Chiến dịch thanh niên tình nguyện 2022: Quan tâm đặc biệt tới trẻ em, người có công
Nhiều năm qua, dưa hấu là một trong những cây rau màu chủ lực giúp nông dân vùng ven biển thuộc ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có thu nhập khá, thoát nghèo.Bà Nguyễn Thị Hiếu (55 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó) cho biết, trồng dưa trên đất giồng cát ven biển cực công chăm sóc và tốn chi phí nhiều hơn so với các vùng đất khác. Nhưng bù lại dưa hấu Mỏ Ó luôn được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng vượt trội, giá bán cao và luôn duy trì ở mức 6.500 - 9.000 đồng/kg.Mỗi năm, bà Hiếu trồng 2 - 3 vụ dưa hấu xen kẽ 1 vụ đậu phộng. Bà bảo, dưa trồng trên đất cát sát biển, dễ bị ảnh hưởng của sương muối và gió mạnh. Thế nhưng, nhờ kinh nghiệm và được đầu tư bài bản nên dưa vẫn bén rễ tươi tốt, năng suất cao và chất lượng. Vụ dưa này, bà ước tính thu hoạch khoảng 8 -10 tấn. Với giá bán hiện tại 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà thu lãi khoảng 30 triệu đồng.Hiện đang vào mùa khô, để chủ động nguồn nước ngọt, nhiều hộ dân kéo đường ống dẫn nước sạch sinh hoạt từ nhà ra ruộng để tưới dưa. Một số khác đào ao bạt trữ nước kết hợp với phương pháp tưới nhỏ giọt, giúp dưa phát triển xanh tốt ngay trong mùa hạn mặn.Chị Nguyễn Thị Ly (39 tuổi) có gần 20 năm trồng dưa hấu cho biết, do trồng trên đất giồng cát, tỷ lệ cát nhiều hơn đất nên để cây không bị ngập úng vào mùa mưa, bà con phải mua thêm cát đắp nền cho luống dưa. Ngoài ra, còn áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như phủ bạt trên luống trồng dưa và trải lưới dưới nền đất để trái dưa không chạm đất, đảm bảo vệ sinh và chất lượng.Lý giải vì sao dưa hấu trồng ở vùng đất này có chất lượng vượt trội, chị Ly nói, do chủ yếu tưới bằng nước sạch và bón phân làm từ phụ phẩm cá, tôm. Trung bình mỗi trái có trọng lượng 4 - 6 kg, số ít khoảng 2 kg/trái.Theo ông Phạm Quốc Thái (58 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó), yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng đặc biệt của dưa hấu Mỏ Ó chính là đặc tính riêng biệt của đất vùng này. Cùng một giống dưa, nhưng khi trồng tại vùng đất giồng cát Mỏ Ó thì dưa cho năng suất rất cao, trái to, chất lượng ngon, ngọt, mẫu mã đẹp, có màu xanh bóng, ruột màu đỏ son. Đặc biệt có thể để được lâu ngày mà không sợ bị hư.Nhờ những ưu điểm vượt trội mà dưa luôn hút hàng, nhiều nơi ưa chuộng. Dưa thu hoạch tới đâu thương lái mua đến đó. Hiện nay, thương lái các tỉnh, thành miền Tây đều đến đây mua.Những năm gần đây, người dân Mỏ Ó còn chuyển sang sản xuất theo hướng chất lượng an toàn sinh học, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng dưa và giảm chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra, với giá mua cao hơn dưa cùng loại không trồng hữu cơ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhờ đó, nông dân yên tâm canh tác, không lo thị trường bấp bênh.'Thót tim' ô tô con đi lùi trên cao tốc, suýt gây tai nạn: Cần phạt nặng!
Ngày 4.1.2025, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt phá đường dây lừa đảo bằng hình thức đầu tư tiền ảo đa cấp, bắt giữ Trần Minh Quang (41 tuổi, nghi phạm cầm đầu), Nguyễn Trung Nam (42 tuổi), Lương Hoài Nam (39 tuổi, đều ở Đồng Nai) và Nguyễn Xuân Toàn (32 tuổi, ở Bình Thuận).Theo điều tra ban đầu, Trần Minh Quang, Nguyễn Trung Nam, Lương Hoài Nam và Nguyễn Xuân Toàn đã lập website tiền ảo, đặt tên đồng tiền ảo là "BINCOIN".Trên website này, Quang cùng đồng bọn viết bài giới thiệu và cắm mốc vị trí công ty trên Google Maps tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) nhằm lừa người chơi đây là dự án tiền ảo của tổ chức đầu tư nước ngoài.Sau đó, nhóm người trên tuyển chọn cộng tác viên kêu gọi người chơi nạp tiền tham gia đầu tư tiền ảo. Ngoài ra, các nghi phạm còn tổ chức nhiều buổi hội thảo trực tiếp đặt tên là: "Đón đầu xu hướng khai thác mới ứng dụng công nghệ AI"; "Offline chia sẻ cơ hội"… để dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc, trong đó có Đồng Nai.Bước đầu, cơ quan công an xác định đường dây này đã chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng của hơn 200 nạn nhân. Vụ án đang được điều tra mở rộng, đề nghị ai là bị hại trong các vụ lừa đảo trên đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai để trình báo.
Người thương binh nhân hậu
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Đất nước mở rộng cửa đón khách
Bộ Tư pháp mới đây công bố báo cáo nghiên cứu của nhóm chuyên gia độc lập do bộ này tuyển chọn, về kinh nghiệm pháp luật quốc tế trong xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng.Kết quả nghiên cứu cho thấy việc điều tra tội rửa tiền thời gian qua được đẩy mạnh. Các vụ án tăng lên cả về số lượng và chất lượng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp.Nhóm nghiên cứu dẫn chứng vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) là điển hình, nổi cộm về hành vi rửa tiền. Bà Trương Mỹ Lan - chủ tịch tập đoàn này - cùng đồng phạm đã rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, do đó bị kết án từ 2 - 12 năm tù.Theo nhóm nghiên cứu, quy định pháp luật của Việt Nam về cơ bản phù hợp và tương thích với chuẩn mực quốc tế trong phòng, chống tham nhũng và rửa tiền. Tuy vậy, một số vấn đề vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để mang lại hiệu quả cao hơn.Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 2 tội danh liên quan đến hành vi rửa tiền, gồm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 323) và tội rửa tiền (điều 324).Nhóm nghiên cứu cho rằng, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có về bản chất là một trong những quy trình nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản do phạm tội mà có. Đây có thể coi là một dạng thức của hành vi rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế.Do đó, việc quy định hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một tội danh độc lập với tội rửa tiền sẽ dẫn tới cách hiểu hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được từ việc phạm tội không phải là hành vi rửa tiền.Nhóm nghiên cứu kiến nghị hợp nhất 2 tội danh nêu trên thành một tội danh về rửa tiền để đảm bảo phản ánh đúng bản chất, tính chất của hành vi phạm tội cũng như sự thống nhất về chế tài xử lý.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, ngày càng có nhiều người tham gia vào các hoạt động mua bán tiền, tài sản mã hóa (hay còn gọi là tiền ảo, tài sản ảo), nhưng đến nay Việt Nam chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, xử lý đối với lĩnh vực này.Những thiếu hụt pháp lý có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo", tài sản ảo, bao gồm công tác phòng, chống lạm dụng tiền ảo, tài sản ảo để rửa tiền.Trước sự phức tạp của các hoạt động liên quan tiền ảo, tài sản ảo, lực lượng chức năng Việt Nam đã và đang vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để thực hiện công tác phòng ngừa lạm dụng tiền, tài sản mã hóa thực hiện hoạt động rửa tiền.Dù vậy, để có cơ sở pháp lý chặt chẽ, nhóm nghiên cứu nhận định việc xây dựng một hành lang pháp lý về quản lý, kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền, tài sản mã hóa ở thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng và cấp thiết.Đồng tình với kiến nghị trên, luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích rằng, tiền ảo không được công nhận là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc đầu tư mua bán tiền ảo thì chưa có quy định nào điều chỉnh hoặc ngăn cấm. Điều này dẫn tới nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi rửa tiền bằng cách giao dịch tiền ảo.Để khắc phục bất cập, luật sư Thúy đề xuất hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý các giao dịch tiền ảo tại Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát đối với các giao dịch liên quan tới tiền ảo xuyên biên giới.Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cho hay, các văn kiện quốc tế đều yêu cầu các quốc gia thành viên quy định trách nhiệm pháp lý đối với mọi pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Tại Việt Nam, bộ luật Hình sự đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhưng chỉ đối với pháp nhân thương mại và khi pháp nhân đó thực hiện một trong 33 tội danh.Để tăng cường hiệu quả trong đấu tranh với tội phạm rửa tiền cũng như tương thích với luật pháp quốc tế, nhóm nghiên cứu kiến nghị nghiên cứu khả năng quy định trách nhiệm hình sự của mọi pháp nhân (cả thương mại và phi thương mại), đồng thời mở rộng phạm vi các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng, điều 324 bộ luật Hình sự (quy định về tội rửa tiền) còn có hạn chế, bởi lẽ chủ thể của tội danh này hướng tới là các cá nhân và pháp nhân thương mại, mà bỏ qua pháp nhân phi thương mại.Điều 76 bộ luật Dân sự quy định pháp nhân phi thương mại là tổ chức không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.Pháp nhân phi thương mại gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác...