Vụ 5 cầu thủ bị bắt vì ma túy: HLV CLB Hà Tĩnh nhận trách nhiệm, hứa trụ hạng
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.Cách du lịch Thái Lan trở thành 'anh cả' Đông Nam Á, bỏ xa Việt Nam
Phút 54 cuộc so tài giữa CLB Bình Dương và SLNA ở vòng 14 V-League 2024 - 2025, Minh Trọng có bóng ở cánh trái. Hậu vệ sinh năm 2001 thực hiện quả tạt rất xoáy vào trong vòng cấm, sau đó Tiến Linh vượt mặt hai hậu vệ SLNA và thực hiện cú chạm bóng tinh tế bằng mũi giày để mở tỷ số trận đấu.Một bàn thắng mang phong cách Tiến Linh: ít chạm, gọn gàng, quan trọng nhất là hiệu quả.Trước đó ít ngày, một video về tình huống đỡ bóng lỗi của Tiến Linh được lan truyền trên mạng xã hội. Tiền đạo sinh năm 1997 bị gièm pha khi không thể đỡ gọn đường chuyền từ cánh trái của đồng đội. Lâu nay, Tiến Linh chưa thể hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản để trở thành trung phong toàn diện. Từ bước một, bứt tốc, rê dắt đến đột phá, tất cả đều không phải điểm mạnh của chân sút đang chơi cho CLB Bình Dương. Dù vậy, Tiến Linh vẫn dẫn đầu danh sách ghi bàn ở V-League 2024 - 2025 với 10 bàn thắng. Bởi tiền đạo 28 tuổi làm tốt nhiệm vụ đưa bóng vào lưới. Với tiền đạo, đó là điều quan trọng nhất.Các bàn thắng của Tiến Linh ở V-League 2024 - 2025 hay các mùa giải trước đây thường có mô-típ na ná nhau, như đệm bóng cận thành, đánh đầu và đá phạt đền. Những pha xử lý quyết định của Tiến Linh thường nhanh gọn và chớp nhoáng, không động tác thừa. Anh hiếm khi rê dắt hay sút xa thành bàn, cũng ít khi có những tình huống bứt tốc dứt điểm dũng mãnh.Lối đá của Tiến Linh không bắt mắt, mà tập trung vào hiệu quả. Nhờ vậy, chân sút sinh năm 1997 đã có 67 bàn ở V-League và 38 bàn ở các cấp độ đội tuyển quốc gia. Anh cũng đoạt ngôi vua phá lưới AFF Cup 2022 và về nhì ở cuộc đua bàn thắng tại AFF Cup 2024. Sau tất cả những thành tích ấy, Tiến Linh vẫn đứng trên lằn ranh hoài nghi về năng lực. Bởi như đã nói, cách chơi của Tiến Linh không "nịnh mắt" số đông. Song, giá trị chuyên môn của cầu thủ nằm ở đóng góp cụ thể trong lối chơi, cùng sự bền bỉ. Đó là phẩm chất mà Tiến Linh có. Với 10 bàn thắng, Tiến Linh là chân sút nội duy nhất đua tranh sòng phẳng với các ngoại binh như Alan Grafite (8 bàn), Leo Artur, Lucao do Break (7 bàn) hay Geovane Magno (5 bàn). Do Xuân Son vẫn trong thời gian dưỡng thương, nên HLV Kim Sang-sik cần tính toán lại vị trí trung phong đội tuyển Việt Nam ở 2 trận đầu vòng loại Asian Cup 2027, lần lượt gặp Lào (tháng 3) và Malaysia (tháng 6).Phong độ xuất sắc của Xuân Son dường như khiến Tiến Linh bị lu mờ ở AFF Cup 2024, nhưng không thể phủ nhận giá trị của chân sút 28 tuổi. Trước khi Xuân Son có quốc tịch, Tiến Linh vẫn là tiền đạo Việt Nam giỏi nhất. Bóng đá nội phải chờ nhiều năm sau thời Công Vinh mới tìm được một cầu thủ nhạy bén, giỏi tìm thấy mành lưới đối thủ đến vậy.Không có Xuân Son, Tiến Linh là phương án tốt nhất để HLV Kim Sang-sik tái tạo hàng công. Tuy nhiên, chiến lược gia người Hàn Quốc không thể thay đổi theo cách "cơ học", tức là điền tên Tiến Linh thay Xuân Son. Mà ông Kim sẽ xoay chuyển lối chơi để phát huy năng lực học trò. Mẫu tiền đạo giỏi độc lập tác chiến, tì đè và giữ bóng chắc chắn như Xuân Son hợp với lối đá phản công nhanh và tấn công đơn giản. Còn với tiền đạo chỉ tập trung vào khâu săn tìm khoảng trống để ghi bàn như Tiến Linh, đội tuyển Việt Nam sẽ phải chơi theo cách khác: kiểm soát bóng nhiều hơn, tấn công có mảng miếng, ý đồ, chạy chỗ và chuyền bóng đều phải chuẩn mực hơn. Ở AFF Cup 2024, Xuân Son đã ghi bàn từ rất nhiều tình huống "mơ hồ", khi cơ hội ăn bàn không rõ ràng nhờ thể chất, kỹ thuật và tư duy vượt trội. Tiến Linh không phải mẫu tiền đạo dễ dùng như vậy. Để trung phong 28 tuổi ghi bàn, các pha tấn công cần được thiết kế bài bản và kỹ lưỡng hơn. Nhưng như đã đề cập, Tiến Linh có điểm mạnh của riêng mình. HLV Kim Sang-sik sẽ hưởng lợi nếu phát huy tốt năng lực tiền đạo này.
Người đàn ông bị đạp ngã vì vừa lái xe máy vừa ‘dán mắt’ vào điện thoại
Chính phủ mới đây ban hành Nghị định 07/2025, có hiệu lực thi hành từ 9.1, sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch và chứng thực.Theo quy định trước đây, người đăng ký kết hôn phải nộp bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, người yêu cầu đăng ký khai sinh (trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn) phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.Còn theo quy định mới, kể từ nay, người đăng ký kết hôn và người yêu cầu đăng ký khai sinh sẽ không cần nộp hoặc xuất trình các loại giấy tờ tương ứng nêu trên.Cụ thể, đối với yêu cầu đăng ký khai sinh mà cha, mẹ trẻ đã đăng ký kết hôn, trên cơ sở thông tin về giấy chứng nhận kết hôn cung cấp trong tờ khai đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ trẻ trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Đối với yêu cầu đăng ký kết hôn, cơ quan đăng ký hộ tịch tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của người yêu cầu đăng ký kết hôn trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Kết quả tra cứu được lưu trữ dưới dạng điện tử hoặc bản giấy, phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin tại thời điểm tra cứu và đính kèm hồ sơ của người đăng ký.Trường hợp không tra cứu được tình trạng hôn nhân do chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì cơ quan đăng ký hộ tịch đề nghị UBND cấp xã nơi người yêu cầu thường trú/nơi đã đăng ký kết hôn xác minh, cung cấp thông tin.Để triển khai Nghị định 07/2025, Bộ Tư pháp mới đây đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo các đơn vị liên quan khi tiếp nhận yêu cầu đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em nếu cha, mẹ trẻ đã đăng ký kết hôn (trừ trường hợp cha, mẹ trẻ là người nước ngoài).Khi tiếp nhận yêu cầu đăng ký kết hôn, cơ quan đăng ký hộ tịch không yêu cầu nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục ghi chú ly hôn (đối với công dân Việt Nam) mà thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ trẻ, tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của người yêu cầu đăng ký kết hôn trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Bộ Tư pháp cũng đề nghị đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, triển khai kết nối giữa hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương với hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân đúng quy định.
Trong tuyên bố mới nhất, nữ diễn viên viết: "Khi nghe qua bản demo mà OpenAI làm cho sản phẩm của mình, tôi đã sốc, tức giận và không thể tin phía công ty có thể làm giả giọng tôi một cách kỳ lạ đến mức những người bạn thân nhất và các cơ quan báo chí đều không thể phân biệt được đâu là thật và đâu là giả".
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 30.1.2024
Cụ thể, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết hợp nhất Sở KH-CN với Sở TT-TT thành lập Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh; nghị quyết hợp nhất sở tài chính với Sở KH-ĐT thành lập Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.Nghị quyết hợp nhất sở xây dựng với Sở GTVT thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh. Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, công sở, thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; đường bộ, đường thủy nội địa; vận tải; an toàn giao thông, quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.Đồng thời, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT.Theo các nghị quyết, UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở KH-CN, sở tài chính, sở xây dựng, Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh để đi vào hoạt động từ ngày 1.3.HĐND tỉnh Bắc Ninh cũng ra nghị quyết kết thúc hoạt động Sở LĐ-TB-XH chuyển chức năng về sở nội vụ, sở nông nghiệp và môi trường; đồng thời tổ chức lại bộ máy sở y tế, sở giáo dục và đào tạo để tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh.