Là duyên - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thị Thanh Bình (TP.HCM)
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.Chelsea chi bao nhiêu tiền để có được hậu vệ Marc Cucurella?
Diễn viên Thúy Diễm hào hứng chia sẻ những khoảnh khắc sum họp bên gia đình. Năm nay, cô thực hiện bộ ảnh ngay tại căn nhà mới cùng với ba mẹ chồng. Ông xã Lương Thế Thành và con trai Bảo Bảo cũng hân hoan trong thời khắc đón năm mới. Tổ ấm viên mãn của nữ diễn viên Trạm cứu hộ trái tim khiến nhiều người ngưỡng mộ.
21 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ
Cùng đồng hành trên chặng đường đóng góp vào sự phát triển chung. Riêng với Samsung, hành trình này không chỉ gói gọn ở hoạt động kinh doanh mà còn thể hiện sự tôn trọng và đề cao giá trị văn hóa, con người Việt. Từ nhiều năm qua, Samsung hiện diện sâu rộng tại Việt Nam thông qua các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị di động. Hoạt động này đem lại việc làm cho hàng chục nghìn lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu. Trong lĩnh vực chuyển đổi số, Samsung cũng tiến hành các dự án hợp tác, hỗ trợ đào tạo và bảo trợ một số sáng kiến cộng đồng, tạo nên hiệu ứng lan tỏa lớn.Samsung vẫn là công ty đa quốc gia tập trung vào hiệu suất kinh doanh. Tuy vậy, việc đầu tư phát triển những sản phẩm, dịch vụ riêng dành cho thị trường Việt cho thấy cách doanh nghiệp này dung hòa yếu tố địa phương và chiến lược toàn cầu. Nhờ đó, hãng củng cố thêm lòng tin của người tiêu dùng.Trong một cuộc gặp gỡ với truyền thông Việt Nam diễn ra năm 2024, các lãnh đạo Samsung đã nhiều lần thể hiện tầm nhìn và định hướng lâu dài để đồng hành cùng Việt Nam trong tương lai. Samsung hiểu rằng ngôn ngữ mẹ đẻ là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Chọn “tiếng Việt” làm một trong những nền tảng để phát triển công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), hãng gián tiếp khẳng định họ nhìn nhận thị trường Việt không chỉ ở tiềm năng kinh doanh mà còn ở sự thấu hiểu và tôn trọng người tiêu dùng tại địa phương.Qua nhiều giai đoạn, tiếng Việt luôn thể hiện tính linh hoạt, phản ánh tinh thần và lối sống của người Việt. Trong kỷ nguyên công nghệ, tiếng Việt tiếp tục cần thiết cho dịch vụ số, từ giao tiếp hằng ngày đến triển khai các mô hình AI nâng cao. Người dùng dần mong muốn ra lệnh, nhận chỉ dẫn, giao tiếp với điện thoại một cách tự nhiên, chứ không buộc phải chuyển sang tiếng Anh hoặc những câu lệnh gượng ép. Tuy nhiên, trên thị trường hầu hết các mô hình trí tuệ nhân tạo lại rất nhuần nhuyễn tiếng Anh hoặc một số ngôn ngữ phổ biến khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Pháp… Tiếng Việt có xuất hiện nhưng chỉ dừng ở mức “tạm chấp nhận” được, không có sự thấu cảm cũng như am hiểu được cốt lõi của ngôn ngữ.Chính