Vì sao Premier League thờ ơ với các tiền vệ?
Sáng 2.2 (mùng 5 Tết), khu vực làm thủ tục của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang), ken đặc hành khách xếp hàng chờ làm thủ tục lên máy bay. Các quầy làm thủ tục được mở hơn 90%; trong đó hơn 50% làm thủ tục cho các chuyến bay quốc tế.Có nhiều chuyến bay mở quầy làm thủ tục sớm hơn nhiều so với thông thường. Chẳng hạn, chuyến bay đi Đà Nẵng dự kiến cất cánh lúc 12 giờ 30, nhưng quầy thủ tục đã mở từ hơn 9 giờ.Ở ga đến quốc tế, các chuyến bay cũng liên tục hạ cánh. Bên ngoài, rất đông nhân viên các khách sạn, resort giơ bảng chờ sẵn để đón khách về khách sạn, resort của mình.Theo đại diện Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, hình ảnh hành khách đứng chật kín sảnh làm thủ tục ở sân bay này diễn ra hơn nửa tháng nay, vì mỗi ngày có hơn 100 lượt hạ, cất cánh. Trong đó, nhiều nhất là mùng 1 Tết với 131 lượt hạ cất cánh, cao gần gấp đôi so với những ngày Tết Giáp Thìn 2024. Số hành khách mà sân bay này phục vụ trong 5 ngày qua lên đến gần 19.000 người (khách quốc tế chiếm hơn 50%). Riêng từ ngày 2 - 9.2, dự kiến mỗi ngày có hơn 100 lượt hạ, cất cánh ở sân bay này.Trong khi đó, ở Cảng Bãi Vòng, lượng hành khách đến và rời đảo Phú Quốc không nhiều; không có cảnh hành khách chạy đôn chạy đáo tìm mua vé như những năm trước đây. Phía Công ty tàu Super Dong cũng cho biết, mấy ngày tết, tàu chạy đủ tải, không có chuyện hành khách thiếu vé đi tàu.Theo báo cáo của Sở Du lịch Kiên Giang, từ ngày 25.1 đến 2.2 (26 đến mùng 5 Tết), tổng lượt khách đến tham quan du lịch ở tỉnh này ước đạt 471.191 lượt khách, tăng 19,9% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 76.653 lượt, tăng 29,3% so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch đạt 1.886,3 tỉ đồng, tăng 49,5% so với cùng kỳ.Riêng TP.Phú Quốc ước đón 281.659 lượt khách, tăng 26,9% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 74.833 lượt, tăng 30,2% so với cùng kỳ; khách lưu trú 108.066 lượt, tăng 35,1% so cùng kỳ.U.23 Indonesia bại trận, HLV Shin Tae-yong tố trọng tài thiên vị chủ nhà
Ngoài việc chăm sóc tại nhà, cô gái cũng thường đưa thú cưng tham dự các cuộc thi mèo đẹp quốc tế.
Từ Nam Mỹ nhìn ra Bắc Mỹ
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".
Theo Knight Frank, thị trường văn phòng cho thuê của Việt Nam phát triển vượt trội với mức hấp thụ hơn 160.000 m2, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, chủ yếu nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng.TP.HCM chào đón hơn 118.000 m2 sàn văn phòng cho thuê, tập trung chủ yếu ở khu vực quận 1 như The Nexus, Riverfront Financial Centre, ThaiSquare The Merit và e.town 6 tại quận Tân Bình. Trong khi đó, Hà Nội ghi nhận thêm gần 87.000 m2 mới, thu hút sự quan tâm lớn trong giai đoạn chào thuê trước khai trương, nhờ vào chất lượng xây dựng cao và các điều khoản cho thuê đầy cạnh tranh. Trong hai năm tới, ở Hà Nội các dự án trọng điểm như Marina Central Tower, Lotus Tower và Tiến Bộ Plaza sẽ góp phần cải thiện nguồn cung văn phòng. Các tòa nhà hạng A tại TP.HCM vẫn sẽ tập trung tại quận 1, củng cố vị thế của quận này như một trung tâm kinh tế - xã hội lớn. Đối với thị trường nhà xưởng/nhà kho xây sẵn do có vị trí thuận lợi cùng với chi phí cạnh tranh đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến nổi trội trong chiến lược "Trung Quốc + 1", đặc biệt kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018. Trong vòng 6 năm qua, nguồn cung nhà xưởng/nhà kho xây sẵn đã tăng gấp đôi từ 6,6 triệu m2 trong năm 2018 lên đến hơn 15,6 triệu m2 sàn trong năm 2024, phần lớn nhờ vào sự tham gia của các nhà đầu tư như BW, SLP, Frasers, Cainiao và Khu công nghiệp Việt Nam. Bắc Ninh và Hải Phòng vẫn giữ vai trò là trung tâm công nghiệp chính tại khu vực miền Bắc với nguồn cung mới đến từ BW Thuận Thành 3B – giai đoạn 1, Industrial Centre Yên Phong 2C – giai đoạn 1, BW ESR Nam Đình Vũ, và SLP Park Bắc Ninh. Tại miền Nam, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An tiếp tục là khu vực phát triển khu công nghiệp chính với các dự án như khu công nghiệp Hố Nai, Phú An Thạnh, BW Xuyên Á và SLP Park Long Hậu. Cơ sở vật chất hiện đại cùng với tiêu chuẩn kỹ thuật cao đã góp phần đẩy giá thuê trung bình lên cao trong năm 2024 và thu hẹp mức chênh lệch về giá thuê giữa miền Nam và miền Bắc một cách đáng kể. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của cả hai miền đều ở mức trên 80% trong năm 2024, bởi sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và sự dịch chuyển sản xuất từ các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc và châu Âu vào Việt Nam. Trong thời gian tới, các dự án tuân thủ tiêu chuẩn ESG và các sản phẩm hỗn hợp dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, trong khi đó lợi thế về quỹ đất, giá thuê cạnh tranh và những nâng cấp về hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện cho các thị trường cấp 2 như Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Bình Phước phát triển hơn. "Dự kiến trong năm 2025, nhu cầu về nhà kho và nhà xưởng xây sẵn sẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ, nhờ vào làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và các hỗ trợ từ chính phủ đối với sản xuất và thương mại nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%", ông Sơn Hoàng, Phó giám đốc bộ phận Tư vấn và Định giá Knight Frank Việt Nam nhận định. Thị trường căn hộ Hà Nội tăng mạnh trong năm 2024, với 27.268 căn hộ mới, gấp 3 lần so với số lượng căn hộ chào bán năm 2023. Khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) cung cấp gần 24.300 căn, chủ yếu được ghi nhận từ các dự án khu đô thị phức hợp với lượng cung chiếm đến 80% tổng lượng cung mới toàn thành phố. Ngược lại, việc kiểm soát nghiêm ngặt tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, gian lận trái phiếu và những vướng mắc pháp lý trong giai đoạn 2023-2024 đã tiếp tục làm suy giảm nguồn cung mới tại TP.HCM, chỉ với khoảng 4.888 căn hộ chào bán trong năm 2024, giảm 58% theo năm. Trong đó TP.Thủ Đức (khu Đông) đứng đầu về lượng sản phẩm mở mới, với hơn 2.400 căn. Sau khi chạm đáy vào năm 2023, nhu cầu căn hộ TP.HCM cho thấy được tín hiệu phục hồi nhẹ với tỷ lệ hấp thụ khoảng 63%, tương đương với 6.234 căn hộ được tiêu thụ. Nhu cầu ghi nhận mạnh mẽ tại TP.Thủ Đức, với gần 4.200 căn bán mới, chiếm khoảng 67% tổng lượng bán toàn thành phố năm nay. Ngược lại với thị trường TP.HCM, nhu cầu căn hộ Hà Nội tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ hấp thụ lên tới 98%, với hơn 30.700 căn bán mới, gấp 3 lần so với lượng bán mới năm 2023 và ghi nhận mức hấp thụ cao nhất trong vòng 5 năm qua. Nhu cầu chủ yếu đến từ các dự án khu đô thị phức hợp nằm tại khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) chiếm 87% tổng lượng bán mới toàn thành phố, tương đương lần lượt với 15.800 và 10.700 căn hộ mỗi khu vực.Trong năm 2024, giá bán sơ cấp trung bình toàn TP.HCM đạt khoảng 90 triệu/m2, tăng 12% theo năm trong khi giá bán sơ cấp tại Hà Nội rút ngắn khoảng cách với khu vực TP.HCM, đạt mức tăng vượt trội ở mức 35% theo năm, với giá bán trung bình khoảng 73 triệu/m2.Trong giai đoạn 2025 - 2026, TP.HCM được dự báo có khoảng 24.000 căn hộ chào bán mới, với gần 8.600 căn trong năm 2025 và 15.400 căn trong năm 2026. Trong khi đó, Hà Nội được dự báo có khoảng hơn 20.000 căn hộ mới mỗi năm. "Các dự án khu đô thị phức hợp đang dần tái định hình lại phong cách sống hiện đại với cơ cấu sản phẩm mang chất lượng quốc tế tối ưu và tiện ích đa dạng. Những dự án phức hợp này đang dẫn đầu thị trường căn hộ trong năm 2024 và dự kiến cung cấp gần một nửa nguồn cung tương lai toàn thành phố trong vòng 5-7 năm tới", ông Sơn Hoàng nhận định.
Căn hộ với những sắc thái khác nhau của màu xanh lam mang hơi thở đại dương
Chiều 6.2, liên Bộ Công thương - Tài chính công bố thông tin điều hành giá xăng dầu bắt đầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày.Theo đó, giá xăng E5RON 92 không cao hơn 20.442 đồng/lít, tăng 51 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành và thấp hơn xăng RON 95 là 486 đồng/lít.Giá xăng RON 95 không cao hơn 20.928 đồng/lít, giảm 74 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.Giá dầu diesel không cao hơn 19.054 đồng/lít, giảm 192 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu hỏa không cao hơn 19.414 đồng/lít, giảm 25 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.Giá dầu mazut không cao hơn 17.354 đồng/kg, giảm 148 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành.Liên bộ Công thương - Tài chính cho biết, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành từ ngày 1 - 5.2 chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: dự trữ dầu thô của Mỹ tăng lên, Mỹ tạm dừng áp dụng mức thuế mới đối với hàng hóa đến từ Mexico, mối lo ngại về cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc…Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có diễn biến tăng, giảm tùy từng mặt hàng, nhưng xu hướng chung là giảm.Trong kỳ điều hành lần này, liên bộ Công thương - Tài chính tiếp tục quyết định không trích lập, không chi Quỹ bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện các hành vi vi phạm.