'Khu nhà giàu' Thảo Điền nổi lên thành điểm ăn chơi 'ngầu' nhất TP.HCM
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Imperial College London (Anh) đã phân tích đánh giá 116 thử nghiệm bao gồm gần 7.000 người lớn thừa cân hoặc béo phì, với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên.Kết quả cho thấy càng tập nhiều bài tập aerobic - làm tăng nhịp tim và nhịp thở như chạy bộ, bơi hoặc đạp xe - thì lượng mỡ cơ thể, cân nặng và vòng eo của người tập càng giảm.Cụ thể, tập các bài tập này 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần trong ít nhất 8 tuần giúp người thừa cân và béo phì giảm cân đáng kể, thậm chí có người giảm đến 19 kg, theo tờ Daily Mail.Họ cũng có vòng eo giảm 0,5 cm mỗi tuần, cũng như tỷ lệ mỡ cơ thể giảm 0,37% mỗi tuần.Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Ahmad Jayedi, nhà dịch tễ học tại Imperial College, cho biết: Để giảm cân hiệu quả, cần tập aerobic ít nhất 150 phút mỗi tuần ở cường độ vừa phải.Ông giải thích: Với người thừa cân hoặc béo phì, giảm 5% cân nặng trong vòng 3 tháng được coi là quan trọng về mặt lâm sàng.Những phát hiện này phù hợp với lời khuyên của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh NHS, khuyến nghị người lớn nên tập thể dục cường độ vừa phải khoảng 150 phút mỗi tuần để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.Tiến sĩ Jayedi cho biết, nếu không thể tập thể dục hằng ngày, chỉ dồn vào cuối tuần cũng mang lại hiệu quả.Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Obesity cho thấy chỉ tập vào 2 ngày cuối tuần, mỗi ngày 75 phút, thay vì tập mỗi ngày, cũng cho kết quả tương tự về mức giảm mỡ bụng, vòng eo và chỉ số khối cơ thể.Các chuyên gia cho rằng chế độ ăn uống chịu trách nhiệm cho 80% cân nặng, và chỉ 20% do lượng hoạt động thể chất quyết định.Trung bình, phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 2.000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng khỏe mạnh, trong khi nam giới là 2.500 calo.Tiến sĩ Jayedi cho biết chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại hạt và cá, hạn chế thịt đỏ, đồ uống có đường và thực phẩm siêu chế biến có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư, theo Daily Mail.Arsenal chính thức ra giá cho một trong những tay săn bàn nóng bỏng nhất châu Âu
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.
Thị trường tín chỉ carbon: 'Muốn có gạo thì phải làm ruộng'
TS Phan Ngọc Sơn là người cực kỳ tâm huyết với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, thường xuyên có mặt ở những giải quốc tế để cổ vũ cũng như học hỏi về quy hoạch cơ sở vật chất, cách thức tổ chức chuyên nghiệp để áp dụng cho bóng đá sinh viên Việt Nam.Đam mê đó của TS Phan Ngọc Sơn đã đi vào hành động thực chất khi Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (DNTU) có 3 lần đại diện sinh viên Việt Nam tham dự Giải bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF). Trong lần đầu góp mặt ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - cúp THACO năm 2024, đội bóng DNTU đã thực sự trở thành hiện tượng, chơi rất bản lĩnh và đoạt tấm HCĐ chung cuộc.TS Phan Ngọc Sơn chia sẻ với Báo Thanh Niên: "DNTU đã nuôi đội bóng này hơn 1 năm trời để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV cúp THACO với khẩu hiệu "Các nhà tri thức đá bóng": các em vừa đá bóng vừa hoàn thành nghĩa vụ của mình trên giảng đường. Đồng thời, DNTU cũng mạnh dạn tiên phong mở cơ chế thu hút nhân tài bóng đá.Có nhiều con đường để hướng tới vinh quang, để vươn ra thế giới chứ không chỉ có nghiên cứu khoa học. Khi đi ra ngoài, tôi mới thấy còn rất nhiều thứ chúng ta nên làm và có thể làm được. Thể thao là một trong những hướng đi đó, khi sinh viên Việt Nam đang thiệt thòi nhiều so với bạn bè quốc tế.Tôi nghĩ đi ra thế giới, chúng ta đừng tự ti mà phải tự tin. Kế đến, người lớn hãy tạo điều kiện để các bạn thanh niên, bạn sinh viên tìm kiếm thành công trên con đường của họ. Nếu chúng ta tạo điều kiện, thỏa mãn được các yêu cầu thì Việt Nam hoàn toàn có thể thành công.Một trăn trở lớn là câu chuyện thể lực, sức vóc. Sức lực của chúng ta đang yếu, sinh viên của chúng đang yếu, phần lớn người Việt Nam đang yếu về thể chất. Do vậy chúng ta phải đầu tư hơn nữa vào thể thao để cải thiện nó, không thể đổ thừa cho vấn đề hay tìm lý do mãi được.Tôi rất tâm đắc khi dự khán và theo dõi giải TNSV THACO cup 2025, với quy cách tổ chức gần như là chuyên nghiệp, đánh đúng nhu cầu rất lớn của cộng đồng sinh viên toàn quốc, trong 266 trường ĐH trên cả nước. Từ giải thứ nhất đến giải thứ 2 và bây giờ là mùa thứ 3 tôi thấy hoàn toàn khác hẳn. Tôi nghĩ đây là tín hiệu đúng để Báo Thanh Niên nâng tầm giải lên nữa với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO để cho các em cọ xát. Trong khả năng, nếu cần tôi sẽ làm mọi cách đưa những đội bóng tốt để tham gia cùng với mình, nâng tầm lên và tạo ra hiệu ứng lan tỏa".Ngày 30.1.2020, TS Phan Ngọc Sơn đã được bổ nhiệm vị trí Phó chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF) tại Hàn Quốc với hy vọng phát triển phong trào bóng đá cho sinh viên nhà trường và châu lục. Đặc biệt, năm nay DNTU đã thành công giành quyền đăng cai giải bóng đá các trường đại học châu Á bước sang tuổi thứ 10, trong cuộc đua với ứng viên hàng đầu Oman và Philippines. Ông chia sẻ: "Tôi nói với ông chủ tịch AUFF rằng năm 2025 là năm đặc biệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam, cũng là kỷ niệm 20 năm ngày thành lập DNTU. Lý do thứ 3, mọi người đã biết Việt Nam máu lửa về bóng đá, sinh viên chúng tôi đang muốn vươn lên tới đỉnh nên hãy nhường cho chúng tôi. Tôi cũng nói với đại diện Oman như thế và họ rất vui vẻ đồng ý để giải tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5 tới".Với kinh nghiệm 3 lần tham dự AUFF, TS Phan Ngọc Sơn khẳng định sinh viên Việt Nam sẽ không thua kém ai nếu được đầu tư đúng mức: "Cơ duyên tôi đến với AUFF, là những lần đi ra nước ngoài mới thấy thể lực của các bạn sinh viên quốc tế rất tốt, các trường đều có các đội tuyển bóng đá. Việt Nam có lợi thế duy nhất là số lượng sinh viên đông, rất máu lửa với bóng đá nhưng thể lực và cơ sở vật chất còn yếu.Một động lực rất lớn của tôi, chính là khi cho các em ra ngoài cọ xát, nhìn thấy ánh mắt của các em toát lên nét tự hào lúc chào cờ, tôi tự nhủ tốn bao nhiêu cũng phải làm. Đứng cùng với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Oman, Thái Lan… dù sinh viên Việt Nam có thể vẫn còn thua thiệt hơn về sức vóc, nhưng các em vào sân đều rất quyết tâm khi sánh vai tranh tài với các quốc gia anh em châu Á.Do vậy, tôi quyết định đầu tư căn cơ vào thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, tạo sân chơi cho các em để thấy rằng các em sinh viên Việt Nam không thua kém ai hết. Sinh viên Việt Nam đến từ một trường đại học ở Việt Nam thì chúng ta vẫn có quyền để ngang bằng với tất cả các bạn bè từ các trường đại học khác".DNTU: Đầu tư 6 ha làm tổ hợp thể thao hiện đại tại Long ThànhCũng theo TS Phan Ngọc Sơn, Trường DNTU đã quyết định sẽ đầu tư mạnh cho chiến lược xây dựng hệ sinh thái bóng đá và đào tạo chuyên sâu bóng đá. Ông bày tỏ: "Các em sinh viên được nhiều thứ: thỏa đam mê, cải thiện sức lực, vẫn hoàn thành đào tạo và tốt nghiệp đại học. Nếu em nào đam mê tiếp chúng tôi sẽ nâng cấp lên thành chuyên nghiệp. DNTU đang chuẩn hóa sân bãi, đã xây xong 1 sân cỏ nhân tạo 11 người để các bạn sinh viên tập luyện bóng đá như một môn thể thao ngoại khóa hàng ngày trong trường.Hiện tại, DNTU đang thỏa thuận với UBND tỉnh Đồng Nai thuê 20 ha đất ở Long Thành trong 50 năm. Trong đó, DNTU sẽ dành 6 ha để tạo thành quần thể thể thao, với tất cả các sân đạt chuẩn từ bóng đá, bơi lội, điền kinh, quần vợt, cầu lông… trong tổ hợp thể thao (complex) hoàn chỉnh, đồng bộ.Tôi tin rằng các trường nước ngoài làm được thì Việt Nam cũng làm được. Nếu DNTU đầu tư cơ sở vật chất tốt, các doanh nghiệp sẽ tài trợ nhiều vì họ rất cần các sản phẩm của DNTU, sẽ được làm nhiều thứ. Do vậy, chúng tôi xác định phải làm, nên làm và phải đạt chuẩn".
