.Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đối với dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, công tác giải phóng mặt bằng gần xong, chỉ còn khoảng 0,3 km (2,86 ha với hơn 60 hộ dân), dự kiến hoàn thành bàn giao trong tháng 5. Nguồn vật liệu xây dựng như đất đắp nền, đá dự án cần còn lại không lớn, đến nay cơ bản đã xác định nguồn cung.Còn dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai (dự án thành phần 1 và 2) đang gặp khó khăn cả về mặt bằng lẫn vật liệu xây dựng.Cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được yêu cầu, các khu tái định cư còn chậm, các hạ tầng kỹ thuật (đường điện, nước…) cũng chậm triển khai di dời, việc này ảnh hưởng đến tiến độ dự án.Về vật liệu xây dựng, dự án thành phần 1 còn thiếu 1,6 triệu m3 đất đắp và 0,6 triệu m3 đá; dự án thành phần 2 còn thiếu 2,9 triệu m3 đất đắp và gần 0,8 triệu m3 đá.Theo Bộ Xây dựng, dự án thành phần 1 và 2 của cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có thể hoàn thành trong năm 2025 nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Đó là, UBND tỉnh Đồng Nai hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật trước ngày 30.3; hoàn thành công tác cấp phép khai thác các mỏ đất đắp nền đường đủ trữ lượng phục vụ cho dự án trước ngày 15.3; hoàn thành công tác phân khai nguồn đá cho dự án để kịp thời đáp ứng nhu cầu đá xây dựng.Còn dự án thành phần 3 (đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu) lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết không có khó khăn, vướng mắc gì; có thể đáp ứng thông xe kỹ thuật vào ngày 30.4 và đảm bảo hoàn thành trong tháng 6 năm nay.Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác giải phóng mặt bằng phải công tâm, minh bạch, công bằng, vô tư, đồng thời phải quan tâm tháo gỡ khó khăn, thắc mắc của người dân. Làm phải nhanh chóng, dứt khoát, khi người dân đồng ý giao đất, tài sản trên đất phải san mặt bằng ngay.Đối với việc thiếu hụt vật liệu xây dựng, Phó thủ tướng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu có thể cho phép vừa hoàn thiện thủ tục vừa khai thác để đảm bảo tiến độ dự án. Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng nhấn mạnh: "Chỉ được lấy vật liệu đó làm công trình cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, không bán ra ngoài, không thi công công trình khác".Tại cuộc họp, ông Hồ Văn Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nói rằng về mặt bằng, tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác vận động bà con giao đất, cố gắng thúc đẩy nhanh tiến độ. Nhưng về phía các nhà thầu thì chưa tăng tốc đẩy nhanh tiến độ. "Qua kiểm tra trên công trường, chúng tôi nhận thấy các nhà thầu (trừ Lizen) chưa huy động máy móc, thiết bị, nhân sự thi công như trong năng lực hồ sơ dự thầu. Chưa thực hiện đúng tinh thần 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa theo chỉ đạo của Thủ tướng", ông Hồ Văn Hà nói.Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho hay hiện đơn vị chức năng đã nhắc nhở các nhà thầu, nếu thời gian tới vẫn không thay đổi sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Ông mong rằng trong thời gian tới các nhà thầu quyết liệt hơn nữa trong thi công, công trình trọng điểm thì cũng phải thi công trọng điểm để xứng tầm.
23 tháng chạp, cúng ông Táo: Lau dọn bàn thờ, xử lý tượng thờ hư cũ thế nào?
Ngày 26.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) cho biết, đã ra quyết định tạm giữ hình sự 7 nghi phạm gồm: Phạm Nguyễn Ngọc Vũ (33 tuổi); Nguyễn Ngọc Sơn; Trần Tuấn Vũ; Nguyễn Quang Thái (cùng 22 tuổi); Lữ Văn Tằm (24 tuổi); Phạm Quang Minh (23 tuổi) và Lê Huy Tiến (18 tuổi, tất cả đều ngụ H.Xuân Lộc, Đồng Nai) để điều tra về hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây là 7 người vì có liên quan vụ cô gái bán hàng online bị bắt cóc ở cồn Chim.Theo điều tra ban đầu, khoảng 10 giờ 15 phút ngày 24.1, Công an TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) nhận được tin báo của ông L.N.L (49 tuổi, ngụ khóm 5, P.5, TP.Vĩnh Long) về việc con gái là L.N.H (19 tuổi, ngụ cùng địa chỉ) bị nhiều người lạ mặt bắt giữ tại khu vực bờ kè cồn Chim (P.Trường An, TP.Vĩnh Long) đưa lên xe ô tô BS 60A-406.09 di chuyển về hướng TP.HCM.Tiếp nhận tin báo, đến khoảng 15 giờ cùng ngày (24.1), Công an TP.Vĩnh Long, Phòng CSHS Công an tỉnh Vĩnh Long phối hợp Phòng CSHS Công an TP.HCM, Phòng 6 - Cục CSHS, Cục CSGT (Bộ Công an) khẩn trương truy vết, chặn bắt nhanh nhóm nghi phạm tại khu vực đường Chánh Hưng (xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, TP.HCM); đồng thời giải cứu cô gái an toàn.Qua làm việc, xác định nguyên nhân ban đầu do H. trong thời gian làm việc tại Đồng Nai có mượn tiền của nhóm người này nhưng không có khả năng chi trả. Đến khoảng đầu năm 2024, H. đã bỏ về nhà cha mẹ ruột tại P.5, TP.Vĩnh Long, sinh sống bằng nghề mua bán hàng online.Trong quá trình mua bán, H. bị những người này phát hiện nên đến sáng ngày 24.1, nhóm này đặt hàng và yêu cầu H. giao tại khu vực cồn Chim. Khi H. đến địa điểm trên thì bị nhóm nghi phạm khống chế H., đưa lên xe ô tô và chạy về hướng TP.HCM nhằm yêu cầu người nhà cô phải chuyển 150 triệu đồng tiền chuộc mới thả người.Ngoài ra, lực lượng công an còn tạm giữ 1 khẩu súng có ổ xoay bằng kim loại màu đen, 1 viên pháo tự chế, 1 túi ni lông chứa tinh thể màu trắng nghi là ma túy và nhiều vật dụng khác.Hiện, vụ cô gái bán hàng online bị bắt cóc ở cồn Chim trên đang được Cơ quan CSĐT Công an TP.Vĩnh Long tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.