Trao tiền bạn đọc hỗ trợ 3 anh em mồ côi
TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia nêu ra 6 thách thức đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Tây nguyên: Thứ nhất, tài nguyên nước phân bố không đồng đều. Thứ 2, khả năng trữ nước kém của đất cùng sự suy giảm chất lượng rừng đầu nguồn khiến gia tăng sự thiếu hụt dòng chảy vào mùa khô. Thứ 3, sự biến đổi về dân số và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng dẫn đến việc khai thác nguồn nước ngày càng lớn dẫn đến suy giảm mực nước ngầm. Thứ 4, hệ thống thủy lợi, thủy điện tác động lớn đến chế độ dòng chảy. Một số công trình thủy điện chuyển nước sang khu vực khác gây thiếu hụt nguồn nước. Thứ 5, chưa đủ nguồn lực để hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi theo quy hoạch. Thứ 6, thiếu các nghiên cứu bài bản liên quan đến quy hoạch và quản lý tổng hợp lưu vực sông.Người Việt chi cho thực phẩm tươi gấp 3 lần hàng tiêu dùng nhanh
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".
Những tấm lòng vàng 23.8.2023
Một hoạt động được yêu thích ở chợ Bình Tây về đêm là chương trình ca nhạc acoustic do các bạn trẻ biểu diễn. Tuy nhiên lịch hoạt động không cố định, thông thường diễn ra vào cuối tuần.
Vụ kiện đã được đệ trình tại Quận phía bắc California (Mỹ) và nhắm vào 3 loại dây đeo Apple Watch: Sport Band, Ocean Band và Nike Sport Band. Những dây đeo này được làm từ fluoroelastomer, một loại cao su tổng hợp nổi tiếng với khả năng chống lại dầu và mồ hôi. Thường được gọi là "hóa chất vĩnh cửu", PFAS được biết đến với tính bền vững cao trong môi trường và khả năng tích tụ trong cơ thể, có thể dẫn đến nguy cơ ung thư, ức chế hệ miễn dịch và gây hại cho thai nhi.Nguyên đơn trong vụ kiện, bao gồm bất kỳ ai đã mua một trong những dây đeo này, trích dẫn một nghiên cứu của Đại học Notre Dame (Mỹ) cho thấy mức PFAS cao trong một số dây đeo theo dõi sức khỏe và đồng hồ thông minh, trong đó có sản phẩm của Apple. Nghiên cứu đã thử nghiệm 22 dây đeo khác nhau và phát hiện nồng độ axit perfluorohexanoic (PFHxA) cao trong một số mẫu.Phía nguyên đơn cáo buộc Apple đã biết về sự hiện diện của PFAS trong sản phẩm của mình và những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời cho rằng công ty đã vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của California, gian lận, sơ suất và làm giàu bất chính. Vụ kiện yêu cầu lệnh cấm bán các dây đeo bị cáo buộc vi phạm và các hình phạt tài chính.Trong đơn kiện, nguyên đơn nhấn mạnh: "Apple có thể tránh được nguy cơ vô lý về an toàn và môi trường bằng các giải pháp thay thế sản xuất hiện có và việc không làm như vậy trong khi vẫn tiếp tục hứa hẹn với người tiêu dùng về sức khỏe, sự khỏe mạnh và tính bền vững là bất hợp pháp, không công bằng và gian lận theo luật bảo vệ người tiêu dùng".Nghiên cứu của Đại học Notre Dame cũng chỉ ra nhiều dây đeo đồng hồ được tiếp thị cho những người đam mê thể thao và việc đeo chúng trong khi tập thể dục có thể làm tăng khả năng tiếp xúc với hóa chất độc hại. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu 3 dây đeo được đề cập trong vụ kiện có phải là một phần của nghiên cứu hay không.
Điểm mặt dàn xe ‘chất chơi’ nhưng ‘khó bán’ tại Việt Nam
Cá hồi, hạt hạnh nhân, quả óc chó và hạt chia chứa axit béo omega-3 - tăng cường khả năng vận động của tinh trùng, theo theo HT Lifestyle.