Khóa huấn luyện 'địa ngục' của biệt kích Đài Loan
"Từ nay trở đi, thể thao nữ sẽ chỉ dành cho nữ giới. Với sắc lệnh hành pháp này, cuộc chiến chống lại thể thao nữ đã kết thúc", AFP dẫn lời Tổng thống Trump phát biểu tại buổi lễ ký kết tại Nhà Trắng, với sự tham dự của hàng chục trẻ em và vận động viên nữ.Sắc lệnh trên có tên "Không có đàn ông trong thể thao dành cho phụ nữ", sẽ điều chỉnh cách chính quyền liên bang áp dụng Đạo luật IX - một đạo luật về quyền công dân nhằm ngăn chặn phân biệt giới tính trong hệ thống giáo dục nhận tài trợ liên bang, bao gồm các hoạt động thể thao, theo AP.Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết họ sẽ yêu cầu "hành động thực thi ngay lập tức", sẵn sàng trừng phạt các trường học và hiệp hội thể thao không chấp nhận tổ chức các môn thi riêng biệt theo giới tính, cũng như bố trí phòng thay đồ riêng biệt theo giới tính."Chúng tôi sẽ bảo vệ truyền thống đáng tự hào của các vận động viên nữ. Chúng tôi không cho phép đàn ông tham gia các môn thể thao của phụ nữ để áp đảo, làm bị thương và lừa dối phụ nữ cũng như bé gái", ông Trump nhấn mạnh.Ông Trump cho biết sẽ hối thúc IOC thay đổi quy định về vận động viên chuyển giới trước Thế vận hội Los Angeles 2028. Ông cũng đã chỉ thị Ngoại trưởng Marco Rubio "làm rõ" với IOC rằng "chúng tôi muốn họ thay đổi mọi thứ liên quan đến Thế vận hội cũng như chủ đề hoàn toàn vô lý này".Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá rằng việc thay đổi cách diễn giải Đạo luật IX có thể dẫn đến các tranh cãi pháp lý kéo dài. Theo AP, một số tổ chức và cá nhân đã tuyên bố sẵn sàng khởi kiện chính quyền ông Trump để bảo vệ quyền lợi của các vận động viên chuyển giới, đồng thời đặt câu hỏi về tính hợp pháp của sắc lệnh này.Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tranh luận về việc vận động viên chuyển giới nữ tham gia thể thao nữ đã diễn ra trong nhiều năm qua. Chính sách mới này cũng là một phần trong loạt thay đổi lớn của chính quyền Tổng thống Trump liên quan các biện pháp bảo vệ quyền của người chuyển giới.Trước đó, trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1, ông Trump tuyên bố chính sách của chính phủ Mỹ sẽ chỉ công nhận hai giới tính, nam và nữ, chấm dứt tùy chọn giới tính thứ ba. Vài ngày sau, ông Trump ký sắc lệnh xóa bỏ "hệ tư tưởng chuyển giới" trong quân đội và cấm người chuyển giới tham gia quân đội. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng ban hành lệnh hạn chế các thủ tục chuyển đổi giới tính đối với người dưới 19 tuổi.Quy Nhơn sẽ có phố đi bộ ven biển
Khác với mọi năm, lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty năm nay diễn ra trong bối cảnh bờ sông được UBND TP.Phan Thiết chỉnh trang lại bờ kè. Hai bờ sông Cà Ty trở nên rộng rãi, như 2 khán đài, trải dài từ cầu Dục Thanh xuống tới cầu Trần Hưng Đạo, thu hút hàng nghìn khán giả là người dân và du khách khắp nơi đến thưởng lãm và cổ vũ cho các tay chèo.Sở "chỉ huy" không đóng trên cầu Lê Hồng Phong như mọi năm, mà chuyển xuống bờ sông thuộc P.Lạc Đạo, nơi có cả 2 phường Đức Thắng và Đức Nghĩa (cũ) sáp nhập kể từ ngày đầu năm 2025.Dù năm nay các phường Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo đã bị sáp nhập, nhưng lễ hội đua thuyền vẫn giữ nguyên 9 đội tham gia, mỗi đội 25 tay chèo đến từ các làng chài ở phố biển Phan Thiết. Với 3 cự ly đua là 300 m, 500 m và 1.200 m; điểm xuất phát từ chân cầu Dục Thanh, điểm kết cuối quay đầu là cầu Trần Hưng Đạo.Cái khó năm nay mà các tay chèo gặp phải là khi xuống dòng Cà Ty gặp gió ngược rất mạnh, trong khi thủy triều bắt đầu rút. Do vậy, có những thuyền đua tưởng chừng sắp cán đích thì bị thuyền bạn soán ngôi, một phần do gió ngược quá mạnh.Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Nguyễn Nam Long, trưởng ban tổ chức giải đua thuyền, cho biết không ngờ lượng khán giả năm nay lại đông như vậy. Một phần do hai bờ kè sông được chỉnh trang sạch đẹp, rộng rãi, làm tăng thêm diện tích cho người dân đến xem, cổ vũ cổ vũ các đội đua.Không chỉ có thuyền đua, giải năm nay còn thu hút gần 30 thuyền thúng tham gia lắc thúng.
Dr.Thanh đón khách từ mờ sáng mùng 1
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Jeep Grand Cherokee - xe gia đình Mỹ có 'hợp gu' người Việt?
CLB Đà Nẵng đánh rơi chiến thắng trước Thể Công Viettel (vòng 13 V-League 2024 - 2025) đúng ở những giây cuối cùng, khi hàng thủ chủ nhà để Nhâm Mạnh Dũng dứt điểm cận thành ghi bàn gỡ hòa tỷ số 1-1 ở phút 90+7.Không chỉ bỏ lỡ cơ hội thắng trận thứ hai liên tiếp để thu hẹp cách biệt với nhóm trên, CLB Đà Nẵng còn thiệt hại quân số. HLV Lê Đức Tuấn bị trọng tài chính Nguyễn Viết Duẩn rút thẻ đỏ truất quyền chỉ đạo, do nhà cầm quân của đội Đà Nẵng có phản ứng thái quá với trọng tài thứ tư Lê Đức Thuận. Án phạt này đồng nghĩa HLV Lê Đức Tuấn sẽ bị treo quyền chỉ đạo trong 2 trận đấu, tính từ vòng 14. Ngày 15.2, CLB Đà Nẵng đã gửi văn bản lên Ban kỷ luật và Ban trọng tài VFF, đề nghị xem xét lại án phạt cho HLV Lê Đức Tuấn. Đội bóng sông Hàn muốn Ban kỷ luật VFF chuyển từ thẻ đỏ sang thẻ vàng, để nhà cầm quân trẻ của CLB Đà Nẵng vẫn có thể chỉ đạo trực tiếp ở trận đấu tiếp theo.Văn bản có ghi: "Phút thứ 80 của trận đấu, trong một tình huống tranh chấp bóng, tiền vệ Emerson (CLB Đà Nẵng) bị cầu thủ bên đội Thể Công Viettel tác động ngã xuống sân nhưng trọng tài chính không thổi phạt. Dẫn đến việc Emerson phản ứng và bị phạt thẻ vàng. HLV Lê Đức Tuấn đã phản ứng với trọng tài thứ tư Lê Đức Thuận để bảo vệ cầu thủ của đội nhà. Tuy nhiên việc phản ứng đó chỉ là cảm xúc nhất thời trong một trận đấu quá căng thẳng, chứ không có lời lẽ nào xúc phạm đến trọng tài. Mặc dù vậy, trọng tài thứ tư đã trao đổi với trọng tài chính Nguyễn Viết Duẩn rút thẻ đỏ trực tiếp và truất quyền chỉ đạo của HLV Lê Đức Tuấn, dù trước đó tổ trọng tài chưa hề nhắc nhở, cảnh cáo hoặc thẻ vàng đối với HLV Lê Đức Tuấn. Sau khi kết thúc trận đấu, HLV Lê Đức Tuấn cũng đã có thái độ chuyên nghiệp và đến bắt tay, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ trọng tài cũng như ban tổ chức giải".CLB Đà Nẵng nêu quan điểm: "Kính đề nghị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Ban trọng tài và Ban kỷ luật VFF xem xét lại tình huống nói trên và kính mong quý cơ quan giảm nhẹ hình thức kỷ luật từ thẻ đỏ thành thẻ vàng đối với HLV Lê Đức Tuấn, để đảm bảo tính nghiêm minh của giải đấu và quyền lợi của CLB, đặc biệt là đối với CLB Đà Nẵng đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về mọi mặt như hiện nay". CLB Đà Nẵng đang xếp cuối V-League với 8 điểm sau 13 trận. Dù vậy từ khi ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng, phong độ đội bóng sông Hàn đã được cải thiện. CLB Đà Nẵng đã thắng Bình Định (2-1) và hòa Thể Công Viettel (1-1) để thu hẹp cách biệt với vị trí đá play-off của Hải Phòng xuống còn 3 điểm. Vòng 14 diễn ra lúc 18 giờ ngày 23.2, CLB Đà Nẵng tiếp tục chơi trên sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB TP.HCM. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn