Cách làm lành vết thương hở mau khô ngừa sẹo xấu đúng chuẩn y khoa
Ngày 22.2, Hamas thả 6 con tin còn sống người Israel cuối cùng theo thỏa thuận ngừng bắn giai đoạn 1. Theo thỏa thuận, 602 người Palestine bị giam trong các nhà tù Israel, trong đó có 50 người thụ án chung thân và hàng chục người lãnh các bản án lâu năm, sẽ được thả theo chiều ngược lại.Tuy nhiên, Thủ tướng Netanyahu ra lệnh hoãn với lý do Hamas tổ chức các buổi lễ nhằm "hạ nhục" con tin và sử dụng hình ảnh của họ cho mục đích tuyên truyền, theo tờ The Times of Israel. Các tù nhân Palestine sẽ được thả khi "đợt thả con tin kế tiếp được đảm bảo và không có những buổi lễ sỉ nhục".Theo thỏa thuận, Hamas sẽ trao trả 4 thi thể con tin Israel vào tuần sau là chấm dứt giai đoạn ngừng bắn và đổi người thứ nhất. Tuy nhiên, tuyên bố của Israel được cho là dấu hiệu của việc nước này muốn rút khỏi thỏa thuận. Hiện tại, vẫn còn 63 con tin bị giam giữ tại Dải Gaza, trong đó ít nhất 20 người còn sống.Trong ngày 22.2, Hamas lần lượt thả các con tin Israel trước đám đông người Palestine. Sự kiện được quay phim, chụp ảnh và một số con tin phải cầm micro để phát biểu trước khi được tổ chức Chữ thập Đỏ đưa đến nơi của lực lượng Israel.Bên cạnh đó, Hamas công bố video quay cảnh hai con tin còn bị giam phải chứng kiến những người khác được thả, theo AFP. Đoạn video được quay tại Nuseirat (miền trung Dải Gaza) và hai con tin được xác định là ông Evyatar David và Guy Gilboa Dalal.Trong video, hai người bị che mặt và còng tay, ngồi bên trong một chiếc xe hướng về sân khấu nơi các con tin khác được thả. Hai người sau đó kêu gọi Thủ tướng Netanyahu cứu.Người thân và tổ chức vận động tự do cho các con tin Israel cho rằng đây là "màn tra tấn tâm lý" thể hiện sự tàn nhẫn của lực lượng Hamas.Tư vấn sức khỏe: 'Tìm hiểu chức năng bàng quang và bệnh liên quan'
Một trong số này là Huỳnh Văn Nhân, 31 tuổi, cựu sinh viên ngành Khai thác máy tàu thủy, cũng chính là cầu thủ năng nổ của CLB bóng đá trường. Nhân tham gia nhiều giải bóng đá sinh viên từ thời năm nhất Đại học và yêu thể thao cháy bỏng.
Phẫn nộ xe khách chạy ẩu, suýt chèn trúng xe máy đang dừng chờ đèn đỏ
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.
Nhận định trên được Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ trong buổi gặp mặt các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh thành phía nam diễn ra tại TP.HCM, sáng 9.1.Tổng Bí thư đánh giá năm 2024, nước ta đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đạt được những bước đi quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.Trong những thành tựu đạt được có phần đóng góp rất lớn của các nguyên lãnh đạo, trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ - những người đã cống hiến trí tuệ, tâm huyết và kinh nghiệm quý báu góp phần hoạch định chính sách, đưa ra các định hướng, giải pháp đột phá trên tất cả lĩnh vực.Tổng Bí thư cho biết, năm 2025 là năm rất quan trọng đối với đất nước. Trung ương Đảng đã thống nhất cao việc xác định nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn tới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.Xác định khoa học công nghệ là đột phá quan trọng hàng đầu, Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Khoa học công nghệ sẽ là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu.Tổng Bí thư nhấn mạnh trước hết cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách công cuộc đổi mới kinh tế, bởi mục tiêu tăng trưởng 2 con số phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đổi mới kinh tế. Bên cạnh đó, ưu tiên bộ máy tinh gọn để cất cánh bay cao, bay xa. Hiện Chính phủ và Quốc hội đang thực hiện rất quyết liệt, làm gương cho các địa phương hưởng ứng. Tổng Bí thư chia sẻ xây dựng bộ máy "tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả" được nhiều nước nghiên cứu.Một ưu tiên khác được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra là giải quyết các nguồn lực bị lãng phí như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản các vụ án tranh chấp kéo dài.Đồng thời, hoàn thiện các cơ chế thử nghiệm để hỗ trợ phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy kinh tế tư nhân.Tổng Bí thư nêu định hướng phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học công nghệ và chuyển đổi số, lấy con người là trọng tâm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ có khoa học công nghệ mới đưa nền hành chính quản trị minh bạch. Trước đây, khi làm thủ tục, người dân phải đi xác nhận giấy tờ rất nhiều, ở các cơ quan khác nhau như giấy photo hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký này, giấy đăng ký kia."Tất cả cái đó làm thủ tục hành chính nặng nề, tại sao các cơ quan quản lý không liên thông với nhau", Tổng Bí thư trăn trở, đồng thời nhấn mạnh khi thủ tục giải quyết minh bạch thì sẽ không phát sinh tiêu cực. Dự kiến tuần tới sẽ có hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.Tổng Bí thư mong muốn, đội ngũ trí thức, các nhà khoa học nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong giai đoạn cách mạng mới, đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của đất nước.Đội ngũ trí thức phải có trách nhiệm tự đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ thế hệ sau tiến bộ, trở thành động lực mạnh mẽ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần định hình tương lai nhân loại, văn minh toàn cầu; đồng thời là cầu nối để xây dựng mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học trong nước, quốc tế, trí thức người Việt ở nước ngoài, người nước ngoài."Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới", Tổng Bí thư bày tỏ.Tổng Bí thư nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới đội ngũ văn nghệ sĩ, đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gian phát triển văn học nghệ thuật. Và đáp lại, đội ngũ văn nghệ sĩ ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng.Đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng đã trở thành đội quân văn hóa của Đảng, nhân tố nòng cốt làm nên sức vóc, bề dày văn hóa mới, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển ngành công nghiệp văn hóa, không ngừng nuôi dưỡng cuộc sống tinh thần của nhân dân, góp phần bồi đắp nền văn hiến lâu đời, đặc sắc của dân tộc, làm rạng rỡ non sông, đất nước và đóng góp vào tích cực vào văn minh của nhân loại.Tổng Bí thư mong muốn, thời gian tới các văn nghệ sĩ sẽ đóng góp, cống hiến nhiều hơn nữa, bằng việc sáng tạo ra những tác phẩm mang tầm vóc thời đại, có giá trị lớn về tư tưởng, nghệ thuật, tôn vinh những giá trị chân, thiện, mỹ, phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.Chia sẻ thêm với văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư cho biết, Đảng sẽ có nghị quyết về phát triển văn hóa, văn nghệ và nghiên cứu ban hành chiến lược quốc gia về xây dựng nền văn học nghệ thuật trong kỷ nguyên mới.Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan liên quan sẽ phối hợp tháo gỡ những nút thắt về pháp luật, cơ chế, chính sách, ngân sách, tài chính, đầu tư tạo nguồn lực, tạo không gian cho văn nghệ sĩ tự do sáng tạo, sáng tác, đồng thời đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc, suy thoái, phi văn hóa.
Bánh mì chay có 'sườn khìa' lạ miệng: Chị chủ xinh đẹp kiêm thợ trang điểm
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.