Nga - Ukraine: Một năm chiến sự thay đổi thế giới
Theo đó, diện tích rừng (gồm diện tích rừng chưa đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ) đạt hơn 14,86 triệu ha; trong đó, rừng tự nhiên hơn 10,1 triệu ha, rừng trồng hơn 4,7 triệu ha.
Nắng nóng 42,2 độ C ngày thứ 2 liên tiếp
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.
Chiếc đồng hồ độc đáo đính kim cương nhiều nhất thế giới
Đội tuyển Việt Nam đã trải qua hơn 90 phút trên sân Rajamangala với rất nhiều áp lực, đặc biệt đến từ hàng chục ngàn CĐV của đội chủ nhà. Tuy nhiên, bằng lợi thế đã tạo ra ở trận chung kết lượt đi, bằng chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik và bằng bản lĩnh của các cầu thủ và niềm tin của người hâm mộ ở quê nhà, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc qua 2 lượt trận với tổng tỷ số 5-3 qua đó lần thứ 3 nâng cao chiếc cúp vô địch AFF Cup.Xuân Son chấn thương nghiêm trọng, Việt Nam dẫn trước rồi lại bị dẫn ngược 2-1 nhưng cuối cùng bằng bản lĩnh và tinh thần không bỏ cuộc, các chiến binh sao vàng vẫn đưa thành công cúp vô địch thứ ba về cho đất nước. Hành trình ở AFF Cup năm nay của đội tuyển Việt Nam là sự kết hợp giữa những gương mặt cũ đã từng lên ngôi ở giải đấ này năm 2018 cùng những gương mặt trẻ mới toanh, trong đó đặc biệt là Nguyễn Xuân Son - tiền đạo nhập tịch khiến cả Đông Nam Á phát "sốt". Dù chỉ tham gia từ giai đoạn sau của giải, Xuân Son ghi bàn tằng tằng và xuất sắc giật luôn danh hiệu "Vua phá lưới" của giải. Như cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn đã nhận định với Báo Thanh Niên, Xuân Son không chỉ có khả năng ghi bàn mà còn có khả năng thu hút "vệ tinh", tạo động lực để đồng đội cùng thi đấu hết sức mình. Hành trình này khép lại với Xuân Son không thực sự hoàn hảo khi anh dính chấn thương nặng, đó có lẽ là điều đáng tiếc nhất.Xuân Son tỏa sáng rực rỡ nhưng cũng không thể không nhắc đến những cá nhân khác, từ thủ thành Nguyễn Filip, Đình Triệu đến hàng phòng ngự như Duy Mạnh, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Tiến Dũng, Thành Chung, Thanh Bình, Tiến Anh, Tấn Tài, Văn Vĩ đến hàng tiền vệ như Hoàng Đức, Văn Khang, Hai Long, Quang Hải, Thành Long, Ngọc Tân, Ngọc Quang, Văn Toàn, hay hàng công như Vĩ Hào, Tuấn Hải, Tiến Linh, Thanh Bình,... đặc biệt là HLV Kim Sang-sik cùng các thành viên ban huấn luyện đã cùng tạo ra một đội tuyển gắn kết, ăn ý và giàu sức chiến đấu. Cũng không thể không nhắc đến hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã luôn dõi theo, cổ vũ và đặt niềm tin tuyệt đối vào đội tuyển. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Nhiều du khách đã bày tỏ rất bất ngờ và ấm áp ngày mùng 1 tết khi được chào đón thịnh tình tại sân bay Đà Nẵng, mang lại sự ấm áp “như trở về nhà”.Du khách rất hào hứng khi được thưởng thức chương trình biểu diễn múa lân đặc sắc và nhận những món quà đặc sản mang đậm hương vị Đà Nẵng như nón lá, mứt gừng, bánh dừa nướng, khô mè,…Đặc biệt, du khách được tham gia chương trình hái lộc đầu xuân trên cành hoa đào, để nhận được những voucher tham quan, giải trí tại các điểm đến nổi tiếng của thành phố trong suốt thời gian lưu lại Đà Nẵng.Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.Trong đó số chuyến bay quốc tế dự kiến 65 chuyến, ước đạt khoảng 10.000 lượt khách của các hãng Vietnam Airlines (đường bay Narita, Nhật Bản - Đà Nẵng); Vietjet Air (đường bay Incheon, Hàn Quốc); Air Asia (đường bay Bangkok, Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia); China Airlines (đường bay Đài Bắc, Đài Loan); Hongkong Express (đường bay Hong Kong),... đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng tham quan du lịch.Theo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính từ ngày 25.1 – 2.2, tức ngày 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), ước đạt 1.275 chuyến bay đến Đà Nẵng (tăng 58% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trong đó, có 577 chuyến bay quốc tế (tăng 45% so với kỳ nghỉ năm 2024); 698 chuyến bay nội địa (tăng 71% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trung bình đón khoảng 141 chuyến bay/ngày (trong đó có 64 chuyến bay quốc tế và 77 chuyến quốc nội), gồm 8 chặng bay quốc nội, 20 chặng bay quốc tế từ Hàn Quốc, Hong Kong, Macau, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Philippines, Cambodia, Ấn Độ.
Nhiều quận tại TP.HCM bị cúp điện do quá tải cục bộ
Luật sư Đoàn Nguyễn, Công ty Luật TNHH Hệ thống dịch vụ pháp lý luật sư X (TP.Hà Nội), cho biết được phục vụ trong môi trường quân đội để cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi người.

Phải làm việc quần quật suốt ngày nên phụ nữ không có thời gian để giải trí?
Vòi rồng, mưa đá xuất hiện ở Đà Lạt gây xôn xao mạng xã hội
Chuyến bay MH370 chở 239 hành khách đã mất tích sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) để đến Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 8.3.2014. Vụ việc này đã trở thành một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại, theo The Mirror.Trong suốt nhiều năm qua, hàng loạt chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia được triển khai tiêu tốn hàng trăm triệu USD, nhưng đều không mang lại kết quả rõ ràng.Tuy nhiên, mới đây, nhà khoa học Vincent Lyne - từng làm việc tại Đại học Tasmania (Úc), tuyên bố đã phát hiện ra thứ mà ông cho là xác máy bay mất tích thông qua một điểm ảnh màu vàng, được mô tả là "dị thường" trong mô hình địa hình toàn cầu của đại dươngDữ liệu đo độ sâu của GEBCO - bản đồ kỹ thuật số của đáy đại dương do ông Lyne quan sát đã xác định chính xác đốm màu vàng ở vĩ độ: 33,02°N, kinh độ: 100,27°Đ, nằm thẳng hàng với trên kinh tuyến của phía tây nam sân bay Penang (Malaysia). Tiến sĩ Lyne gọi sự thẳng hàng này là hố sâu kinh độ Penang, là một miệng núi lửa sâu gần 6.000 m ở đầu phía đông của Broken Ridge - một khu vực gồ ghề và nguy hiểm ở Ấn Độ Dương."Ẩn sâu trong đại dương bao la, nơi Broken Ridge tiếp giáp vùng nứt gãy Diamantina, một điểm ảnh sáng duy nhất đã xuất hiện - xác định vị trí xác tàu với độ chính xác chưa từng có", ông Lyne giải thích. "Ở độ sâu 5.750 m, nó nổi bật như một điểm dị thường, chỉ ra vị trí có thể là nơi rơi của MH370. Tuy nhiên, sự không nhất quán trong dữ liệu sonar và máy đo độ cao vệ tinh đã gây ra một số không chắc chắn về vị trí, mặc dù điểm dị thường trên không thể nhầm lẫn", theo ông Lyne.Trước đây, ông Lyne từng đưa ra giả thuyết rằng sự mất tích của MH370 không phải là một tai nạn, mà là do cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, đến từ Penang, cố tình lao máy bay xuống Broken Ridge.Ông Lyne nhận định hố sâu này là "không phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của đáy biển", đồng thời cho rằng điều này ủng hộ lý thuyết của ông rằng sự mất tích của máy bay đã được "lên kế hoạch tỉ mỉ". Hồi tháng 2, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke xác nhận công ty rô bốt hàng hải Anh Ocean Infinity sẽ tham gia cuộc tìm kiếm mới đối với chuyến bay MH370 mất tích.