điều này khiến Samsung quyết định đầu tư “Galaxy AI cho tiếng Việt”. Hãng đã phối hợp cùng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia ngôn ngữ - trong đó hầu hết nhiều người Việt được sinh ra, lớn lên và làm việc tại chính Việt Nam để thu thập dữ liệu, huấn luyện mô hình và kiểm thử thực tế. Kết quả là hệ thống AI tiếng Việt bắt đầu xuất hiện từ điện thoại Galaxy S24 Series và trở nên tương tác tốt hơn với giọng nói, câu lệnh và ngữ cảnh thuần Việt trong phiên bản Galaxy S25 Series vừa ra mắt.Galaxy S25 Series không chỉ là mẫu smartphone cao cấp về cấu hình hay camera mà còn mang điểm nhấn “ưu tiên tiếng Việt” thông qua Galaxy AI. Người dùng có thể lên lịch, đặt báo thức, tra cứu thông tin, thậm chí yêu cầu gợi ý món ăn hay chỉ đường bằng giọng nói thông thường. AI được huấn luyện để phân biệt câu nói, cấu trúc câu, từ lóng, cũng như tùy biến cho từng giọng vùng miền - giúp phản hồi sát với mong muốn.Ngoài ra, Samsung tuyên bố dòng Galaxy S25 Series còn cung cấp trải nghiệm quản lý dữ liệu và dịch vụ đám mây, hỗ trợ đồng bộ hoặc trao đổi thông tin với các thiết bị khác dễ dàng, nhằm đáp ứng xu hướng chuyển đổi số cá nhân ngày càng rõ nét. Người Việt không chỉ sở hữu phần cứng mạnh, mà còn hưởng lợi từ một hệ thống trí tuệ nhân tạo đậm tính địa phương, hỗ trợ công việc và cuộc sống thường nhật.Chiến lược “trợ lý ảo Galaxy AI” bằng tiếng Việt phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ và giới công nghệ đang nỗ lực đưa hành chính công, giáo dục, y tế… lên nền tảng trực tuyến. Nếu AI không hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt, nhiều người sẽ gặp khó khi tiếp cận. Việc Samsung địa phương hóa AI có thể xem như hành động thiết thực, gỡ bỏ rào cản ngôn ngữ, giúp số đông người dùng giao tiếp với máy một cách thuận lợi.Song song với đó, Galaxy AI còn đóng vai trò nâng cao nhận thức về giá trị tiếng Việt trong thời đại số. Hiện nay, không ít người trẻ bị cuốn vào các xu hướng ngôn ngữ “nửa Anh nửa Việt” do tiếp xúc đa dạng văn hóa, cũng như ảnh hưởng bởi môi trường làm việc. Khi một trợ lý ảo di động được lập trình đầy đủ bằng tiếng mẹ đẻ, xu hướng dùng tiếng Việt chuẩn trên môi trường số có thể được khuyến khích. Thêm vào đó, nhờ sức ảnh hưởng từ một doanh nghiệp lớn như Samsung, tiếng Việt có thêm một kênh bảo tồn và phát triển trong không gian công nghệ.Dĩ nhiên, AI tiếng Việt còn nhiều chặng phải cải tiến. Các mô hình ngôn ngữ thường yêu cầu liên tục cập nhật để phản ánh đúng thực trạng ngôn ngữ sống động. Samsung cho biết họ sẽ tiếp tục thu thập phản hồi người dùng để hoàn thiện Galaxy AI. Điều quan trọng nằm ở khả năng cân bằng giữa am hiểu văn hóa và tiên phong công nghệ, nhằm đảm bảo người dùng Việt vừa có cảm giác gần gũi, vừa được hưởng các tính năng hiện đại.
Cùng đi với Tổng Bí thư Tô Lâm có Trưởng ban Nội Chính T.Ư Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng T.Ư Đảng; Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các lãnh đạo Văn phòng T.Ư Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư và tỉnh Ninh Bình.Trước anh linh các bậc tiên đế, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác bày tỏ quyết tâm, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nguyện tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng và truyền thống yêu nước của dân tộc, cùng đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu chung sức, đồng lòng quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, tạo đà đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Cũng trong sáng 31.1, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Lý Thái Tổ, Vua Trần Nhân Tông và các bậc tiên đế, tiền nhân tại khu vực Đàn Kính Thiên (xã Gia Sinh, H.Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).Tiếp đó, tại TP.Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ năm 2025.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cách đây hơn 65 năm, ngày 28.11.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Tết trồng cây, đăng trên Báo Nhân dân với bút danh Trần Lực, kêu gọi mọi người, mọi nhà, mọi đoàn thể, địa phương cùng tích cực thi đua trồng, chăm sóc cây xanh, phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng. Người chỉ rõ: "Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều", "đó cũng là cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các cháu nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia" và Người đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây" trong cả nước.Lời kêu gọi của Người nhanh chóng trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực bằng tinh thần tự giác, hành động cụ thể. Từ đó tới nay, mỗi độ xuân về, "Tết trồng cây" đã thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đây không chỉ là một hoạt động mang ý nghĩa truyền thống sâu sắc, mà còn là hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và triển khai chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, hướng tới một hành tinh xanh, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.Tổng Bí thư nêu rõ, quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Bình 2021 - 2030 xác định mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2030 về cơ bản đạt tiêu chí, năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc T.Ư. Tổng Bí thư đề nghị tỉnh phải phấn đấu trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho tăng trưởng xanh, hài hòa, bền vững, dựa vào kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, gắn với đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Các cấp, các ngành, mọi nhà, mọi người cần ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái; phải hình thành những phong trào sâu rộng với sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi hành động cụ thể như trồng cây xanh, tiết kiệm nước, bảo vệ rừng, lựa chọn mô hình kinh doanh dựa trên chuyển đổi xanh... đều góp phần xây dựng một Việt Nam xanh.Cùng với đó là hoàn thiện chiến lược chuyển đổi xanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, với truyền thống lịch sử lâu đời, với sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả thiết thực, bảo vệ tốt môi trường sinh thái để thực hiện thành công chiến lược phát triển nhanh và bền vững khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, TP.Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Kiatisak thừa nhận sự thật căng thẳng tại HAGL sau 9 trận không thắng
Tài khoản Bạn Đọc Mới chia sẻ: "Tôi công tác 30 năm nhân viên văn phòng lương tối thiểu 2.34 được 9.330.000 quá thấp trong khi giáo viên công tác 10 đã được hơn 10 triệu, trong khi đó Bộ giáo dục đề xuất Bộ Nội vụ từ cuối 2023 phụ cấp 25% công vụ cho nhân viên trường học đến nay đã 1 năm nhưng chưa thấy động tĩnh gì. Tôi kính mong các bộ, ngành giải quyết sớm cho nhân viên trường học thêm phần nào khó khăn xin chân thành cảm ơn".Một độc giả giấu tên bộc bạch: "Cảm ơn tác giả. Bài viết thực sự rất xác thực với thực tế. Rõ ràng chúng tôi là một trong những lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch, với đầy tinh thần trách nhiệm. Nhưng khi được nhận quyền lợi chúng tôi như bị bỏ rơi. Buồn. Phụ cấp Nhân viên y tế trường học rất rất nhiều nơi không được. Bởi vì có cụm từ "thủ trưởng đơn vị căn cứ vào nguồn thu nhà trường, chi không vượt quá 20% phụ cấp...".Bạn đọc là nhân viên thư viện một trường học giãi bày: "Nhân viên thư viện chỉ được hưởng phụ cấp độc hại 0.2 nhưng bị cắt vào 3 tháng hè. Lương quá thấp không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày thì đến việc lập gia đình và sinh con thì còn quá xa vời. Kính mong các bộ, ngành quan tâm hơn đến chế độ của bộ phận nhân viên nhà trường vì vị trí công việc nào cũng có tầm quan trọng".Tài khoản lấy tên "Bạn đọc mới" giới thiệu mình làm nhân viên văn thư 14 năm, lương chỉ có hệ số 2,86 x lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng trong khi đó họ còn phải nuôi 2 con đi học. Bạn đọc cũng cho hay mình làm văn thư ở thị xã Tịnh Biên, Giang vẫn chưa được xét thăng hạng, vẫn còn hoang mang đối với các chế độ dành cho nhân viên và rất khó khăn vất vả để sống bằng lương."Nhân viên thư viện, thiết bị còn được hưởng phụ cấp độc hại 0,2. Nhân viên văn thư không được hưởng gì cả. Được phân công kiêm nhiệm thư ký hội đồng trường nếu là giáo viên sẽ được giảm 2 tiết/tuần, còn văn thư kiêm nhiệm không được gì cả. Trơ trọi chỉ có lương ít ỏi đó thôi. Trong khi bản thân em còn đang học liên thông lên đại học, vì hy vọng khi có bằng đại học lương sẽ được cao hơn thế nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền rồi thêm việc học thật sự rất vất vả đối với nhân viên như em. Vậy mà những anh chị đi trước đã có bằng đại học rồi lại không được xét thăng hạng như vậy vẫn hưởng mức lương theo hệ số trung cấp thì mãi cũng chẳng thể cải thiện thu nhập được...", tài khoản "Bạn đọc mới" nói lời tâm can.Bên cạnh những lời tâm can giãi bày lương thấp, đời sống bấp bênh vì không có hoặc có rất ít phụ cấp, đội ngũ giáo viên và nhân viên trường học gửi ý kiến, đề xuất các giải pháp gỡ khó khăn cho đội ngũ nhân viên trường học. Nhất là đội ngũ chưa là viên chức, đang là hợp đồng lao động.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Bình, TP.HCM nêu giải pháp của đơn vị ông: "Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, nhu cầu của các loại hình dịch vụ cũng như đặc thù công việc của mỗi vị trí, khi nhà trường xây dựng kế hoạch thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị sẽ thực hiện phân công một số công việc phù hợp nhằm tăng thêm tổng thu nhập hàng tháng cho đối tượng nhân viên của nhà trường, tương đương khoảng từ 1.400.000 đồng đến 4.400.000 đồng/người/tháng tùy theo số lượng, tính chất công việc được phân công phụ trách"."Hiện nay, theo quy định, nhân viên y tế trường học được phụ cấp ưu đãi nghề tối đa là 20% (thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định). Do đó, đơn vị tôi khi xây dựng dự toán thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị có thực hiện phân công và chi hỗ trợ 20% phụ cấp ưu đãi cho nhân viên y tế, được chi trả trong 9 tháng của năm học, tương đương 20% theo hệ số lương hiện hành khoảng 1.712.000 đồng/người/tháng", hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Bình, TP.HCM cho biết.Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.1, TP.HCM cũng cho biết để có đủ nhân viên trường học giải quyết các công việc ở trường, nhà trường phải ký hợp đồng lao động, đặc biệt là với các cô bảo mẫu, bác bảo vệ... Mức lương của các nhân viên hợp đồng lao động này, sau khi trừ xong các khoản bảo hiểm chỉ còn tròm trèm 5 triệu đồng, làm sao có thể đủ để họ sống, nuôi con, chưa kể là nhiều người còn phải đi thuê nhà... Để tháo gỡ khó khăn cho đội ngũ nhân viên trường học hợp đồng, nhà trường có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, vào các dịp ngày lễ, tết dương lịch, Tết Nguyên đán... đều có một phần chia sẻ, động viên đội ngũ này.Đồng thời, tạo điều kiện để đội ngũ nhân viên trường học có thêm thu nhập, căn cứ đặc thù vị trí công việc, căn cứ kế hoạch chương trình nhà trường, kế hoạch thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị, trường cũng sẽ thực hiện phân công một số công việc phù hợp với đội ngũ, để họ có thêm một khoản thu nhập hàng tháng.Nhân viên y tế trường học (hợp đồng lao động) tại một trường THCS tại quận 8, TP.HCM cho biết bên cạnh phụ trách nhân viên y tế, cô cũng được ban giám hiệu phân công hỗ trợ công tác bán trú của học sinh, hỗ trợ căn tin trường học, hỗ trợ một số công việc như quản sinh, tưới cây, bảo trì điện... Do đó, mỗi tháng ngoài tiền lương hợp đồng lao động là 4.922.500 đồng, cô được chi trả thêm khoảng 2.900.000 đồng. Tuy nhiên, tổng thu nhập ở trường của cô cũng chỉ khoảng 8 triệu đồng/tháng. Để có thêm tiền nuôi 2 con ăn học, cô phải đi làm thêm việc tạp vụ dọn dẹp các buổi tối (được trả 4 triệu đồng/tháng).Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, là viên chức trong ngành giáo dục - đào tạo nhưng không phải là giáo viên nên không được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên…, nhiều nhân viên trường học có mức lương eo hẹp, đời sống rất khó khăn. TP.HCM có một số ưu đãi đặc thù như Nghị quyết 08 chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức, còn ở các tỉnh thành không có khoản tiền này nên đời sống nhân viên trường học rất chật vật.