Bạn đọc ủng hộ Chương trình bảo trợ trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19 ngày 24.5.2022
Tại chuyến công tác, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã đến thăm giảng đường và các lớp học, trực tiếp trao đổi với giảng viên, sinh viên trường về nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập. Bộ trưởng đã thăm phòng truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh và căn dặn lãnh đạo nhà trường học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo Bộ trưởng về các thành tựu của trường trong đào tạo, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, UTH đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng với các lĩnh vực trọng điểm về giao thông vận tải như đường sắt tốc độ cao, logistics, vận tải biển... UTH tự hào là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao.Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ quy định về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Nhà trường là đơn vị tiên phong trong thực hiện kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, giai đoạn 2020 đến nay, Nhà trường đã giảm được 11 đầu mối bên trong (từ 39 đầu mối tinh gọn còn 28 đầu mối) đạt tỷ lệ tinh giảm gần 30%. Ngoài ra, trong công tác tinh gọn bộ máy quản lý đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên thực hiện việc giải thể 45 Bộ môn chuyển đổi sang mô hình quản lý các chương trình đào tạo kiểu mới (Giám đốc, Quản lý chương trình đào tạo) theo hướng hiện đại, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học hiện nay. Thông qua đó, Hiệu trưởng cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải.Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đánh giá cao về sự phát triển nhanh, chất lượng của UTH trong những năm qua. Bộ trưởng cũng ấn tượng với cơ sở vật chất và môi trường dạy học chuyên nghiệp của Nhà trường.Bộ trưởng khuyến khích trường tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ưu tiên các ngành nghề cốt lõi, đặc biệt đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, ứng dụng tự động hóa.Bộ trưởng đề nghị giảng viên trường phải liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào bài giảng cho sinh viên. Sinh viên UTH ra trường có kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhà trường cũng cần ưu tiên các ngành nghề đang yêu cầu cao về nguồn nhân lực như: đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, logistics; mở rộng tư duy, nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học.Để các công tác này đạt hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đề nghị nhà trường tiếp tục đoàn kết nhằm đạt các mục tiêu đề ra, nâng tầm hơn nữa thương hiệu nhà trường để UTH trở thành đơn vị hàng đầu trong công tác đào tạo trong lĩnh vực giao thông tại phía Nam cũng như cả nước. Đối với một số đề xuất, kiến nghị về cơ sở vật chất, mặt bằng, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, Bộ cũng sẽ sớm làm việc với các đơn vị chức năng, địa phương để hỗ trợ, giải quyết các kiến nghị của nhà trường.Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương phát biểu cảm ơn khi được đón tiếp Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải thăm và làm việc tại Trường. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cam kết tiếp tục đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giao thông vận tải và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.Cúp truyền hình hấp dẫn: Không thắng chặng, 'khủng long' Petr Rikunov vẫn soán ngôi áo vàng
Không khí thi đấu diễn ra vô cùng sôi động ngay từ những ngày thi đấu đầu tiên. Các cơ thủ đấu theo thể thức loại trực tiếp 2 lần thua, 30 điểm đồng lượt cơ ở vòng sơ loại, vào vòng đấu loại trực tiếp là 40 điểm đồng lượt cơ. Với chuyên môn tốt cùng bản lĩnh thi đấu, các tay cơ đã mang đến những màn thi đấu chuyên nghiệp và kịch tính.
Lô cốt choán đường quá lâu
Thông qua trưng bày, UBND H.Lý Sơn mong muốn những hình ảnh đặc trưng văn hóa truyền thống của huyện đảo này được người dân, du khách trong nước và quốc tế biết đến, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển, đảo.
Ngày 31.12, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cuộc ẩu đả giữa tài xế xe dịch vụ và hành khách. Chỉ sau vài giờ đăng tải, đoạn clip dài 48 giây đã thu hút hàng ngàn lượt xem; nhiều người để lại bình luận, bức xúc trước hành vi côn đồ của tài xế.Clip ghi cảnh tài xế đè lên người hành khách đang ngã xuống ghế, bóp cổ rồi liên tục dùng tay đánh vào mặt. Khi những người xung quanh phản ứng, can ngăn thì tài xế mới dừng lại rồi chửi tục, đáp: "Đụng tao trước thì đánh chớ...".Theo thông tin mà PV Thanh Niên có được, người đàn ông mang áo xanh, đánh tới tấp vào hành khách trong clip là tài xế của nhà xe H.V (có trụ sở đóng tại TP.Huế); hành khách bị đánh là T.N.Q (18 tuổi, sinh viên đang theo học tại TP.Đà Nẵng).Trưa 30.12, Q. và chị gái đặt 2 vé của nhà xe H.V đi từ TP.Huế vào TP.Đà Nẵng để thi cuối kỳ. Nguyên nhân khiến Q. và nam tài xế này xảy ra mâu thuẫn là do nhà xe xếp sai vị trí ghế mà Q. đã đặt như ban đầu."Em đã đặt ghế giữa và ghế đầu cho 2 người nhưng lại xếp em ngồi cuối. Khi em thắc mắc là mình đã đặt 2 ghế là giữa và đầu thì tài xế không cho em nói hết câu, mà bảo là ngồi dưới xe… Đến lần thứ 2, khi khách khác lên xe, tài xế này cất vali một cách khó chịu, ném vali vào lưng ghế em đang ngồi nhưng em vẫn còn giữ được bình tĩnh nên cũng chỉ báo lại cho tổng đài. Khi tổng đài gọi cho tài xế thì tài xế nói chuyện một cách rất khó chịu rồi xảy ra cãi cọ với em", Q. kể.Đỉnh điểm, khi xe đến địa phận TX.Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), tài xế cho xe tấp vào lề, lao về phía Q. ngồi rồi dùng tay bóp cổ và đánh tới tấp vào mặt.Đáng chú ý, sau khi xảy ra vụ ẩu đả, tài xế này còn bỏ tất cả khách lại dọc đường rồi rời đi. Số hành khách này (bao gồm cả Q.) sau đó được một xe khác đến đón để tiếp tục hành trình."Sau khi bị tài xế đánh, em phải bỏ dở kỳ thi cuối kỳ, đồng thời đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ chẩn đoán em bị chấn động não, tổn thương vùng mắt. Hôm qua (30.12), đại diện phía nhà xe H.V cũng đã đến thăm và xin lỗi em", Q. kể lại.Chiều nay 31.12, trao đổi với PV Thanh Niên, một đại diện phía nhà xe H.V xác nhận có sự việc trên và đã cho tài xế đánh hành khách thôi việc. Phía quản lý của nhà xe cũng đã gặp khách hàng để xin lỗi vì sự việc."Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi xảy ra sự việc vừa rồi. Qua đây cũng rút kinh nghiệm và khắc phục chất lượng dịch vụ, cam kết sẽ không để xảy ra việc tương tự", đại diện công ty H.V nói.
Xe tay ga Honda NX125RX sản xuất tại Trung Quốc, cạnh tranh Yamaha FreeGo
Ngày 15.3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản cho phép Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina nuôi lợn thử nghiệm trở lại tại trang trại ở xã Tân Phúc (H.Lang Chánh, Thanh Hóa), với số lượng heo được nuôi là 50% (30.000 con) so với công suất thiết kế, trong thời gian khoảng 3 tháng.Sau thời gian phải tạm dừng chăn nuôi (từ ngày 30.7.2024) do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài, đến nay Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã bổ sung, hoàn chỉnh một số biện pháp trong xử lý mùi hôi từ quá trình chăn nuôi.Dù cho nuôi lợn trở lại, nhưng Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, và có thể sẽ bị dừng nuôi vĩnh viễn nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu quá trình nuôi lợn, Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa để lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng không khí, hiệu quả xử lý của công trình xử lý khí thải, mùi hôi. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về khí thải, mùi hôi chuồng trại gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh thì phải kịp thời khắc phục và chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ tháng 8.2023, trang trại nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina dù mới nuôi thử nghiệm 30.000 con lợn (công suất 60.000 con lợn), nhưng đã gây mùi hôi thối khiến người dân xã Tân Phúc và vùng lân cận không thể chịu nổi. Nhiều lần người dân tập trung đến trước cổng trang trại để phản đối và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.Tình trạng ô nhiễm kéo dài, dai dẳng cho đến ngày 30.7.2024, khiến UBND tỉnh Thanh Hóa buộc phải yêu cầu tạm dừng chăn nuôi, buộc doanh nghiệp khắc phục sự cố môi trường, bổ sung, điều chỉnh hệ thống xử lý chất thải.Sau nhiều tháng khắc phục, mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa và chính quyền địa phương đã kiểm tra lần cuối trước khi báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa cho doanh nghiệp này nuôi heo trở lại.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong lần trả lời ý kiến cử tri (tháng 7.2024) liên quan đến tình trạng các trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường đã chỉ rõ việc để xảy ra ô nhiễm ở trang trại chăn nuôi của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina trách nhiệm trước hết là của nhà đầu tư, tiếp đó là các cơ quan tham mưu của tỉnh. Khi đó, ông Tuấn cũng bày tỏ quan điểm trường hợp sau khi cho cơ hội khắc phục sự cố môi trường, nếu doanh nghiệp tiếp tục gây ô nhiễm sẽ chấm dứt chăn nuôi vĩnh viễn.Dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7.2022, với tổng diện tích hơn 37 ha. Trong đó, gần 18 ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt mỗi năm; và hơn 19 ha còn lại để trồng rừng sản xuất.