Cựu chuyên gia tuyển sinh Harvard bày cách làm hồ sơ chinh phục ĐH top đầu Mỹ
Hãng AFP ngày 27.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng khó có khả năng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm.Bà Mao nói: "Kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra đã được nhóm chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dựa, trên các chuyến thăm thực tế đến các phòng thí nghiệm có liên quan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)".Phát ngôn viên này khẳng định kết luận này "đã được cộng đồng quốc tế và cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi".Tuần trước, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa ra bản đánh giá mới, trong đó các chuyên gia phân tích thiên về giả thuyết virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.Trong các năm qua, CIA cho biết chưa có đủ thông tin để kết luận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên từ một chợ nông sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), hay tình cờ bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở đó.Sự thay đổi mới nhất dựa trên "cơ quan báo cáo có sẵn", dù lý thuyết nào trong số đó cũng có thể xảy ra, một phát ngôn viên của CIA cho biết.Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu để hiểu về nguồn gốc bệnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó khẳng định nước này đã chia sẻ thông tin về Covid-19 mà "không hề giữ lại điều gì".Trong phát biểu ngày 27.1, phát ngôn viên này kêu gọi Mỹ "dừng chính trị hóa và lợi dụng vấn đề truy xuất nguồn gốc", đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng bôi nhọ và đổ lỗi cho các quốc gia khác, (và) nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt".Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết các dịch bệnh Covid-19, cúm A và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều tăng kể từ tháng 11.2023.Trong tuần lễ từ 12-18.1, có khoảng 1/4 các ca xét nghiệm cúm A, 8,8% các ca xét nghiệm RSV và 6,2% các ca xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính. Về norovirus, trong tuần lễ kết thúc ngày 4.1, gần 28% các xét nghiệm này có kết quả dương tính. Norovirus là virus đường ruột rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.
ab77
Chiều 5.3, ông Lê Phan Duy, Phó giám đốc Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết đơn vị đã có công văn thông báo phương án tổ chức phân luồng giao thông trong thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới trên QL1, đoạn qua tỉnh Quảng Nam (đợt 2).Theo ông Duy, cầu Câu Lâu mới đã được Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt dự án sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông.Căn cứ văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam về phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường ven biển ĐT.603B và ĐT.619 tỉnh; các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.Khu quản lý Đường bộ 3 thông báo phương án phân luồng giao thông khi sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 2) thời gian cấm xe ô tô lưu thông qua cầu, phân luồng đảm bảo giao thông bắt đầu từ 8 giờ ngày 15.3 dự kiến đến 16 giờ ngày 30.3.Các phương tiện được phép lưu thông qua cầu trong thời gian phân luồng để sửa chữa cầu gồm:- Xe cứu thương (lưu thông qua cầu với vận tốc tối đa 20 km/giờ).- Xe buýt tuyến TP.Đà Nẵng - TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) có tải trọng dưới 5 tấn (chỉ được lưu thông qua cầu từ 6 giờ - 19 giờ hằng ngày, vận tốc tối đa 10 km/giờ và xe qua từng chiếc một).Phương án phân luồng giao thông với ô tô trên QL1 khu vực cầu Câu Lâu mới: Hướng từ Bắc vào Nam: Xe có tải trọng trên 24 tấn và xe sơ mi rơ moóc, xe kéo rơ moóc. Các phương tiện lưu thông trên tuyến hầm Hải Vân - Túy Loan sẽ di chuyển thẳng vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam hoặc có thể lựa chọn xuống tại các nút giao cao tốc Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Các phương tiện lưu thông trên tuyến QL14B khi đến nút giao Túy Loan, rẽ vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam hoặc có thể lựa chọn xuống tại các nút giao Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Các phương tiện lưu thông trên tuyến QL1 đến nút giao QL1 với QL14B (ngã ba Hòa Cầm) rẽ trái di chuyển lên QL14B, sau đó tiếp tục rẽ trái di chuyển vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam, có thể lựa chọn xuống tại các nút giao cao tốc Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Hướng từ Nam ra Bắc:Từ QL.1 rẽ trái lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tại nút giao cao tốc Chu Lai, TP.Tam Kỳ, Hà Lam để đi ra bắc. Ngoài ra, các phương tiện có thể chọn từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi về lại QL1 tại nút giao QL14B.Đối với xe con, xe khách, xe tải có tải trọng trên 10 tấn khi lưu thông từ Bắc vào Nam:Các phương tiện khi đến nút giao ngã tư giữa QL1 và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Bến xe khách phía nam TP.Đà Nẵng) tại Km939+561, rẽ trái vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiếp tục đi thẳng đến nút giao với đường Trường Sa (đường ven biển), rẽ phải đi theo Trường Sa, đi thẳng đến đường Lạc Long Quân rồi rẽ phải vào đường Võ Chí Công qua cầu Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), tiếp tục di chuyển theo hướng đường Võ Chí Công, sau đó rẽ phải vào các đường theo biển chỉ dẫn (để vào QL14E, QL40B, nút ra cầu vượt Trường Hải, ĐT.620) để ra QL1 đi vào Nam.Các phương tiện khi đến nút giao giữa đường tránh TT.Vĩnh Điện với đường QL1 (cũ) tại Km947+00 QL.1, các phương tiện trên đi vào QL1 (cũ) khoảng 1,15 km, sau đó rẽ phải vào đường Phan Thúc Duyện, đi tiếp đến ngã ba giao với đường ĐT609, tiếp tục di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam.Ngoài ra, đối với xe tải có tải trọng 10 tấn, xe tải dưới 24 tấn thì các phương tiện khi đến nút giao giữa đường tránh TT.Vĩnh Điện với đường QL1 (cũ) tại Km947+00, các phương tiện trên đi vào QL1 (cũ) khoảng 1,15 km, sau đó rẽ phải vào đường Phan Thúc Duyện, đi tiếp đến ngã ba giao với đường ĐT609, tiếp tục di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam.Hướng từ Nam ra Bắc:Đối với các loại xe con, xe khách, xe tải có tải trọng trên 10 tấn, các phương tiện di chuyển đến nút giao giữa QL1 và QL40B (TP.Tam Kỳ), rẽ phải vào QL40B, đi thẳng theo hướng biển, rồi rẽ trái vào đường Võ Chí Công (đường ven biển), đi thẳng đường Võ Chí Công qua cầu Cửa Đại, tiếp tục di chuyển theo hướng đường Võ Chí Công sau đó rẽ trái vào đường Lạc Long Quân, đi thẳng Lạc Long Quân, Trường Sa (đường ven biển) đến nút giao với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rẽ trái vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi tiếp tục đi thẳng đến nút giao với QL1 rồi rẽ phải vào QL1 để đi ra phía bắc; hoặc đến nút giao QL1 và QL40B rẽ trái vào QL40B để lên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra bắc.Các phương tiện khi đến nút giao tại Km972+200 QL1 với QL14E (ngã ba Cây Cốc, TT.Hà Lam) rẽ trái lên QL14E di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Đối với xe tải có tải trọng 10 tấn và xe tải dưới 24 tấn thì các phương tiện khi di chuyển đến nút giao QL1 và QL40B (địa phận TP.Tam Kỳ) rẽ trái vào QL40B để di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Ngoài ra, khi các phương tiện khi đến nút giao tại Km972+200 QL1 với QL14E (ngã ba Cây Cốc) rẽ trái lên QL14E di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Riêng đối với phương án phân luồng từ xa thì các phương tiện khi lưu thông trên tuyến QL1 không có nhu cầu nhận, trả hàng và đón, trả khách trên địa bàn các huyện, thị xã: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình (Quảng Nam), khuyến cáo lưu thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường Hồ Chí Minh.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ trưa 23.12.2024, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam đặt rào chắn, biển cấm ô tô, xe khách, xe tải trên QL1 đoạn qua Quảng Nam để phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ cho việc sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1). Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe công vụ được phép qua lại cầu bình thường.Sau thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1) đã hoàn thành các hạng mục chính của công trình theo hồ sơ thiết kế, và đảm bảo thông xe an toàn thông suốt nên đã thông báo các loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu bình thường kể từ 8 giờ sáng 30.12.2024.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư