Lấy lại vóc dáng sau sinh - bí quyết vàng của CEO nữ 3 con
“Tâm lý chung của các bạn bây giờ là rất háo hức chờ đợi ngày khai mạc giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam 2023. Tôi gia nhập đội bóng của trường ĐH năm 2019, qua 2 năm dịch bệnh, chưa được tham gia nhiều giải nên rất mong có sân chơi chuyên nghiệp như Báo Thanh Niên tổ chức. Trong tết, về nhà mọi người chú ý tự tập thể dục thể thao, chạy bộ, đi bộ để nâng cao thể lực”, Nhật Trường chia sẻ.'Flex đến hơi thở cuối cùng' tạm ngưng hoạt động, nhiều người tiếc nuối, hụt hẫng
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
CLB Danang Dragons vẫn chưa nếm mùi chiến thắng ở VBA 2023
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.
Lịch thi đấu và trực tiếp U.23 Indonesia gặp Iraq hôm nay: Quyết chiến tranh vé dự Olympic
Khoảng chục ngày nay, phố đồ trang trí tết trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5, TP.HCM) rực rỡ sắc màu, tấp nập người qua lại. Đây là điểm sắm đồ trang trí tết lý tưởng không chỉ thu hút người dân TP mà người dân các tỉnh lân cận cũng tìm đến mỗi dịp cuối năm.Dọc đoạn đường 300 m, các cửa hàng nằm sát nhau nổi bật lên giữa màn đêm bởi sắc đỏ, vàng rực rỡ của đủ loại đồ trang trí tết. Dãy phố có đủ mặt hàng, đủ mức giá khác nhau, giá dao động từ vài ngàn đến vài trăm ngàn hay tiền triệu cũng có, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. "Lạc trôi" cùng em gái tìm mua đồ về trang trí tết, chị Thuận (Việt kiều Đức) mê mẩn ngắm nhìn từng món một, cầm trên tay chiếc liễn treo tết, chị lại cầm xem chiếc quạt, hình thần tài... vừa trầm trồ như bị "thôi miên", thỉnh thoảng người em gái phải kéo tay chị đi lựa tiếp.Ánh mắt rưng rưng, chị xúc động nói: "Thực sự rất ngạc nhiên, tại vì nó rất là đẹp. Nó rất là đẹp, rất là truyền thống. Chị không phải ở Việt Nam, chị ở Đức về nên nhìn cảnh này không biết diễn tả thế nào luôn. Ở đây tấp nập, không khí kiểu tết nhộn nhịp thật sự chỉ có thấy đẹp thôi. Xúc động, nhiều cảm xúc lắm".Vừa chia sẻ xong, nữ Việt kiều lại nhìn từng món đồ, nhìn cả dãy phố rực ánh đèn như để lưu tất cả những hình ảnh này vào tâm trí.Ngập chìm trong những món đồ trang trí nhỏ xinh, chị Nguyễn Thị Mỹ Loan (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - "khách ruột" của con đường này cho hay, chị thường đến đây mua đồ trang trí vào các dịp trong năm. Với các cửa hàng liền kề, đa dạng mẫu mã, giá cả, chị Loan có thể thoải mái chọn món mình ưng ý nhất mà không tốn nhiều thời gian di chuyển."Tôi thấy mẫu mã năm nay hiện đại hơn, cập nhật đúng xu hướng nhưng giá cũng cao hơn nhiều so với mọi năm", vị khách trẻ nhận xét.Theo ghi nhận, năm nay, những vật dụng trang trí tết xưa bằng chất liệu gỗ, tre… cũng được bày bán khiến không khí tết ngập tràn cả khu phố.Dọc các cửa hàng, pháo, hoa đào, hoa mai bằng nhựa, câu đối tết, quạt, câu đối, hình thần tài, bao lì xì… được bày bán với đủ kích thước. Các chủ cửa hàng cho hay, hình thần tài lắc đầu được nhiều khách ưa chuộng.Chị Lê Thị Bèo (48 tuổi, quê An Giang) lên bán hàng phụ em trai từ đầu tháng chạp cho hay, hầu như cửa hàng nào cũng tương đối đầy đủ các mặt hàng: thần tài, liễn, quạt, câu đối... mặt hàng nào cũng có khách hỏi mua. Tùy kích thước... mỗi loại có những mức giá khác nhau. Theo chị Bèo, khách đến đây tìm mua đồ trang trí tết chủ yếu từ 8 - 10 giờ sáng và chiều từ 16 giờ đổ về tối muộn. "Khách năm nay không tấp nập bằng những năm trước, có thể vì kinh khó khăn hơn. Tôi dự kiến bán tới 26 tháng chạp rồi về quê dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón tết. Còn cửa hàng em trai vẫn mở tới giao thừa", chị chia sẻ.Theo khảo sát, nhiều chủ cửa hàng cho hay mặt hàng năm nay đa dạng hơn về mẫu mã, giá cả không chênh lệch nhiều. Anh Dũng, chủ cửa hàng mở gần 20 năm trên đường này cho biết, theo xu hướng mua sắm, năm nay một lượng khách chuyển qua mua online nên khách đến trực tiếp vắng hơn. Nổi tiếng là nơi bán đồ trang trí theo mùa, cửa hàng của anh Dũng phần lớn là khách sỉ. "Khách lẻ khoảng từ 20 tháng chạp đổ đi mới tới mua nhiều", anh nói.