Người đẹp Việt phối sơ mi ‘đu trend’ ôm hoa gây sốt cộng đồng mạng
FAVIJA KANTO CUP 2023 được tổ chức bởi Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Thể thao Việt Nam - Nhật Bản (FAVIJA) dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.Ngoại trưởng Ý đánh giá Vành đai và Con đường trước thềm chuyến thăm Trung Quốc
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Quảng Bình tổ chức loạt sự kiện văn hóa, thể thao lớn trong năm 2024
Theo thông tin từ Bloomberg, chính phủ Trung Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về các chính sách của Apple, với nghi ngờ về hoạt động độc quyền trên App Store.Cơ quan quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra sơ bộ về hoạt động của Apple, đồng thời tổ chức nhiều cuộc thảo luận liên quan đến vấn đề này. Họ đã nhắm đến mức phí 30% mà Apple thu từ các giao dịch mua trong ứng dụng cũng như các hạn chế đối với thanh toán bên ngoài.Trung Quốc yêu cầu Apple chấm dứt tình trạng độc quyền, tương tự như những gì đã xảy ra tại Liên minh châu Âu (EU). Bloomberg nhận định rằng đây sẽ là "một điểm nóng khác" trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, ngay sau khi Google cũng bị điều tra tương tự.Vấn đề độc quyền của App Store được đưa ra vào đầu năm ngoái, xuất phát từ tranh chấp kéo dài giữa các nhà phát triển như Tencent Holdings, ByteDance và Apple. Cuộc điều tra hiện tại tập trung vào việc liệu mức phí của Apple có quá cao hay không, cũng như việc lệnh cấm các cửa hàng ứng dụng thay thế và thanh toán của bên thứ ba có cản trở cạnh tranh lành mạnh và ảnh hưởng đến người dùng Trung Quốc hay không.Apple đang chịu áp lực từ chính phủ để thay đổi chính sách, nếu không một cuộc điều tra chính thức sẽ được tiến hành. Các nhà phát triển đã tìm ra cách để tránh khoản phí 30% của Apple và Apple đang cố gắng thay đổi để ngăn tình trạng này. Bloomberg cho biết chính phủ Trung Quốc có thể không hành động chống lại Apple nếu các cuộc đàm phán hiện tại diễn ra tích cực.Trung Quốc là một thị trường quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của Apple, không chỉ vì vai trò trong sản xuất iPhone mà còn vì tiềm năng tiêu thụ lớn. Mặc dù Apple đang gặp khó khăn về doanh số do sự cạnh tranh từ các thương hiệu Trung Quốc, công ty sẽ cần đề xuất một giải pháp tương tự như những gì đã thực hiện với EU để tuân theo Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA).Hiện tại, không có luật nào ở Trung Quốc yêu cầu Apple phải thay đổi chính sách, tuy nhiên công ty đã phải hành động để xin giấy phép tương ứng. Không chỉ Apple, Google cũng đang đối mặt với một cuộc điều tra chính thức về hành vi chống cạnh tranh. Tình hình này hứa hẹn sẽ kéo dài, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền ông Donald Trump đã áp đặt mức thuế mới đối với Trung Quốc.
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Hành trình ra thế giới thần tốc của xe điện Việt
Với chương trình ưu đãi, giảm giá từ các nhà phân phối cùng hàng loạt mẫu mã mới xuất hiện trên thị trường… ô tô nhập khẩu đang cho thấy sức hút lớn hơn xe lắp ráp trong nước vốn không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách như giai đoạn cuối năm 2024.Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 1.2025 các thành viên thuộc VAMA đã bán ra thị trường tổng cộng 18.893 xe ô tô các loại, giảm 40% so với tháng cuối năm 2024. Trong đó, lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước cũng như xe nhập khẩu nguyên chiếc đều đạt mức trên 9.000 xe, tuy nhiên sau bước chạy đà doanh số cho năm 2025, lợi thế đang tạm nghiêng về phía ô tô nhập khẩu.Cụ thể, theo VAMA doanh số bán xe lắp ráp trong nước trong tháng 1.2025 chỉ đạt 9.120 xe, giảm 29%; trong khi doanh số bán ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm tới 48% so với tháng 12.2024 nhưng vẫn đạt mức 9.773 xe bán ra. Qua đó, tiếp tục vượt xe lắp ráp trong nước về doanh số bán hàng. Tính từ năm ngoái đến nay, đây là tháng thứ 2 liên tiếp lượng tiêu thụ ô tô nhập khẩu nhiều hơn xe lắp ráp trong nước. Kết quả này chưa bao gồm số liệu bán hàng của TC Motor và VinFast.Điều này xuất phát từ việc ô tô lắp ráp trong nước đã không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ (theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực từ tháng 12.2024). Trong khi đó, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu lại được nhà phân phối ưu đãi, giảm giá bán hấp dẫn hơn so với xe lắp ráp trong nước. Thậm chí, một số mẫu xe như Honda Accord, Subaru Forester, MG RX5… vẫn đang được nhiều đại lý giảm giá bán lên đến cả trăm triệu đồng.Bên cạnh đó, việc một bộ phận khách hàng mua ô tô tại Việt Nam chuộng xe nhập khẩu cũng góp phần giúp xe nhập nắm ưu thế. Đơn cử như trường hợp của mẫu MPV - Mitsubishi Xpander có cả bản lắp ráp trong nước và nhập khẩu nguyên chiếc, tuy nhiên các phiên bản Xpander nhập khẩu vẫn đạt doanh số cao hơn. Cụ thể, trong tổng số hơn 800 xe Mitsubishi Xpander bán ra tại Việt Nam trong tháng 1.2025 có tới 667 xe thuộc các phiên bản nhập khẩu từ Indonesia.Ngoài ra, sự thay đổi về chương trình ưu đãi từ các thương hiệu ô tô cũng là yếu tố tạo nên sự chênh lệch về doanh số giữa ô tô nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Đơn cử như trường hợp của Toyota Việt Nam (TMV) trong tháng 1.2025 những mẫu xe lắp ráp trong nước vốn hút khách như Toyota Vios, Veloz Cross… không còn được hãng áp dụng ưu đãi, trong khi đó riêng mẫu xe nhập khẩu - Toyota Yaris Cross vẫn được hãng triển khai chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Kết quả, trong tháng 1.2025 Yaris Cross đã vượt qua Vios, Veloz Cross để trở thành mẫu xe Toyota bán chạy nhất Việt Nam.Hiện tại, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu vẫn đang được nhà phân phối "mạnh tay" giảm giá bán, thậm chí một số mẫu mã đời 2024 còn được các đại lý "đại hạ giá" để xả hàng tồn kho. Bên cạnh đó, một loạt mẫu mã mới, đặc biệt là các mẫu xe đến từ Trung Quốc đang rục rịch được trình làng. Do đó, nếu không có chính sách ưu đãi hấp dẫn, xe lắp ráp trong nước sẽ gặp áp lực cạnh tranh rất lớn và có thể bị ô tô nhập khẩu bỏ xa về doanh số.Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1.2025, đã có tổng cộng 7.226 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam với giá trị kim ngạch đạt hơn 163 triệu USD. Đáng chú ý, lần đầu tiên số lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc vượt Thái Lan để chiếm vị trí thứ 2 trong số những quốc gia xuất khẩu ô tô nhiều nhất sang Việt Nam tháng 1.2025. Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu 2.595 xe ô tô các loại từ Trung Quốc, với giá trị đạt 72,7 triệu USD, tăng tới 37,66% về lượng và tăng tới 60,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.