Trường chuyên nổi tiếng TP.HCM tăng 24% thí sinh thi lớp 10: Lời khuyên từ nhà trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Tiếp nối xe xanh, 'lốp xanh' cũng trở thành xu thế mới
Dòng nước trong xanh êm ả, gió thoang thoảng mát, không khí trong lành cùng "view" ngắm thành phố đẹp khiến bạn trẻ mê mẩn, chìm đắm trong không gian lặng lờ ấy.
Làm sao để cấp sổ hồng cho 59.000 căn nhà?
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến xin quẻ, cúng sao giải hạn đầu năm để cả năm bình an, may mắn. Nhiều người đang lầm tưởng những điều này có nguồn gốc trong Phật giáo. Tuy nhiên, thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM khẳng định đây là những điều không có trong đạo Phật.Khi coi bói, xin quẻ là chúng ta tin vào định mệnh của mình, tin vào hên xui có một sự an bài nào đó. Điều này xuất phát từ ảnh hưởng của văn hóa Lão từ Trung Hoa. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, coi tướng, coi tay, coi ngày, coi tháng, xin săm, bói quẻ không có trong đạo Phật.Theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta là người quyết định cho con đường hạnh phúc hay khổ đau của chính mình, tức là chính mình tạo ra và đón nhận hoa trái hay hậu quả do chính mình tạo nên. Do đó, thực hiện lời dạy của Đức Phật là đúng một tiến trình nhân quả giúp con người có ý chí, nghị lực, có sáng tạo vươn lên né những cái ác, hướng thiện, làm cái tốt đẹp. Còn chấp nhận sự an bài nào đó có thể khiến con người bị chững lại trí tuệ, làm thui chột sự phấn đấu của con người vì tin có sự an bài."Mỗi con người là ông thầy bói, là săm quẻ cho chính mình. Nếu vận hạn nằm trong bàn tay thì chính bàn tay mình quyết định con đường đi chứ không phải do tác động yếu tố bên ngoài. Hãy tin vào điều đó chúng ta sẽ có cuộc sống tốt hơn, góp phần xây dựng gia đình và xã hội được tốt hơn", vị thượng tọa chia sẻ.Trong nhiều năm qua, GHPGVN có chủ trương không dâng sao giải hạn, không xin săm, bói quẻ. Thay vào đó, GHPGVN có thông bạch đề nghị các chùa cúng cầu an đầu năm, khai kinh Dược Sư. Trong đó, "Dược" là thuốc, "Sư" là ông thầy; "Dược Sư" là ông thầy thuốc trị tâm bệnh cho chúng sinh. Những toa thuốc đó là những lời dạy của Phật, của Thánh hiền, thực hiện theo kinh, theo lời dạy chính là thực hiện theo toa thuốc.Vì vậy, thượng tọa Thích Trí Chơn khuyên rằng, tin vào Đức Phật, thực tập lời dạy của Ngài thì chúng ta sẽ có được một năm mới bình an, hạnh phúc. "Chúng ta nên chọn mĩ tục, hãy loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp nữa. Người ta xin săm, bói toán, chọn ngày, chọn tháng, chọn tuổi vì không đủ tự tin. Chúng ta không nên tin vào đối tượng bên ngoài, tin vào con người bên ngoài mà đánh mất mình, đánh mất bình an, hạnh phúc. Mỗi người hãy vững chãi, tự tin với chính mình, bước chân mình đi, ánh mắt mình nhìn, bàn tay mình làm việc góp phần cho cuộc sống này được tốt đẹp hơn", sư thầy bày tỏ.Như vậy, mỗi ngày, chúng ta cần tự làm mới lấy mình, nhìn cuộc sống với ánh mắt tinh khôi, nở nụ cười cho thật tỏa sáng thì mỗi ngày trôi qua sẽ đều là mới. Qua đó, mỗi khoảnh khắc chúng ta đều sống trong cái mới, tự thiết lập cho mình bình an, hạnh phúc, thậm chí bản thân mỗi người sẽ đủ khả năng hóa giải khổ đau nếu đủ chất liệu bình an trong trái tim này.
Chiều 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua dự thảo nghị quyết quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030.Trình bày nội dung này, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đề cập điểm mới là tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, các dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.Được ưu tiên còn có chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng nguyên tử, hạ tầng số, vi mạch bán dẫn, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu...Công tác bố trí vốn nước ngoài được đổi mới theo hướng đảm bảo bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp, cho dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức vốn nước ngoài còn lại (nếu có) được quản lý thống nhất tại T.Ư, để bố trí cho chương trình, nhiệm vụ, dự án phát sinh trong kỳ trung hạn sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được việc phân bổ dàn trải, thiếu hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực quan trọng. Việc phân bổ dàn trải vừa qua khiến việc sử dụng vốn đầu tư công "không hiệu quả".Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được những hạn chế trong thực hiện nghị quyết của giai đoạn 2021 - 2026. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc phân bổ vốn đầu tư công thời gian qua chưa có cơ chế quản lý lập kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách địa phương.Cùng đó, chưa ràng buộc trách nhiệm ngân sách địa phương dành vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài còn rất thấp, chỉ đạt 52,7% kế hoạch được giao.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị việc quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công cần cập nhật các quy định luật Đầu tư công 2024, nhất là liên quan thời gian bố trí vốn đầu tư thực hiện dự án. Theo Chủ tịch Quốc hội, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn tới cần phải dựa trên mức độ cấp thiết, tính hiệu quả, đảm bảo minh bạch và công bằng. "Hiện nay chắc có tên đơn vị đăng ký dự án của giai đoạn 2026 - 2030 cả rồi nhưng cái nào cấp bách, cấp thiết thì phân bổ còn cái nào chưa cấp bách thì gác lại. Nhất là các công trình dở dang thì bố trí vốn cho dứt điểm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ trưởng KH-ĐT lưu ý, tập trung cao xử lý dứt điểm dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Hunggary. "Dự án bệnh viện bỏ hoang mấy năm nay. Không biết anh Dũng đi đến đó chưa, tôi đến mấy lần, rất sốt ruột", Chủ tịch Quốc hội nói. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Bộ KH-ĐT ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo Chủ tịch Quốc hội, sáng 7.2, họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngay kỳ họp bất thường thứ 9 này phải có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Luật chưa sửa được ngay nhưng phải có nghị quyết tháo gỡ. "Tổng Bí thư hết sức sốt ruột, nói đợi đến kỳ họp Quốc hội tháng 5 thì xa quá. Đề nghị anh Dũng về xem xét lại, tập trung đầu tư vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cái này bố trí sẽ được ủng hộ ngay, ủng hộ cao", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, giai đoạn trước có tới hơn 20.000 dự án đầu tư công, thời kỳ 2016 - 2020 giảm xuống còn 10.000 dự án, nhiệm kỳ vừa qua giảm xuống dưới 5.000, khoảng 4.768. Nhiệm kỳ này Thủ tướng yêu cầu giảm xuống dưới 3.000 dự án."Thủ tướng chỉ đạo rất quyết liệt, tập trung dự án lớn, còn lại phân cấp phân quyền cho địa phương xử lý dự án địa phương", ông Dũng nói. Với lưu ý ưu tiên, thống nhất với ý kiến Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói sẽ ưu tiên cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thống nhất thông qua các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030.
Thời tiết TP.HCM, Nam bộ hầm hập gần 40 độ C, nắng nóng còn kéo dài
Ngày 30.12, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân N.A.K (15 tuổi, ở Bình Dương) chơi pháo và pháo nổ gây dập nát bàn tay phải và phải cắt cụt.Kể với bác sĩ, ngày 27.12, bệnh nhân cho hay, tự chơi pháo và bị pháo nổ trúng 2 bàn tay nên đến nhập viện ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM với tình trạng bị thương tích nặng. Theo đó, bệnh nhân có vết thương phức tạp dập nát bàn tay phải. Gãy hở đốt gần ngón I, vết thương ngón II, III, IV bàn tay trái. Xây xát da vùng mặt, cổ, 2 gối và vai trái.Với tay phải, vết thương pháo nổ quá nặng, các bác sĩ đã cắt lọc, cố định xương và đóng mỏm cụt cổ tay phải. Với tay trái, các bác sĩ cắt lọc, kết hợp xương đốt gần ngón I; khâu vết thương, nẹp bột. Chăm sóc vết thương vùng cổ, gối, vai.Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong một tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận 4 ca bệnh đa vết thương nghiêm trọng liên quan đến tự chế pháo nổ. Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình từ 12 - 16 tuổi và đều bị cắt cụt bàn tay trái.Theo bác sĩ Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, mặc dù buôn bán pháo, pháo tự chế bị cấm, nhưng gần tết cũng là lúc tai nạn do pháo cũng bắt đầu xuất hiện (đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên). Bệnh viện đã cảnh báo nhiều nhưng những tai nạn thương tâm do pháo nổ năm nào cũng có và để lại di chứng nặng nề. Các tổn thương do pháo nổ gây ra như: tổn thương 2 bàn tay, cẳng tay (dập nát, gãy xương …), tổn thương mắt (bỏng giác mạc, mù…)"Ca bệnh trên là một trường hợp tổn thương do nghịch pháo nổ rất nặng nề và để lại di chứng, phải cắt bỏ ngang cổ tay phải, gãy xương cẳng tay phải, gãy xương ngón cái tay trái và nhiều vết thương vùng cổ, mặt, gối, vai… Thương tật do pháo nổ để lại là vĩnh viễn, gồm các đau đớn về thể xác cũng như những ám ảnh về tinh thần", bác sĩ Khánh nói.Bác sĩ Khánh khuyến cáo nâng cao ý thức của người dân, tránh có thái độ lơ là, chủ quan về nguy cơ hiện hữu khi pháo nổ; không lén lút tàng trữ, sản xuất và tự chế tạo pháo. Nhà trường và gia đình phải khuyến cáo, nhắc nhở các em học sinh, không bắt chước học cách tự chế pháo qua các video trên mạng xã hội; không tò mò mua nguyên liệu chế pháo trên mạng xã hội...