Không nằm ngoài dự đoán, Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành nhanh chóng dẫn đầu phòng vé dịp Tết Nguyên đán. Phim xô đổ nhiều kỷ lục trước đó của chính chồng Hari Won, trở thành tác phẩm điện ảnh Việt cán mốc 100 tỉ đồng nhanh nhất mọi thời đại. Đến hiện tại, dự án này thu về hơn 174 tỉ đồng, được kỳ vọng sẽ vượt ngưỡng 200 tỉ đồng trong ngày 2.2. Đi kèm với loạt thành tích “khủng”, Bộ tứ báo thủ cũng đối diện với những bình luận trái chiều từ người xem. Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến tranh cãi nổ ra xoay quanh tác phẩm do Trấn Thành làm đạo diễn: người khen ngợi vì tính giải trí cao, người lại cho rằng phim đơn giản, thiếu chiều sâu. Trước Bộ tứ báo thủ, Trấn Thành từng thành công với Bố già, Nhà bà Nữ và Mai. Song thay vì tiếp tục chạy theo đề tài gia đình hay câu chuyện tình yêu buồn từng giúp anh bất bại trên đường đua phim Tết, Trấn Thành lại chọn một hướng đi mới, với một tác phẩm mang màu sắc vui nhộn, đậm chất giải trí vì… không muốn lặp lại chính mình. Theo nhiều khán giả, đây là một “ngã rẽ” phù hợp khi Trấn Thành trở về với thế mạnh hài kịch, mang lại một tác phẩm nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười thay vì câu chuyện nặng nề như những dự án trước đây. Theo ghi nhận, nhiều khán giả thích thú trước “bàn tiệc” mà Trấn Thành mang đến. Nhiều người khen ngợi nam đạo diễn khi tạo ra một tác phẩm hài hước, phù hợp với mùa tết. Một người xem chia sẻ: “Cá nhân tôi thấy phim hay, có vui vẻ, có sâu lắng. Đây là dự án tôi thích nhất trong loạt phim tết của Trấn Thành”. Người xem khác chia sẻ: “Phim này cười không chứ không có nước mắt như Mai hay Nhà bà Nữ. Kiểu phim xúc động nhẹ nhàng thôi, mình thấy hay”. Một người xem bày tỏ: “Phim hay nhé cả nhà, vui cười hợp không khí ngày xuân”. Một khán giả viết: “Mình nghĩ phim chiếu vào mùa tết đi theo hướng này là ổn nhất. Vừa vui vẻ, vừa có thông điệp về tình yêu, vậy là đủ”.Bên cạnh lời khen ngợi, Bộ tứ báo thủ cũng phải đối diện với những lời bàn tán, ý kiến trái chiều. Một số khán giả mang tác phẩm này so sánh với những dự án trước đó của Trấn Thành, điển hình là Mai. Có ý kiến cho rằng đây là bước thụt lùi của nam đạo diễn khi tác phẩm có nội dung đơn giản, kịch bản thiếu chiều sâu. Một người xem viết: “Phim nào của Trấn Thành mình cũng xem, nhưng phải công nhận phim năm nay chán nhất vì nội dung không có gì đặc sắc, không có kịch tính”. Người xem khác chia sẻ: “Mình đã xem trực tiếp với tâm thế hào hứng cùng với 10 người trong gia đình. Nhưng cảm thấy hơi tiếc vì phim nhạt quá”. “Không ai chà đạp gì công sức của Trấn Thành cả, nhưng đây là bước lùi của anh”, một cư dân mạng viết. Tài khoản khác chia sẻ: “Tôi là fan Trấn Thành nhưng thừa nhận phim này không ổn nhất trong 4 phim của anh ấy. Chủ đề bị cũ, mảng miếng là thế mạnh nhưng phim này hơi cũ, được cái góc quay ổn”.Trước đó, khi chia sẻ với chúng tôi, Trấn Thành nói sau 3 bộ phim nặng tâm lý, anh muốn thực hiện một dự án có nội dung đơn giản, tươi sáng mà vẫn có ý nghĩa. Nam đạo diễn khẳng định tuy câu chuyện nhẹ nhàng nhưng Bộ tứ báo thủ vẫn có sức nặng riêng chứ không hề dễ dài. Anh xem đây là “khẩu vị” mới mà bản thân muốn mang lại cho khán giả. “Dĩ nhiên sẽ có người so sánh Bộ tứ báo thủ với Mai. Có người sẽ thấy phim này không hay bằng phim trước, nhưng người nào thích cái gì đó vui vẻ, đơn giản thì họ lại thấy phim mới dễ chịu hơn, thích hơn. Đó là khẩu vị của mỗi người. Mình không thể so sánh Mai với Bộ tứ bảo thủ, bởi vì đó là hai khẩu vị không liên quan. Giống như mình so sánh cơm sườn với bún bò, không liên quan và không thể so sánh như vậy được”, Trấn Thành từng chia sẻ về chuyện bị so sánh.
Nguyên giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế đang bị khởi tố vẫn được quay lại làm việc, có đúng luật?
Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 đến tháng 10.2020 thì đưa vào sử dụng.Công trình trạm bơm Mỹ Tài do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế là Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung, Công ty TNHH xây dựng Thủy Dương là đơn vị thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ lấy nước từ sông La Tinh.